Công tác phối hợp giữa Nhà trường và Công Đoàn nhằm nâng cao cơ sở vật chất, tôn tạo cảnh quan trường học
- Mã tài liệu: MT0119 Copy
Môn: | Công tác Đoàn |
Lớp: | THPT |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 205 |
Lượt tải: | 164 |
Số trang: | 43 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Lan |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Diễn Châu 2 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 43 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Lan |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Diễn Châu 2 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Công tác phối hợp giữa Nhà trường và Công Đoàn nhằm nâng cao cơ sở vật chất, tôn tạo cảnh quan trường học“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Xây dựng ban hành các văn bản phối hợp giữa Nhà trường và Công đoàn
2. Công Đoàn cùng Nhà trường tham gia thực hiện kế hoạch
3. Phát huy vai trò Công Đoàn trong công tác thi đua
4. Phối hợp với Công Đoàn phải bám sát thực tiễn Nhà trường và yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018
Sáng kiến kinh nghiệm “Biện pháp rèn chữ viết dành cho học sinh lớp Một” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.2.1. Hướng dẫn học sinh sử dụng đúng cách các đồ dùng học tập
3.2.2. Rèn viết đúng trọng tâm các nhóm chữ
3.2.3. Chữ mẫu của giáo viên:
3.2.4. Giáo viên kết hợp với cha mẹ học sinh và tổ chức tốt các phong trào thi đua
trang vở không bị rối bài viết sẽ thoáng hơn.
- [product_views]
- 1
30.000 ₫
Sáng kiến kinh nghiệm “Biện pháp dạy các bài Đạo đức lớp 1 thông qua các trò chơi” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Xác định rõ mục tiêu của bài học để lựa chọn trò chơi cho phù hợp.
Giáo viên cần chuẩn bị đồ dùng, phương tiện phục vụ cho việc tổ chức trò
chơi
Thiết kế một số trò chơi
Trò chơi 1: Ném bóng – Dạy bài: “ Em là học sinh lớp 1”
Trò chơi 2: Cây nở hoa – Khi dạy bài: Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng
Trò chơi 3: Tiếp sức – Khi dạy bài: Em và các bạn
Trò chơi 4: Cờ đỏ phất phới – Khi dạy bài: Nghiêm trang chào cờ
Trò chơi 5: Em làm phóng viên- Khi dạy bài: Gia đình em
Trò chơi 6: Ai nhanh, ai đúng – Khi dạy bài: Lễ phép với anh chị, nhường
nhịn em nhỏ
Trò chơi 7: Em là ca sĩ thông minh – Dạy bài: Lễ phép, vâng lời thầy giáo,
cô giáo
- [product_views]
- 2
30.000 ₫
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lí do chọn đề tài.
Hoạt động dạy học, giáo dục được cấu thành bởi nhiều thành tố cơ bản liên quan chặt chẽ và tương tác lẫn nhau, đó là: Mục tiêu, nội dung phương pháp, người học và phương tiện dạy học giáo dục. các yếu tố này tạo nên quá trình sư phạm dưới tác động của môi trường bên ngoài, kinh tế xã hội, môi trường Khoa học công nghệ, môi trường tự nhiên, cơ sở vật chất cảnh quan bên trong nhà trường… Đặc biệt giai đoạn hiện nay, công tác quản lý cơ sở vật chất, tôn tạo cảnh quan môi trường trong các trường phổ thông hiện đang là một trong những vấn đề được lãnh đạo ngành Giáo dục – Đào tạo quan tâm. Trong giai đoạn này, việc chuẩn bị cơ sở vật chất, cảnh quan môi trường trương học được xem như là một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ Giáo dục – Đào tạo nhằm đáp ứng được những đòi hỏi trước mắt và lâu dài của việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Để thực hiện được mục tiêu giáo dục, nhà trường không chỉ vận dụng nội lực của chính mình mà cần phải tranh thủ sự ủng hộ, hỗ trợ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài cơ quan. Và trong công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện khác để phục vụ cho việc đổi mới giáo dục lại cần rất nhiều đến sự ủng hộ trên tinh thần đồng thuận sẻ chia cao. Với trường THPT thì tổ chức Công Đoàn là cầu nối tốt nhất để Nhà trường vận dụng các nguồn lực tập trung cho việc thực hiện mục tiêu chính trị. Công Đoàn là tổ chức có một vai trò quan trọng trong công tác xây dựng và tham gia quản lý, đặc biệt là công tác nâng cao cơ sở vật chất, tôn tạo cảnh quan môi trường nhà trường… Thiết nghĩ, nếu phát huy tốt vai trò của Công Đoàn trong trường học thì mọi hoạt động sẽ có hiệu quả cao, nhất là lĩnh vực cơ sở vật chất, cảnh quan nhà trường.
Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước rất quan tâm và từng bước tăng ngân sách đầu tư cho giáo dục, do vậy cơ sở vật chất phục vụ dạy học, cảnh quan môi trường ở các nhà trường phổ thông cũng từng bước phong phú và hiện đại hóa hơn nhằm thực hiện tốt mục tiêu chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Tuy nhiên, ngoài yếu tố khách quan thì công tác quản lý cơ sở vật chất, tôn tạo cảnh quan môi trường trong các nhà trường cần phải đổi mới theo chiều hướng cả cộng đồng quản lý để đạt được mục tiêu đã nêu trên.
Với những lí do trên tôi mạnh dạn đề xuất một vài kinh nghiệm trong việc Công tác phối hợp giữa Nhà trường và Công Đoàn nhằm nâng cao cơ sở vật chất, tôn tạo cảnh quan trường học II. Phạm vi và phương pháp, đối tượng nghiên cứu 1. Phạm vi
Công tác phối hợp giữa Nhà trường và Công Đoàn nhằm nâng cao cơ sở vật chất, tôn tạo cảnh quan trường học.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
+ Đọc sách báo, tài liệu tham khảo về công tác quản lý cơ sở vật chất, tôn tạo cảnh quan nhà trường
+ Đọc sách, tài liệu nghiên cứu vai trò của tổ chức Công Đoàn trong nhà trường
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Những kinh nghiệm thu thập được từ việc quản lý cơ sở vật chất, tôn tạo cảnh quan trường THPT
+ Những kinh nghiệm rút ra từ công tác phối hợp để nâng cao cơ sở vật chất, tôn tạo cảnh quan trường THPT tại đơn vị công tác.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng và khách thể nghiên cứu: Vai trò của Công Đoàn trong công tác nâng cao cơ sở vật chất, tôn tạo cảnh quan trường THPT
- Khách thể nghiên cứu: Công tác nâng cao cơ sở vật chất, tôn tạo cảnh quan trường tại THPT Diễn Châu 2 năm học 2020-2021, 2021-2022.
III. Thời gian thực hiện
- Năm học 2019-2020: hình thành ý tưởng.
- Năm học 2020-2021: nghiên cứu xây dựng đề tài
- Năm học 2021-2022: Viết, hoàn thành sáng kiến.
IV. Cấu trúc của đề tài
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của sáng kiến kinh nghiệm được triển khai qua 3 nội dung chính:
- Cơ sở khoa học của đề tài.
- Công tác phối hợp giữa nhà trường và Công Đoàn nhằm nâng cao cơ sở vật chất, tôn tạo cảnh quan nhà trường III. Thực nghiệm.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận
1.1 Cơ sở vật chất trường học
+ Cơ sở vật chất trường học là các phương tiện vật chất được huy động vào việc giảng dạy học tập và các hoạt động mang tính chất giáo dục khác nhằm đạt được mục đích giáo dục. Cơ sở vật chất trường học bao gồm đất đai, công trình, vật kiến trúc khác, các thiết bị công nghệ dùng cho công tác giảng dạy và học tập tập thiết bị dùng trong quản lý …
+ Cơ sở vật chất trường học có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chương trình giáo dục 2018:
Là yếu tố căn bản, tiền đề trong việc nâng cao chất lượng dạy học là điều kiện quan trọng cho việc đổi mới phương pháp dạy học giáo dục nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường, đảm bảo điều kiện để thực hiện các phương pháp dạy học tích cực.
Là nguồn tri thức và phương tiện tải thông tin nhằm tích cực hóa quá trình nhận thức, tạo hứng thú học tập và phát triển trí tuệ học sinh. Cơ sở vật chất đảm bảo tính trực quan trong quá trình dạy học, tạo điều kiện cho học sinh hình thành những năng lực và phẩm chất đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Là công cụ lao động của giáo viên, là phương tiện giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức thức hình thành kỹ năng cần thiết, bước đầu luyện tập thực hành, lao động và ứng dụng trong đời sống. Cơ sở vật chất là cầu nối để giáo viên và học sinh cùng hành động tương tác để thực hiện các mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học.
Góp phần nâng cao năng lực hiệu quả lao động sư phạm cho đội ngũ giáo viên tạo điều kiện trao đổi thông tin giữa giáo viên học sinh và bồi dưỡng khả năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh .
+ Cơ sở vật chất trường học được huy động từ nhiều nguồn vật lực khác nhau; được xây dựng, mua sắm từ ngồn ngân sach nhà nước, từ sự vận động tài trợ của các tổ chức cá nhân khác, từ sự tự làm của chính giáo viên, những người trực tiếp tham gia dạy học…
1.2 Cảnh quan nhà trường
Cảnh quan nhà trường là để chỉ quang cảnh, không gian, môi trường sinh hoạt của nhà trường, … nơi để tổ chức các hoạt động giáo dục.
Cảnh quan nhà trường là điều kiện hỗ trợ đắc lực cho việc tổ chức dạy học, tạo hứng thú học tập cho học sinh; là môi trường để tổ chức các hoạt động sư phạm, môi trường để học sinh trải nghiệm thực hành sáng tạo phát huy trí tuệ nơi để các em khám phá chính mình, nơi để các em vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn.
Bên cạnh việc đổi mới nội dung và khoa học giáo dục, chương trình giáo dục phổ thông 2018 đòi hỏi đổi mới phương pháp dạy học các môn học và hoạt động trong nhà trường, áp dụng phương pháp tích cực hóa hoạt động của học sinh trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức hướng dẫn hoạt động học sinh tạo môi trường học tập thân thiện và có nhiều tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động học tập tự phát triển năng lực,nguyện vọng bản thân, luyện khả năng thói quen tự học, phát triển tiềm năng và kiến thức kĩ năng được tích lũy hoạt động. Như vậy, các hoạt động học tập của học sinh cũng từ đó buộc phải đa dạng, linh hoạt hơn. Hoạt động học tập bao gồm các hoạt động khám phá vấn đề, hoạt động luyện tập và hoạt động thực hành được thực hiện với sự hỗ trợ của thiết bị dạy học, cơ sở vật chất và cảnh quan môi trường. Các hoạt động đó được tổ chức trong khuôn viên nhà trường thông qua một số hình thức chủ yếu như xemina, tham quan, cắm trại, sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng….Do vậy, cảnh quan trường học cũng được xem là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động dạy học. Hơn nữa, đối với trường THPT, cấp cuối của bậc phổ thông, cảnh quan nhà trường còn là nơi lưu giữ khoảnh khắc đẹp trong tuổi học trò của học sinh, nơi hình thành và nuôi dưỡng ước mơ của con trẻ trên hành trình hoàn thiện và phát triển nhân cách…
Trên những yêu cầu đó, chúng tôi nhận thấy cơ sở vật chất cảnh quan môi trường nhà trường đóng vai trò quan trọng trong sự chuyển mình của chương trình giáo dục phổ thông 2018. Nâng cao cơ sở vật chất, xây dựng cảnh quan trường học “Xanh, sạch, đẹp” còn là một trong những tiêu chí góp phần thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Qua đó giúp các em học sinh được học tập, vui chơi trong môi trường an toàn, lành mạnh, góp phần mạnh mẽ vào công cuộc đổi mới giáo dục trên tinh thần 2018.
1.3 Công tác phối hợp giữa Nhà trường và Công Đoàn trong việc nâng cao cơ sở vật chất tôn tạo cảnh quan trường học
Công Đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân đội ngũ trí thức và những người lao động tự nguyện lập ra nhằm mục đích tập hợp đoàn kết lực lượng xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh về mọi mặt, đại diện và bảo vệ các quyền lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động phấn đấu xây dựng nhà nước Việt Nam độc lập thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội
Công Đoàn có nhiều chức năng: Đại diện bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân viên chức người lao động tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế xã hội khi tham gia kiểm tra giám sát các hoạt động cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế giáo dục động viên giáo viên, người lao động phát huy làm chủ đất nước thực hiện nghĩa vụ công dân xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Nhiệm vụ quyền hạn của Công Đoàn cơ sở ở trong các cơ quan nhà nước đơn vị sự nghiệp cơ quan của tổ chức chính trị xã hội gồm:
1, Tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công Đoàn là giáo dục nâng cao trình độ lý luận chính trị, văn hóa pháp luật, khoa học kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ.
2, Kiểm tra giám sát việc thi hành các chế độ chính sách pháp luật bảo đảm việc thực hiện quyền lợi của đoàn viên cán bộ công chức viên chức và người lao động đấu tranh ngăn chặn tiêu cực tham nhũng và các tệ nạn xã hội khi phát hiện và tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo giải quyết các tranh chấp của lao động thực hiện các quyền của công đoàn cơ sở theo quy định của pháp luật.
3, Phối hợp với thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan đơn vị tổ chức thực hiện quy chế dân chủ, tổ chức hội nghị cán bộ công chức cơ quan đơn vị, cử đại diện tham gia các hội đồng xét và giải quyết quyền lợi của đoàn viên cán bộ công chức viên chức người lao động. Cùng với thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan đơn vị cải thiện điều kiện việc làm, chăm lo đời sống của người lao động, tổ chức các hoạt động xã hội từ thiện trong cán bộ viên chức lao động.
4, Tổ chức vận động công nhân viên chức lao động trong cơ quan thi đua yêu nước, thực hiện nghĩa vụ cán bộ công chức viên chức lao động; tham gia quản lý cơ quan đơn vị, cải tiến lề lối làm việc của thủ tục hành chính nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công tác.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 3
- [product_views]
- 8
- 185
- 4
- [product_views]
- 3
- 101
- 5
- [product_views]
- 0
- 187
- 6
- [product_views]
- 3
- 120
- 7
- [product_views]
- 3
- 143
- 8
- [product_views]
- 8
- 179
- 9
- [product_views]
- 4
- 138
- 10
- [product_views]
- 2
- 101
- 11
- [product_views]