Giáo án Âm nhạc lớp 8 Chân trời sáng tạo – Bài 18(W+PPT)
- Mã tài liệu: GP8018 Copy
Môn: | Âm nhạc |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | Chân trời sáng tạo |
Lượt xem: | 507 |
Lượt tải: | 0 |
Số trang: | 9 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Số trang: | 9 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Sau bài học này, HS sẽ:
– Nêu được những nét chính về Dân ca Quan họ Bắc Ninh.
– Nêu được cảm nhận và biểu lộ cảm xúc khi nghe bài Trên rừng ba mươi sáu thứ chim.
Mô tả sản phẩm
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
– Nêu được những nét chính về Dân ca Quan họ Bắc Ninh.
– Nêu được cảm nhận và biểu lộ cảm xúc khi nghe bài Trên rừng ba mươi sáu thứ chim.
2. Năng lực
Năng lực chung:
– Biết chủ động học tập, biết cách tự tìm tòi kiến thức, tự thực hành.
– Biết giao lưu, hợp tác với bạn trong hoạt động nhóm.
– Giải quyết được các yêu cầu của nhiệm vụ học tập mà GV đề ra và sáng tạo trong hoạt động thực hành.
Năng lực riêng:
– Nêu được những nét chính về Dân ca Quan họ Bắc Ninh.
– Cảm nhận và biểu lộ cảm xúc khi nghe bài Trên rừng ba mươi sáu thứ chim.
3. Phẩm chất
– Yêu quê hương, đất nước, có ý thức trân trọng, bảo vệ và gìn giữ di sản dân ca Việt Nam nói chung, Dân ca Quan họ Bắc Ninh nói riêng.
– Tích cực, tự giác trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
– Giáo án, SHS, SGV Âm nhạc 8.
– Hình ảnh Hội Lim quan họ, hình ảnh hát quan họ, trang phục quan họ,…; file âm thanh tác phẩm/ trích đoạn hát bài Trên rừng ba mươi sáu thứ chim và một số trích đoạn hát quan họ trên thuyền, ở sân đình; file âm thanh bài hát Lí cây đa,…
– Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
– SHS Âm nhạc 8.
– Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
3. Phương pháp và kĩ thuật dạy học chủ yếu
– PPDH: dùng lời, giải quyết vấn đề, dạy tích hợp.
– KTDH: chia nhóm, mảnh ghép, khăn trải bàn, sơ đồ tư duy,…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
b. Nội dung:
– GV tổ chức cho HS chơi trò chơi âm nhạc Thi hiểu biết về Dân ca Quan họ Bắc Ninh.
– GV cho HS hát và gõ đệm bài hát Lí cây đa.
c. Sản phẩm: HS tham gia trò chơi tìm hiểu Dân ca Quan họ Bắc Ninh và thực hiện hát, gõ đệm bài hát Lí cây đa.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động 1: Trò chơi âm nhạc Thi hiểu biết về Dân ca Quan họ Bắc Ninh
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi Thi hiểu biết về Dân ca Quan họ Bắc Ninh bằng cách chiếu các câu hỏi trắc nghiệm lên bảng và yêu cầu HS giơ tay trả lời
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS quan sát câu hỏi, vận dụng kiến thức và hiểu biết của bản thân để tham gia trò chơi.
– GV quan sát, hỗ trợ (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV mời đại diện HS trả lời các câu hỏi.
– GV yêu cầu HS khác lắng, nhận xét câu trả lời của bạn
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá và khích lệ sự tích cực của HS.
– GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.
Hoạt động 2: Hát và gõ đệm bài hát Lí cây đa
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu thực hiện trình diễn hát và đệm cho bài hát Lí cây đa đã học ở các tiết hát và nhạc cụ trước đó.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS thực hiện trình diễn hát và đệm cho bài hát Lí cây đa.
– GV quan sát, hỗ trợ (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV mời đại diện HS trình diễn trước lớp.
– GV yêu cầu HS khác lắng, nhận xét phần trình diễn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá và khích lệ sự tích cực của HS.
– GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 18: Thường thức âm nhạc: Dân ca Quan họ Bắc Ninh.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động: Tìm hiểu Dân ca Quan họ Bắc Ninh
a. Mục tiêu: HS nắm bắt được vị trí vai trò của Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong nền âm nhạc truyền thống Việt Nam.
b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận và trình bày.
c. Sản phẩm: HS đưa ra câu trả lời về vị trí vai trò của Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong nền âm nhạc truyền thống Việt Nam.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV hướng dẫn HS nêu một số nét khái quát về vị trí vai trò của Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong nền âm nhạc truyền thống Việt Nam.
– GV yêu cầu HS đọc nội dung SHS và nêu những nét chính của Dân ca Quan họ Bắc Ninh.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS tìm hiểu vị trí vai trò của Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong nền âm nhạc truyền thống Việt Nam.
– HS nêu nét chính về Dân ca Quan họ Bắc Ninh.
– GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV mời đại diện HS trình bày nét chính của Dân ca Quan họ Bắc Ninh.
– GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS.
– GV chuyển sang nội dung mới. Tìm hiểu Dân ca Quan họ Bắc Ninh –
– Quan họ là thể loại dân ca nổi tiếng của vùng châu thổ sông Hồng.
– Hát quan họ được tổ chức quanh năm, thường vào mùa xuân với nhiều hình thức khác nhau, đối đáp giữa hai bên nam nữ.
Xem thêm:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
100.000 ₫
- 8
- 420
- 1
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 530
- 2
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 511
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 435
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 518
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 580
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 569
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 498
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 517
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 485
- 10
- [product_views]