Giáo án Sinh học 11 Cánh diều – Ôn tập chủ đề 1 (W+PPT)
- Mã tài liệu: GP11011 Copy
Môn: | Sinh học |
Lớp: | 11 |
Bộ sách: | Cánh diều |
Lượt xem: | 562 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 8 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Số trang: | 8 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Sau bài học này, HS sẽ:
– Tìm được từ khóa và sử dụng được thuật ngữ khoa học để kết nối thông tin theo logic có ý nghĩa trong việc xây dựng sơ đồ hệ thống hóa kiến thức về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật.
– Sử dụng được các hình thức ngôn ngữ biểu đạt khác nhau để hoàn thành các bài tập ôn tập Chủ đề 1.
Mô tả sản phẩm
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
– Tìm được từ khóa và sử dụng được thuật ngữ khoa học để kết nối thông tin theo logic có ý nghĩa trong việc xây dựng sơ đồ hệ thống hóa kiến thức về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật.
– Sử dụng được các hình thức ngôn ngữ biểu đạt khác nhau để hoàn thành các bài tập ôn tập Chủ đề 1.
2. Năng lực
Năng lực chung
– Năng lực tự học – tự chủ: Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập các nội dung về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật; biết tự điều chỉnh cách học tập môn Sinh học cho phù hợp.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Lựa chọn được hình thức làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nêu được ý tưởng mới trong việc hệ thống hóa kiến thức về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật.
Năng lực riêng
– Năng lực nhận thức kiến thức sinh học: Tìm được từ khóa và sử dụng được thuật ngữ khoa học để kết nối thông tin theo logic có ý nghĩa trong việc xây dựng sơ đồ hệ thống hóa kiến thức về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật; Sử dụng được các hình thức ngôn ngữ biểu đạt khác nhau để hoàn thành các bài tập ôn tập Chủ đề 1.
– Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn: Vận dụng những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật để giải thích được những hiện tượng thường gặp trong đời sống.
3. Phẩm chất
– Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn khi học tập về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật.
– Trung thực và trách nhiệm: Thực hiện đúng các nhiệm vụ được phân công.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
– Giáo án, SHS, SGV, SBT sinh học 11, máy tính, máy chiếu.
– Sơ đồ hệ thống hóa kiến thức Chủ đề 1.
2. Đối với học sinh
– SHS sinh học 11 Cánh diều.
– Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Ôn lại kiến thức bài cũ, hệ thống hóa kiến thức Chủ đề 1.
b) Nội dung: HS nhớ lại kiến thức và trả lời một số câu hỏi.
c) Sản phẩm: Đáp án câu hỏi mở đầu
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
– GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học ở chủ đề 1, trả lời một số câu hỏi liên quan đến nội dung đã được học:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
– HS nhớ lại kiến thức đã học và trả lời các câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo thảo luận:
– HS giơ tay trả lời câu hỏi.
– HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận và nhận xét:
Đáp án:
– Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật:
+ Cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên cơ thể, năng lượng cho các hoạt động sống.
+ Bài tiết các chất thải, chất dư thừa, chất độc hại.
– Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật: trao đổi nước và khoáng, quang hợp, hô hấp.
– Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở động vật: dinh dưỡng và tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, miễn dịch, bài tiết.
⮚ GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Để củng cố và khái quát kiến thức đã được học trong các bài học vừa qua. Chúng ta sẽ cùng nhau Ôn tập chủ đề 1.”
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tóm tắt nội dung
a) Mục tiêu: Tìm được từ khóa và sử dụng được thuật ngữ khoa học để kết nối thông tin theo logic có ý nghĩa trong việc xây dựng sơ đồ hệ thống hóa kiến thức về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật.
b) Nội dung: HS hoạt động theo nhóm thiết kế sơ đồ tư duy dựa vào Mục I trang 73 theo nhiệm vụ được phân công.
– Các nhóm trình bày theo kĩ thuật phòng tranh, nhóm khác nhận xét và đánh giá theo kĩ thuật “3 lần 3”: 3 điều tốt, 3 điều chưa tốt, 3 đề nghị cải tiến hoặc câu hỏi về bài trình bày của nhóm bạn.
c) Sản phẩm: Bản thiết kế sơ đồ tư duy của HS về Chủ đề 1. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– GV chia lớp thành 3 nhóm dựa vào kiến thức đã học trong Chủ đề 1 và mục I trang 73 SGK thiết kế sơ đồ tư duy với nhiệm vụ như sau:
+ Nội dung 1: Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật.
+ Nội dung 2: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật.
+ Nội dung 3: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở động vật.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– HS nhớ lại kiến thức đã học, tham khảo sơ đồ mục I trang 73 SGK và thảo luận hoàn thành sơ đồ tư duy theo nhiệm vụ được giao.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
– Các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm theo kĩ thuật phòng tranh.
– Nhóm khác nhận xét, đánh giá theo kĩ thuật “3 lần 3”.
Bước 4: Kết luận, nhận định
– GV nhận xét kết quả và thái độ làm việc của HS trong nhóm.
– GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu ghi chép vào vở. I. Tóm tắt nội dung
HS vận dụng kiến thức đã học kết hợp với sơ đồ tổng quát trang 73 để hoàn thành sơ đồ tư duy theo nhiệm vụ được giao.
Ví dụ:
Hoạt động 2: Hướng dẫn giải câu hỏi và bài tập
a) Mục tiêu: Sử dụng được các hình thức ngôn ngữ biểu đạt khác nhau để hoàn thành các bài tập ôn tập Chương 1; Vận dụng những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật để giải thích được những hiện tượng thường gặp trong đời sống.
b) Nội dung: HS hoạt động nhóm để làm bài tập mục II trang 74 SGK.
c) Sản phẩm: Đáp án câu hỏi và bài tập mục II Ôn tập chủ đề 1.
d) Tổ chức thực hiện
HĐ CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm 4 – 5 HS), tổ chức thi đua giữa các nhóm để làm bài tập mục II trang 74 SGK.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi mục II trang 74 SGK.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
– Các nhóm thi đua trả lời các câu hỏi mục II trang 74 SGK.
Bước 4: Kết luận, nhận định
– GV nhận xét kết quả và thái độ làm việc của HS trong nhóm.
– GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. II. Câu hỏi và bài tập
HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP (ĐÍNH KÈM DƯỚI HOẠT ĐỘNG 2).
Xem thêm:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
100.000 ₫
- 8
- 420
- 1
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 530
- 2
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 511
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 435
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 518
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 580
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 569
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 498
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 517
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 485
- 10
- [product_views]