Giáo án Tin học 8 Cánh Diều CĐ C Bài 2. Khai thác thông tin số trong các hoạt động kinh tế xã hội(W+PPT)
- Mã tài liệu: GP8089 Copy
Môn: | Tin học |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | Cánh diều |
Lượt xem: | 563 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 8 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Số trang: | 8 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Sau bài học này, HS sẽ:
– Trình bày được tầm quan trọng của việc biết khai thác các nguồn thông tin đáng tin cậy.
– Nêu được ví dụ minh họa cho việc khai thác các nguồn thông tin đáng tin cậy
Mô tả sản phẩm
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
– Trình bày được tầm quan trọng của việc biết khai thác các nguồn thông tin đáng tin cậy.
– Nêu được ví dụ minh họa cho việc khai thác các nguồn thông tin đáng tin cậy
2. Năng lực
Năng lực chung:
– Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
– Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
– Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học.
Năng lực riêng:
– Phát triển năng lực tự học thông qua việc nghiên cứu tầm quan trọng của việc khai thác các nguồn thông tin đáng tin cậy
– Sử dụng được công cụ tìm kiếm, xử lí và trao đổi thông tin trong môi trường số. Nêu được ví dụ minh họa.
3. Phẩm chất
– Rèn luyện đức tính chăm chỉ, sáng tạo.
– Củng cố tinh thần yêu nước và trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
– SGK, SGV, SBT Tin học 8.
– Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
– SGK, SBT Tin học 8.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Dẫn dắt, gợi mở kiến thức cho HS trước khi vào bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi:
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV yêu cầu HS thực hành tìm kiếm thông tin trên mạng internet: Ở nước ta hiện nay có bao nhiêu trường trung học cơ sở? Mỗi em hãy thực hiện riêng việc tìm trên Internet và cho biết:
1) Các kết quả có giống nhau không?
2) Con số nào là đáng tin nhất? Vì sao?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS trả lời câu hỏi
– GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi 1: Các kết quả không giống nhau.
– HS bàn luận về “độ tin cậy” của thông tin tìm kiếm được.
– GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
– GV dẫn dắt HS vào bài học: Vậy độ tin cậy của thông tin là gì và làm thế nào để khai thác nguồn thông tin đáng tin cậy?, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 2: Khai thác thông tin số trong các hoạt động kinh tế xã hội
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Độ tin cậy của thông tin
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được có được thông tin đáng tin cậy là một thách thức và biết được các nguồn thông tin đáng tin cậy
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK.13 và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở: Các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệm, … thường xây dựng nguồn dữ liệu cung cấp thông tin đáng tin cậy phục vụ cho các hoạt động của mình.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV dẫn dắt: Khi tìm kiếm thông tin trên Internet có thể nhận được những thông tin không hoàn toàn giống nhau. Việc xác định tài liệu cung cấp thông tin đáng tin cậy, chính xác là một thách thức cho người tìm kiếm.
– GV đặt câu hỏi: Tại sao xử lí dữ liệu bằng máy tính để rút ra thông tin đáng tin cậy là một bài toán khó hơn nhiều so với con người xử lí trực tiếp trong mỗi trường hợp cụ thể?
Con người dựa vào trải nghiệm cá nhân, có trí thông minh, có thể sử dụng các phán đoán để đưa ra kết luận. Máy tính chưa có được những khả năng ấy.
– GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 – SGK tr.13, 14 thảo luận nhóm (4 HS) và trả lời câu hỏi trong phần thảo luận: Theo em, trong hoạt động thường xuyên hằng ngày, các tổ chức (cơ quan, doanh nghiệp) sử dụng thông tin từ nguồn nào sau đây?
1) Từ kết quả tìm kiếm trên Internet.
2) Từ dữ liệu được thu thập và quản trị bởi các tổ chức đó.
Em hãy giải thích cho sự lựa chọn của mình.
– GV kết luận về độ tin cậy của thông tin
– GV giới thiệu với HS một số cách nhận biết về độ tin cậy của thông tin qua: tác giả, tính cập nhật, trích dẫn, mục đích của bài viết, nguồn thông tin.
trong hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS đọc thông tin SGK.13, 14 và trả lời câu hỏi.
– GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV mời đại diện HS trình bày về: độ tin cậy của thông tin và lấy ví dụ về tác hại của việc sử dụng thông tin không đáng tin cậy
– GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
– GV chuyển sang nội dung mới. 1. Độ tin cậy của thông tin
– Có được thông tin đáng tin cậy là một thách thức
* Hoạt động 1:
– Theo em, trong hoạt động thường xuyên hằng ngày, các tổ chức (cơ quan, doanh nghiệp) sử dụng thông tin từ nguồn dữ liệu được thu thập và quản trị bởi các tổ chức đó
– Giải thích: Thông tin được thu thập và quản trị bởi các tổ chức là thông tin đáng tin cậy, dữ liệu chính xác nhất.
Xem thêm:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
100.000 ₫
- 8
- 420
- 1
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 530
- 2
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 511
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 435
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 518
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 580
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 569
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 498
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 517
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 485
- 10
- [product_views]