Giáo án Toán Lớp 8 KNTT Bài 20: Phân tích số liệu thống kê dựa vào biểu đồ(W+PPT)
- Mã tài liệu: GP8143 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | Kết nối tri thức |
Lượt xem: | 406 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 14 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Số trang: | 14 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
– Ôn tập phân tích số liệu thống kê dựa vào một hoặc nhiều biểu đồ.
– Nhận biết tính hợp lí của dữ liệu được biểu diễn.
Mô tả sản phẩm
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng:
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Ôn tập phân tích số liệu thống kê dựa vào một hoặc nhiều biểu đồ.
Nhận biết tính hợp lí của dữ liệu được biểu diễn.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
Năng lực riêng:
Tư duy và lập luận toán học: Phát hiện và giải quyết được vấn đề, quy luật đơn giản dựa trên phân tích số liệu.
Mô hình hóa toán học: Nhận biết mối liên hệ giữa thống kê với những kiến thức trong các môn học khác trong Chương trình lớp 8.
Giao tiếp toán học.
Sử dụng công cụ, phương tiện học toán: sử dụng máy tính cầm tay.
3. Phẩm chất
Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học.
2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước…), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu:
– Tạo hứng thú, thu hút HS tìm hiểu nội dung bài học.
b) Nội dung: HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu, bước đầu hình dung về nội dung sẽ học: Phân tích số liệu thống kê dựa vào biểu đồ
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
– GV yêu cầu HS suy nghĩ trả lời câu hỏi sau:
a) Hãy phân tích dữ liệu được biểu diễn trên biểu đồ sau
b) Dựa theo sự phân tích biểu đồ trên, trong buổi liên hoan cuối năm khối lớp 8 nên mua những loại nước uống nào?
– GV gợi ý HS:
+ Dựa vào biểu đồ tròn, phân tích đồ uống nào chiếm tỉ lệ cao nhất, đồ uống nào chiếm tỉ lệ thấp nhất?
(đáp án:
a) Phân tích biểu đồ trên ta nhận thấy:
– Biểu đồ biểu diễn các thông tin về tỉ số phần trăm các loại thức uống yêu thích của học sinh khối 7.
– Có 4 loại nước uống là: nước chanh, nước cam, nước suối, trà sữa.
– Trà sữa chiếm tỉ lệ cao nhất.
– Nước chanh, nước cam chiếm tỉ lệ thấp nhất.
b) Nên mua nước chanh, nước cam, nước suối, trà sữa. Trong đó trà sữa được mua nhiều nhất.)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em biết cách phân tích số liệu dựa vào các loại biểu đồ đã học.”
Bài mới: Phân tích số liệu thống kê dựa vào biểu đồ
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
TIẾT 1: CÁC LƯU Ý KHI ĐỌC VÀ DIỄN GIẢI BIỂU ĐỒ
a) Mục tiêu:
– HS phát hiện và giải quyết được vấn đề, quy luật đơn giản dựa trên phân tích số liệu.
– Biết cách đọc và diễn giải biểu đồ.
b) Nội dung:
HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ trả lời câu hỏi, thực hiện VD 1, 2, Luyện tập 1, 2.
c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, câu trả lời của HS cho các câu hỏi, HS diễn giải được biểu đồ.
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
– GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi đọc hiểu Ví dụ 1. GV đặt câu hỏi:
+ Biều đồ trên biểu diễn gì?
(Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ học sinh khá, giỏi)
+ GV hướng dẫn HS hoàn thành Ví dụ 1b.
– GV dẫn dắt, đặt câu hỏi và rút ra nhận xét (GV đặt câu hỏi dẫn dắt: “Từ ví dụ 1 chúng ta có nhận xét gì về gốc của trục đứng?”).
– GV yêu cầu HS thực hiện Luyện tập 1. GV đặt câu hỏi:
+ Biểu đồ trên biểu diễn gì?
(Biểu đồ biểu diễn món ăn Việt Nam được ưa thích)
+ Em có nhận xét gì về gốc của trục đứng trong hai biểu đồ hình 5.10?
(Gốc của trục đúng ở hình 5.10a khác 0)
– GV yêu cầu HS đọc hiểu Ví dụ 2. GV đặt câu hỏi:
+ Quan sát hình 5.11, em có nhận xét gì về cách chia tỉ lệ năm?
(Hình 5.11a chia chỉ lệ năm không đồng đều; hình 5.11b chia tỉ lệ năm đồng đều)
– GV dẫn dắt và rút ra nhận xét (GV dẫn dắt: “Từ ví dụ 2 chúng ta có thể thấy nếu cách chia tỉ lệ không đồng đều thì chúng ta không thể dựa vào kết quả để kết luận”).
– HS thực hiện Luyện tập 2. GV đặt câu hỏi:
+ Quan sát hình 5.12, em gì về cách biểu diễn ở mốc thời gian ở hai biểu đồ).
(Cách biểu diễn ở mốc thời gian ở hai biểu đồ khác nhau)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
– HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, thảo luận nhóm đôi theo yêu cầu, trả lời câu hỏi.
– GV quan sát hỗ trợ, hướng dẫn.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
– HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày
– Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm
+ Trong biểu đồ cột, khi gốc của trục đứng khác 0 thì tỉ lệ chiều cao của các cột không bằng tỉ lệ số liệu mà chúng biểu diễn.
+ Trong biểu đồ đoạn thẳng, khi các điểm quan sát trên trục ngang không đều nhau, ta không thể dựa vào độ dốc để kết luận về tốc độ tăng, giảm của đại lượng được biểu diễn. 1. Các lưu ý khi đọc và diễn giải biểu đồ
Ví dụ 1 (SGK – tr.99)
a) Hai biểu đồ biểu diễn cùng một dữ liệu. Bảng thống kê cho dữ liệu này là:
Năm học 2019 – 2020 2020 – 2021
Tỉ lệ học sinh khá, giỏi (%) 81 82
b) Trong Biểu đồ b) tỉ lệ chiều cao hai cột xanh và vàng bằng với tỉ lệ số liệu mà chúng biểu diễn (bằng 82/81).
Có sự khác nhau này trong Biểu đồ a) là do gốc của trục đứng không phải là 0.
Nhận xét:
Trong biểu đồ cột, khi gốc của trục đứng khác 0 thì tỉ lệ chiều cao của các cột không bằng tỉ lệ số liệu mà chúng biểu diễn.
Luyện tập 1:
a) Hai biểu đồ này biểu diễn cùng một dữ liệu.
Bảng thống kê về dữ liệu món ăn Việt Nam được ưa thích là:
Món ăn Phở Nem Bánh mì
Số lượt bình chọn 972 987 955
b) Trong Biểu đồ a), cột màu xanh chiếm hơn 3,5 ô; cột màu vàng chiếm khoảng 1,5 ô.
Do đó, tỉ lệ chiều cao giữa cột màu xanh và cột màu vàng không bằng tỉ lệ hai số mà chúng biểu diễn vì trong Biểu đồ a) người ta chia các giá trị từ 950 đến 990 (còn phần giá trị từ 0 đến 950 đã bị rút ngắn).
Ví dụ 2 (SGK – tr.100)
Đoạn cuối cùng trong Biểu đồ a) có độ dốc lớn hơn độ dốc của đoạn cuối cùng trong Biểu đồ b). Nhìn vào Biểu đồ a), ta có thể cho là GDP Việt Nam trong năm 2020 tăng rất mạnh so với trước đó.
Nhận xét:
Trong biểu đồ đoạn thẳng, khi các điểm quan sát trên trục ngang không đều nhau, ta không thể dựa vào độ dốc để kết luận về tốc độ tăng, giảm của đại lượng được biểu diễn.
Luyện tập 2:
Xu thế của hai biểu đồ lại khác nhau vì:
– Biểu đồ a): chia theo khoảng thời gian dài/ngắn tương ứng với đoạn dài/ngắn trên biểu đồ.
– Biểu đồ b): các khoảng thời gian dài/ngắn khác nhau được chia đều theo từng đoạn trên biểu đồ.
Để thấy được xu thế của số lượng người thất nghiệp, ta nên dùng Biểu đồ a).
Xem thêm:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
100.000 ₫
- 8
- 420
- 1
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 530
- 2
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 511
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 435
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 518
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 580
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 569
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 498
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 517
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 485
- 10
- [product_views]