Giáo án Toán Lớp 8 KNTT Luyện tập chung (trang 106, Tập 1)(W+PPT)
- Mã tài liệu: GP8144 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | Kết nối tri thức |
Lượt xem: | 422 |
Lượt tải: | 2 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
– Thực hiện và lí giải việc thu thập dữ liệu.
– Phân loại số liệu rời rạc, số liệu liên tục.
– Ôn tập lại một số loại biểu đồ đã học, phân tích số liệu thống kê dựa vào một hoặc nhiều biểu đồ.
– Nhận biết mục đích biểu diễn dữ liệu bằng mỗi loại biểu đồ, tính hợp lí của dữ liệu được biểu diễn.
Mô tả sản phẩm
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng:
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Thực hiện và lí giải việc thu thập dữ liệu.
Phân loại số liệu rời rạc, số liệu liên tục.
Ôn tập lại một số loại biểu đồ đã học, phân tích số liệu thống kê dựa vào một hoặc nhiều biểu đồ.
Nhận biết mục đích biểu diễn dữ liệu bằng mỗi loại biểu đồ, tính hợp lí của dữ liệu được biểu diễn.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
Năng lực riêng:
Tư duy và lập luận toán học: Lựa chọn được phương pháp thu thập dữ liệu phù hợp và thực hiện thu thập dữ liệu theo phương pháp đã lựa chọn; Vận dụng chuyển được dữ liệu từ dạng biểu diễn này sang dạng biểu diễn khác; Phát hiện và giải quyết được vấn đề, quy luật đơn giản dựa trên phân tích số liệu.
Mô hình hóa toán học: Xác định được số liệu rời rạc và số liệu liên tục trong một số trường hợp đơn giản trong thực tiễn; Vận dụng được để lựa chọn biểu đồ phù hợp để biểu diễn dữ liệu cho trước; Nhận biết mối liên hệ giữa thống kê với những kiến thức trong các môn học khác trong Chương trình lớp 8.
Giao tiếp toán học.
Sử dụng công cụ, phương tiện học toán: sử dụng máy tính cầm tay.
3. Phẩm chất
Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học.
2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước…), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu:
– Tạo hứng thú, thu hút HS tìm hiểu nội dung bài học.
b) Nội dung: HS đọc tình huống mở đầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi, bước đầu hình dung về nội dung sẽ học: Luyện tập chung.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
– GV yêu cầu HS nhắc lại cách xác địn số liệu liên tục và số liệu rời rạc; cách lựa chọn biểu đồ tranh, biểu đồ cột, biểu đồ đoạn thẳng, biểu đồ cột kép và biểu đồ hình quạt tròn để biểu diễn dữ liệu.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Để giúp các em củng cố kiến thức, nắm vững kiến thức và vận dụng kiến thức về thu thập dự liệu, cách lựa chọn biểu đồ biểu diễn dữ liệu một cách linh hoạt hơn, chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.”
Bài mới: Luyện tập chung
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
a) Mục tiêu:
– HS phát hiện và giải quyết được vấn đề, quy luật đơn giản dựa trên phân tích số liệu.
– Biết cách đọc và diễn giải biểu đồ.
– HS đọc và phân tích được số liệu từ biểu đồ.
– Nhận ra tính hợp lí của dữ liệu được biểu diễn.
b) Nội dung:
HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ trả lời câu hỏi, thực hiện VD 1, 2.
c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, câu trả lời của HS cho các câu hỏi, HS biết cách đọc, diễn giải và phân tích được số liệu từ biểu đồ.
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
– GV yêu cầu HS đọc hiểu Ví dụ 1. GV đặt câu hỏi:
+ Em có so sánh gì về tổng số lựa chọn và số bạn An đã phát phiếu điều tra?
(Số lựa chọn nhiều hơn số bạn An đã phát phiếu điều tra)
+ Biểu đồ tròn biểu diễn gì?
(Biểu đồ tròn biểu diễn tỉ lệ các phần trong tổng thể là 100%)
+ Để biểu diễn số lựa chọn, An nên dùng biều đồ gì? Vì sao
(An nên dùng biểu đồ cột vì những số liệu lớn)
– GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi đọc hiều Ví dụ 2. GV gợi ý HS để xác định nhu cầu về lượng nước tưới ở lưu vực song nào lớn hơn thì ta xác định đường nào lượng nước cao hơn.
→ GV chữa bài, chốt đáp án
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
– HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, thảo luận nhóm đôi theo yêu cầu, trả lời câu hỏi.
– GV quan sát hỗ trợ, hướng dẫn.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
– HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày
– Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm
+ Trong biểu đồ cột, khi gốc của trục đứng khác 0 thì tỉ lệ chiều cao của các cột không bằng tỉ lệ số liệu mà chúng biểu diễn.
+ Trong biểu đồ đoạn thẳng, khi các điểm quan sát trên trục ngang không đều nhau, ta không thể dựa vào độ dốc để kết luận về tốc độ tăng, giảm của đại lượng được biểu diễn.
+ Cách đọc và phân tích số liệu từ biểu đồ. Ví dụ 1 (SGK – tr.106)
a) Tổng số lựa chọn là 96 + 136 + 124 = 356 lớn hơn số bạn được hỏi vì mỗi bạn có thể có nhiều lựa chọn.
b) An sử dụng biểu đồ hình quạt tròn là không phù hợp vì biểu đồ hình quạt tròn biểu diễn tỉ lệ các phần trong tổng thể, tổng tỉ lệ của các phần luôn là 100%.
c) Nếu muốn biểu diễn tỉ lệ học sinh đã lựa chọn A, B, C thì An nên dùng biểu đồ hình cột sau:
Ví dụ 2 (SGK -tr.107)
a) Hai dãy số liệu về nhu cầu lượng nước tưới ở lưu vực sông Hồng và sông Cửu Long đều có xu hướng giảm, từ trái qua phải đường biểu diễn hai dãy số liệu này đi xuống.
b) Nhu cầu về nước tưới ở lưu vực sông Cửu Long lớn hơn ở lưu vực sông Hồng do đường màu đỏ nằm trên đường màu xanh.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức đã học.
b) Nội dung: HS vận dụng các kiến thức của bài học làm bài tập 5.4, 5.5, 5.6 (SGK – tr.97), HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
c) Sản phẩm học tập: HS giải quyết được tất cả các bài tập liên quan.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
– GV cho HS làm câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1. Số dân thành thị và nông thôn nước ta (đơn vị: triệu người) giai đoạn 2005 – 2016 được thống kê ở bảng sau
Năm 2005 2010 2012 2015 2016
Số dân thành thị 22, 4 26, 5 28, 3 31, 1 31, 9
Để biểu diễn số dân thành thị thì nên dùng biểu đồ nào ?
A. Biểu đồ hình quạt tròn
B. Biểu đồ đoạn thẳng
C. Biểu đồ cột
D. Biểu đồ cột kép
Câu 2. Trong các phát biểu sau dữ liệu nào là dữ liệu liên tục?
A. Các diện tích vuông của một ngôi nhà hai phòng ngủ.
B. Số anh chị em mà một cá nhân được chọn ngẫu nhiên có.
C. Số lần chạy trong một cuộc thi chạy cự li.
D. Số câu hỏi kiểm tra bạn trả lời đúng.
Xem thêm:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
100.000 ₫
- 8
- 420
- 1
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 530
- 2
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 511
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 435
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 518
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 580
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 569
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 498
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 517
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 485
- 10
- [product_views]