SKKN Áp dụng một số trò chơi để gây hứng thú học tập trong giờ học toán cho học sinh lớp 1
- Mã tài liệu: BM1089 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 1 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1082 |
Lượt tải: | 18 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Đặng Thị Bảo Châu |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Đặng Thị Bảo Châu |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Áp dụng một số trò chơi để gây hứng thú học tập trong giờ học toán cho học sinh lớp 1” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1, Trò chơi tiếp sức
2, Trò chơi đố vui
3, Trò chơi vận động
Mô tả sản phẩm
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước giáo dục luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu”(Phạm Văn Đồng) đây là động lực thúc đẩy góp phần làm cho nền kinh tế đất nước phát triển không ngừng về mọi mặt. Chính vì lẽ đó, ngành giáo dục luôn được đổi mới. Môn Toán ở tiểu học nói chung và môn Toán lớp 1 nói riêng đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đặc biệt trong đời sống và khoa học kỹ thuật hiện đại. Nó góp phần đào tạo học sinh trở thành con người phát triển toàn diện, năng động, sáng tạo đáp ứng được mọi nhu cầu của khoa học công nghệ trong xã hội thời kỳ đổi mới. Không những thế mà còn mở đường cho trẻ đi vào thế giới kỳ diệu của toán học, rồi mai đây các em lớn lên , trở thành những người lao động sáng tạo trên mọi lĩnh vực đời sống và sản xuất. Môn Toán còn có khả năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận logic, thao tác tư duy cần thiết để nhận thức thế giới hiện thực như: trừu tượng hoá, khái quát hoá, khả năng phân tích tổng hợp, so sánh, dự đoán, chứng minh.
Chương trình Toán lớp 1 là một bộ phận của chương trình môn Toán ở tiểu học. Chương trình kế thừa và phát triển những thành tựu về dạy học toán, nên có vai trò vô cùng quan trọng không thể thiếu trong cấp học. Đặc biệt bậc tiểu học là bậc góp phần quan trọng cho việc đặt nền móng hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Môn toán cũng như những môn học khác là cung cấp những tri thức khoa học ban đầu, những nhận thức về thế giới xung quanh nhằm phát triển các năng lực nhận thức, hoạt động tư duy và bồi dưỡng tình cảm đạo đức tốt đẹp của con người. Toán học còn góp phần giáo dục lí trí và những đức tính tốt như: trung thực, cần cù, chịu khó, ý thức vượt khó khăn, tìm tòi sáng tạo và nhiều kĩ năng tính toán cần thiết để con người phát triển toàn diện, hình thành nhân cách tốt đẹp cho con người lao động trong thời đại mới.
Vậy yêu cầu của giáo dục hiện nay là đòi hỏi giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở bậc Tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, học sinh tự phát hiện vấn đề, tự tìm cách giải quyết và ứng dụng theo khả năng của mình. Vì vậy người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập. Trò chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất. Các trò chơi có nội dung toán học lý thú và bổ ích phù hợp với việc nhận thức của các em. Thông qua các trò chơi các em sẽ lĩnh hội tri thức một cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, trong việc làm.
Ngoài ra thông qua trò chơi còn giúp tiết học diễn ra nhẹ nhàng, thoải mái, tự nhiên bớt khô khan và bớt nhàm chán. Qua trò chơi sẽ giúp các em học sinh có thời gian giải trí, vui chơi nhưng trọng tâm vẫn gắn với bài học, mặt khác còn giúp cho học sinh phát huy khả năng tìm tòi, học hỏi và sáng tạo trong học tập để tìm ra kết quả bài toán. Mà các trò chơi học toán đa số là các vấn đề, các bài tập đã được tôi cải biến thành các hoạt động học toán để các em vừa học vừa chơi đầy nghệ thuật. Điều này sẽ tự nhiên lôi cuốn các em tập trung vào giờ học một cách hăng say, tích cực.
Việc tăng cường tổ chức các trò chơi học tập là một vấn đề cần nhiều đầu tư suy nghĩ để thực hiện. Đây là hình thức gây hứng thú học tập cho học sinh, quán triệt ý tưởng giúp cho học sinh tiểu học “học mà chơi, chơi mà học” và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học. Đặc biệt là học sinh lớp 1. Tuy nhiên, có nhiều câu hỏi được đặt ra “Chơi lúc nào? Chơi trò chơi gì? Để góp phần nâng cao chất lượng môn toán?”. Đây chính là một vấn đề cấp thiết cần giải quyết . Vì thế tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi và đã mạnh dạn chọn đề tài “Áp dụng một số trò chơi để gây hứng thú học tập trong giờ học toán cho học sinh lớp 1 ”, nhằm giúp các em hiểu sâu kiến thức và tự mình làm được các bài tập thực hành, chứ không chỉ học vẹt qua loa nhanh quên. Các trò chơi tôi đã đưa vào giờ học toán ngay từ đầu năm và thấy kết quả học tập của các em tiến bộ hẳn lên. Đến giờ học toán, các em không còn cảm thấy căng thẳng nhút nhát nên kết quả học tập rất cao.
1.2. Mục đích nghiên cứu của SKKN:
Tôi nghiên cứu, hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này nhằm mục đích đưa ra “một số trò chơi nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 1. ” mà bản thân đã thực hiện thành công trong công tác dạy học; góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng môn toán lớp 1 ở bậc Tiểu học.
– Nắm bắt được thực trạng hiện tại của việc dạy học Toán lớp 1 ở Trường TH Kỳ Tân
– Từ thực trạng đó tìm ra nguyên nhân, biện pháp khắc phục nhằm góp phần nâng cao chất lượng trong giờ học toán lớp 1nói riêng và môn toán tiểu học nói chung.
– Giúp các em có lòng say mê, ham học môn Toán.
– Tạo không khí vui chơi, đoàn kết, hợp tác trong học tập.
– Bản thân tôi muốn qua đề tài để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở Tiểu học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu các phương pháp trong giảng dạy, thông qua trò chơi nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 1, trong giờ học toán ở lớp 1C Trường Tiểu học Kỳ Tân
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận:
Đọc tài liệu thuộc môn toán Tiểu học và toán lớp 1; phân tích, tổng hợp các vấn đề lí luận để tổ chức trò chơi trong giờ học toán lớp 1.
1.4.2. Phương pháp phân tích; tổng kết kinh nghiệm:
Phân tích kết quả giảng dạy về các hoạt động trò chơi năm học ……… để tìm ra ưu điểm cũng như hạn chế trong công tác dạy học. Đồng thời kết hợp tổng kết những kinh nghiệm của bản thân trong dạy học nhằm phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế.
1.4.3. Phương pháp điều tra.
Điều tra thực tế giảng dạy về tổ chức trò chơi trong giờ học toán.
1.4.4. Phương pháp đàm thoại:
– Trao đổi với đồng nghiệp các phương pháp, hình thức tổ chức trò chơi.
– Đàm thoại với học sinh trong quá trình tổ chức cho các em giải quyết vấn đề học tập.
1.4.5. Phương pháp trực quan.
1.4.6. Phương pháp trắc nghiệm.
1.4.7.Phương pháp luyện tập thực hành.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luậncủa sáng kiến kinh nghiệm.
Theo yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, giáo viên không còn đóng vai trò là hoạt động chiếm lĩnh kiến thức kiến thức cho học sinh chủ yếu bằng phương pháp thuyết trình, giảng giải để học sinh thụ động nghe và ghi nhớ như trước đây. Hiện nay giáo viên trở thành người tổ chức, điều khiển quá trình dạy học để học sinh tự mình tích cực, chủ động, sáng tạo chiếm lĩnh tri thức. Giáo viên nói ít nhưng học sinh phải làm nhiều .
Ở lứa tuổi này, nhu cầu học tập của các em không chỉ đơn thuần là hoạt động nhận thức mà nó còn gắn liền với nhu cầu vui chơi.
Nhu cầu vui chơi của các em chiếm một vị trí rất lớn. Đặc biệt ở các em xuất hiện nhu cầu lớn về tự đánh giá mình và đánh giá người khác trong cuộc sống, trong học tập. Mặc dù lúc đầu việc đánh giá này của trẻ chỉ mang tính bề ngoài, đánh giá bạn chỉ thông qua các hoạt động tập thể hoặc qua sự đánh giá của cô giáo. Về sau, việc đánh giá bạn còn được dựa trên dư luận của tập thể. Điều này có ý nghĩa lớn, nó đánh dấu một bước lớn trong sự phát triển nhân cách của các em. Trước đây dạy học toán chúng ta chỉ chú trọng bắt các em hoàn thành các bài tập trong sách giáo khoa. Chúng ta đã quên mất rằng với lượng kiến thức đó nếu giáo viên tạo ra cho học sinh những trò chơi mà vẫn đảm bảo kiến thức, kỹ năng cần đạt trong tiết học thì việc học sinh củng cố kiến thức vừa học, kiến thức có tính chất hệ thống sẽ dễ dàng hơn, tạo được các giờ học đầy hứng thú, kích thích được sự phấn khởi của học sinh.
Trong quá trình dạy học toán, nếu giáo viên thường xuyên tổ chức các trò chơi một cách khoa học, thì giúp học sinh thay đổi loại hình hoạt động trong giờ học, làm cho gời học bớt căng thẳng thoải mãi, dễ chịu. Học sinh tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng, gây hứng thú học tập. Kích thích sự tìm tòi, tạo cơ hội để học sinh tự thể hiện mình.
Thông qua trò chơi, học sinh vận dụng kiến thức năng nổ, hoạt bát, kích thích trí tưởng tượng, trí nhớ. Từ đó phát triển tư duy mềm dẻo, học tập cách xử lý thông minh trong những tình huống phức tạp, tăng cường khả năng vận dụng trong cuộc sống để dễ dàng thích nghi với điều kiện mới của xã hội.
Trên thực tế, người giáo viên có thể tổ chức được một giờ học toán sinh động nếu như họ gây cho học sinh niềm say mê học toán. Mà muốn cho trẻ thích học môn toán, thầy cô giáo cần tìm mọi cách để gây hứng thú trong quá trình lên lớp, gợi ra sự tò mò, ham hiểu biết, thích tìm hiểu, muốn nắm được cái mới lạ mà giờ học toán sẽ đem lại cho các em.
Đối với học sinh tiểu học, vui chơi vẫn là một thành tố quan trọng trong hoạt động của học sinh. Vì vậy, chúng ta thấy trò chơi học tập có những tác dụng sau:
– Giúp học sinh thay đổi hình thức hoạt động, chống mệt mỏi căng thẳng trong học tập, tăng cường khả năng luyện tập thực hành và vận dụng nhanh các kiến thức đã học.
– Tận dụng được vốn hiểu biết của học sinh trong quá trình dạy học.
– Qua đó gây niềm tin cho học sinh, thích học môn toán, rèn luyện trí thông minh, nhanh nhẹn, kích thích suy nghĩ sáng tạo, phát huy sáng kiến, bộc lộ tài năng cá nhân, rèn luyện tính mạnh dạn tự tin trong cuộc sống.
Trò chơi học Toán là hoạt động được tổ chức có tính chất vui chơi, giải trí nhưng phải có nội dung gắn với hoạt động học tập của học sinh. Trò chơi học Toán có tác dụng giúp học sinh:
– Thay đổi hình thức hoạt động, chống mệt mỏi.
– Tăng cường khả năng thực hành vận dụng các kiến thức đã học .
– Phát triển hứng thú, tính độc lập, ham hiểu biết và khả năng suy luận.
Để trò chơi học Toán không mang tính ‘‘ hình thức’’ và nhàm chán, khi thiết kế và tổ chức các trò chơi học Toán cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
– Mỗi trò chơi học Toán phải góp phần vào việc thực hiện mục tiêu dạy học.
– Phải được chuẩn bị chu đáo và phù hợp với đối tượng học sinh, học sinh phải hiểu rõ yêu cầu, nội dung và cách thức tổ chức trò chơi.
– Phải tổ chức sao cho tất cả mọi học sinh trong nhóm đều được tham gia một cách tích cực, độc lập.
– Không để thời gian chơi kéo dài ảnh hưởng đến giờ học hoặc làm trẻ mất đi hứng thú học tập, luôn phiên hợp lý các trò chơi, tránh làm cho học sinh nhàm chán.
– Luôn quan tâm, khích lệ, động viên, khuyến khích tinh thần “thi đua” của mọi học sinh tham gia, nhưng tránh làm lúng túng cho những học sinh không hoàn thành nhiệm vụ.
Rõ ràng, trò chơi học tập là một trong những hình thức tốt để giúp cho việc lĩnh hội nội dung kiến thức môn toán ở trường một cách tích cực, tự giác, tránh gò ép, áp đặt. Từ đó giúp cho học sinh nhớ lâu, hiểu kĩ và vận dụng linh hoạt trong đời sống cũng như trong học tập.Vì thế tôi nhận thấy việc áp dụng một số trò chơi trong giờ học toán lớp 1 là rất thiết thực phù hợp với tâm lý lứa tuổi của các em.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 102
- 1
- [product_views]
- 5
- 172
- 2
- [product_views]
- 2
- 184
- 3
- [product_views]
- 8
- 129
- 4
- [product_views]
- 0
- 151
- 5
- [product_views]
- 7
- 100
- 6
- [product_views]
- 6
- 160
- 7
- [product_views]
- 7
- 151
- 8
- [product_views]
300.000 ₫
- 4
- 178
- 9
- [product_views]
300.000 ₫
- 5
- 193
- 10
- [product_views]