SKKN Biện pháp giúp học sinh lớp Một giải toán có lời văn
- Mã tài liệu: BM1091 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 1 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 925 |
Lượt tải: | 15 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Huyên |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Huyên |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Biện pháp giúp học sinh lớp Một giải toán có lời văn” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Chuẩn bị cho việc giải toán
Nắm vững quy trình giải toán có lời văn.
Khích lệ tạo hứng thú cho học sinh học tập.
Lựa chọn phương pháp dạy học
Mô tả sản phẩm
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Chương trình toán của Tiểu học có vị trí và tầm quan trọng rất lớn. Toán học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Trên cơ sở cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về các số tự nhiên, các số thập phân, các đại lượng cơ bản, giải toán có lời văn và một số yếu tố hình học đơn giản. Môn Toán là chìa khóa mở cửa cho tất cả các ngành khoa học khác, nó là công cụ cần thiết của người lao động trong thời đại mới. Vì vậy môn Toán là bộ môn không thể thiếu trong nhà trường, nó giúp con người phát triển toàn diện, nó góp phần giáo dục tình cảm, trách nhiệm, niềm tin vào sự phồn vinh của quê hương đất nước. Toán học ngày càng có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản đã giúp con người giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống một cách có hệ thống và chính xác, góp phần thúc đẩy xã hội ngày một phát triển.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 1và đặc biệt chuẩn bị thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nói chung và ở Tiểu học nói riêng.Tôi trăn trở và suy nghĩ: ngoài việc để học sinh thực hiện được các phép tính cộng, trừ thì việc Giải toán có lời văn thành thạo càng khó hơn rất nhiều đối với học sinh lớp 1 nên tôi đi sâu về nghiên cứu đề tài sáng kiến: “Biện pháp giúp học sinh lớp 1 giải toán có lời văn”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Dạy học toán có lời văn ở Lớp 1 nhằm mục đích chủ yếu sau:
– Dạy giải toán có lời văn là dạy cho học sinh nhận biết về cấu tạo của bài toán có lời văn.Đọc hiểu-phân tích –tóm tắt bài toán.Giải toán đơn về thêm (bớt) bằng một phép tính cộng (trừ).Trình bày bài giải gồm câu lời giải + phéptính+ đáp số.Tìm lời giải phù hợp cho bài toán bằng nhiều cách khác nhau.
– Giúp học sinh từng bước phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp và kỹ năng suy luận, khêu gợi và tập dượt khả năng quan sát, phỏng đoán, tìm tòi.
– Rèn luyện cho học sinh những đặc tính và phong cách làm việc của người lao động như: cẩn thận, chu đáo, cụ thể.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 E trường Tiểu học Quảng Phú giải toán có lời văn thuộc mạch kiến thức “giải toán có lời văn” trong chương trình lớp 1 ở Tiểu học.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
– Phương pháp đàm thoại( trao đổi với giáo viên, học sinh).
– Phương pháp dạy thực nghiệm.
– Phương pháp điều tra.
– Phương pháp thống kê.
– Tiến hành khảo sát chất lượng học sinh.
– Đúc rút kinh nghiệm qua quá trình nghiên cứu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lý luận.
Giải toán là một thành phần quan trọng trong chương trình giảng dạy môn Toán ở Tiểu học. Nội dung của việc giải Toán gắn chặt một cách hữu cơ với nội dung của số học các số tự nhiên, đại lượng cơ bản và yếu tố đại số, hình học trong chương trình. Việc giải toán giúp học sinh củng cố, vận dụng các kiến thức, rèn luyện kĩ năng tính toán. Đồng thời qua việc giải toán của học sinh mà giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những ưu, khuyết điểm của các em về kiến thức, kĩ năng và tư duy để từ đó giúp các em khắc phục.Khi giải một bài toán, tư duy của học sinh phải hoạt động tích cực, các em phải phân biệt cái gì đã cho, cái gì phải tìm, thiết lập mối quan hệ giữa các dự kiện, giữa cái đã cho, cái phải tìm, suy luận, nêu lên những phán đoán rút ra những kết luận, thực hiện những phép tính cần thiết để giải quyết vấn đề đặt ra.Hoạt động trí tuệ trong giải toán góp phần giáo dục cho các em ý chí vượt khó, đức tính cẩn thận, chu đáo, làm việc có kế hoạch, óc độc lập suy nghĩ, khả năng suy luận, lập luận, trình bày vấn đề một cách trình tự, hợp lí.
Giải toán có lời văn chiếm một phần không nhỏ trong nội dung chương trình, tích hợp 3 phần kiến thức của chương trình toán lớp 1 và xuyên suốt chương trình toán ở Tiểu học. Vì vậy nếu như nắm bắt được cách giải toán ngay từ lớp 1 thì lên các lớp trên học sinh sẽ dễ dàng tiếp thu, nắm bắt và tôi luyện kĩ năng giải toán có lời văn một cách thành thạo.
2.2. Thực trạngcủa vấn đề:
Trong quá trình giảng dạy ở Tiểu học, đặc biệt dạy lớp 1, tôi nhận thấy hầu như giáo viên nào cũng phàn nàn khi dạy đến phần giải toán có lời văn ở lớp 1. Học sinh rất lúng túng khi nêu câu lời giải, thậm chí nêu sai câu lời giải, viết sai phép tính, viết sai đáp số. Những tiết đầu tiên của giải toán có lời văn mỗi lớp chỉ có khoảng 20-30% số học sinh biết nêu lời giải, viết đúng phép tính và đáp số.Số còn lại rất mơ hồ, các em chỉ nêu theo quán tính hoặc nêu miệng thì được nhưng khi viết các em lại rất lúng túng, làm sai, một số em làm đúng nhưng khi cô hỏi lại lại không biết trả lời. Chứng tỏ các em chưa nắm được một cách chắc chắn cách giải bài toán có lời văn.Giáo viên phải mất rất nhiều công sức khi dạy đến phần này.
Qua điều tra, tìm hiểu tôi nhận thấy những nguyên nhân để dẫn tới thực trạng trên là:
* Về Giáo viên:
Mới qua học kì 2 vài tuần, học sinh lớp 1 đã phải làm quen với một dạng toán mới “ Giải toán có lời văn”. Mục tiêu của những bài học này là học sinh biết cách giải và trình bày bài giải có lời văn ở mức độ tương đối hoàn chỉnh gồm câu , phép tính và đáp số.Để hướng dẫn cho học sinh biết cách giải bài toán có lời văn được như thế không hề đơn giản chút nào đối với mỗi giáo viên.Vì vậy những bài nhìn hình vẽ viết phép tính thích hợp, đối với những bài này hầu như học sinh đều làm được nên giáo viên tỏ ra chủ quan , ít nhấn mạnh hoặc không chú ý lắm mà chỉ tập trung vào dạy kĩ năng đặt tính, tính toán của Học sinh mà quên mất rằng đó là những bài toán làm bước đệm, bước khởi đầu của dạng toán có lời văn sau này.Đối với giáo viên dạy lớp 1, khi dạy dạng bài nhìn hình vẽ viết phép tính thích hợp, cần cho học sinh quan sát tranh tập nêu bài toán và thường xuyên rèn cho học sinh thói quen nhìn hình vẽ nêu bài toán. Có thể cho học sinh tập nêu luôn câu trả lời, có như thế thì đến lúc học đến phần bài toán có lời văn, học sinh không ngỡ ngàng và các em sẽ dễ dàng tiếp thu và giải đúng.
* Về Học sinh:
– Bước qua tuần 22, học sinh lớp 1 bắt đầu học “ Giải toán có lời văn”. Đây chính là nội dung khó nhất trong chương trình Toán lớp 1. Nội dung vừa mới ,vừa khó đối với các em. Hơn nữa, ở giai đoạn này phần lớn học sinh chưa hoàn thành phần học âm vần của môn Tiếng việt, kĩ năng đọc chưa thành thạo lại phải làm quen với một dạng toán đầy mới mẻ đòi hỏi tư duy mang tính khái quát.Muốn tìm được lời giải cho bài toán thì buộc học sinh phải đọc và hiểu đề.Với những em đã đọc thông, viết thạo thì yêu cầu này không khó khăn lắm nhưng với học sinh còn lại cần phải hiểu rõ bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?Từ đó nêu được câu lời giải để trình bày vào vở quả thật là khó đói với các em.
Bên cạnh những phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con cái thì vẫn còn có những phụ huynh chưa có nhiều thời gian quan tâm, nhắc nhở, động viên các con học tập thường xuyên do bố mẹ phải đi làm xa, con ở với ông bà, mẹ bận em nhỏ,…thậm chí có những phụ huynh nói rằng: tôi chẳng biết hướng dẫn con học như thế nào.
Vậy làm thế nào để học sinh nắm được cách giải một cách chắc chắn chính xác?Tại thời điểm tuần 23, tôi đã tiến hành kiểm tra kĩ năng giải toán ở lớp 1D do cô giáo Nguyễn Thị Thủy chủ nhiệm và lớp 1E do tôi chủ nhiệm.
Bài toán: Lúc đầu em có 5 quả bóng, sau đó có thêm 3 quả bóng nữa. Hỏi em có tất cả bao nhiêu quả bóng?
Tôi thu được kết quả như sau:
Lớp
TS
(em)
HỌC SINH
Viết đúng câu lời giải
Viết đúng phép tính
Viết đúng đáp số
Giải đúng cả 3 bước
1D
34
17= 50 %
20=58,82 %
20=58,82 %
11= 32,35 %
1E
33
15 = 45,45 %
21=63,64 %
19= 57,58 %
13= 39,39 %
Học sinh chưa hoàn thành chiếm tỉ lệ khá cao so với số học sinh hoàn thành một bài giải đúng yêu cầu. Lí do là học sinh viết lời giải chưa rõ ý, trình bày bài giải chưa đúng vì thiếu lời giải, thiếu đáp số,…
2.3. Các giải pháp để dạy giải toán có lời văn.
2.3.1. Chuẩn bị cho việc giải toán.
Để giúp cho học sinh có kĩ năng giải toán thành thạo trước hết tôi phải chuẩn bị tốt cho học sinh những nội dung sau:
Một là: Vì học sinh lớp 1 kĩ năng giao tiếp còn rụt rè, vốn từ còn ít,…Vì vậy, ngay trong các tiết học Tiếng việt, tôi đã phải rèn cho học sinh kĩ năng nghe, kĩ năng nói, kĩ năng giao tiếp thông qua những phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như: đọc tích cực, trình bày 1 phút,…Đồng thời rèn cho các em kĩ năng đọc, cách ngắt nghỉ đúng chỗ để giúp các em hiểu được nghĩa của câu,… Luyện cho các em nói đúng trước khi trình bày bài giải.Cho học sinh luyện tập tính nhẩm và tính các phép tính đúng (kỹ năng nhẩm và kỹ năng đặt tính). Thường xuyên uốn nắn, sửa sai lầm, thiết sót của học sinh trong việc viết phép tính giải và động viên khuyến khích, nêu gương các em viết đúng.
Hai là: Để làm tốt việc hướng dẫn học sinh giải toán, bản thân tôi cũng đã tìm hiểu thật kĩ nội dung chương trình môn học và chia nội dung thành các giai đoạn sau:
*Giai đoạn 1: Quan sát tranh nêu phép tính thích hợp. ( Được học từ tiết 27 đến tiết 61)
Ở giai đoạn này học sinh thường xuyên làm quen với dạng toán quan sát tranh nêu phép tính thích hợp. Đây chính là yêu cầu biểu thị tình huống trong tranh bằng phép tính.
Ví dụ:
Tôi cho học sinh quan sát kĩ tranh để biết: Có mấy con thỏ, thêm mấy con thỏ, có tất cả mấy con thỏ?…
Tôi chú trọng nhấn mạnh các từ “có”, “thêm”, “có tất cả” để giúp học sinh hiểu được bản chất của bài toán để lựa chọn phép tính cộng vào ô trống.
Đặc biệt tôi không áp đặt học sinh trong một số tình huống bài toán với 1 phép tính theo mẫu mà tôi đãtổ chức cho học sinh viết phép tính theo cách hiểu của mình.
Ví dụ:
Học sinh có thể nêu các phép tính tương ứng: 1 + 3 = 4
3 + 1 = 4
Học sinh có thể quan sát tranh viết được các phép tính: 3 + 3 = 6
6 – 3 = 3
*Giai đoạn 2: (Từ tiết 62 đến tiết 83)
Giai đoạn này học sinh không quan sát tranh để nêu phép tính thích hợp nữa mà chuyển sang viết phép tính thích hợp dựa vào tóm tắt.
Ví dụ: Viết phép tính thích hợp
– Có : 9 quả
– Cho : 4 quả
– Còn :…quả ?
Tôi đã tiếp tục cho học sinh đọc kĩ tóm tắt, luyện kĩ năng nêu bài toán.Lưu ý học sinh dựa vào các thuật ngữ “có, thêm, có”; “có, cho, còn”…để học sinh hiểu “thêm” là “cộng”; “cho” là “bớt”, là “trừ”….
Từ đó học sinh lựa chọn viết phép tính thích hợp một cách dễ dàng hơn. Như vậy ở giai đoạn này học sinh đã làm quen với việc nêu bài toán, trả lời miệng. Với 2 kĩ năng này được rèn thành thạo sẽ giúp học sinh học tốt ở giai đoạn tiếp theo.
*Giai đoạn 3:(Từ tiết 84 đến hết năm học).
Học sinh chính thức được học, rèn luyện giải toán có lời văn.
2.3.2. Nắm vững quy trình giải toán có lời văn.
Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài toán.
Việc tìm hiểu nội dung bài toán (đề toán) thường thông qua việc đọc đề toán (dù bài toán cho dưới dạng bài toán hoàn chỉnh hoặc dạng tóm tắt, sơ đồ). Học sinh cần đọc kĩ, hiểu rõ bài toán cho biết cái gì, cho biết điều kiện gì, và đặc biệt là bài toán hỏi gì?Nếu trong bài toán có thuật ngữ nào học sinh chưa hiểu rõ thì tôi hướng dẫn học sinh hiểu được nội dung và ý nghĩa của từ đó trong bài toán đang làm. Sau đó học sinh thuật lại bài toán bằng lời vắn tắt mà không cần đọc lại nguyên vẹn bài toán.Bằng hệ thống câu hỏi, tôi thường giúp học sinh hiểu rõ mỗi bài toán đều gồm có 2 bộ phận:
– Bộ phận thứ nhất là: “những điều kiện đã cho” (dữ kiện)
– Bộ phận thứ hai là: “cái phải tìm” (câu hỏi)
Muốn tìm được bất cứ bài toán nào học sinh cũng phải xác định cho đúng hai bộ phận ấy.
Trong quá trình tìm hiểu đề toán, tôi thường hướng sự tập trung suy nghĩ của học sinh vào một số từ khá quan trọng như “thêm”, và “tất cả” hoặc “bớt, bay đi, ăn mất, còn lại”.Đặc biệt tôi thường giúp học sinh phân biệt rõ những gì thuộc về bản chất của bài toán, những gì không thuộc bản chất bài toán để hướng sự suy nghĩ của mình vào những chỗ cần thiết.
Thời kỳ đầu tôi thường giúp học sinh tìm hiểu bài bằng đàm thoại “Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Dựa vào câu trả lời để học sinh tóm tắt bài toán. Sau đó dựa vào tóm tắt để nêu lại đề toán. Đây là cách tốt nhất để giúp trẻ ngầm phân tích đề toán.
Bước 2: Tìm cách giải
Hoạt động tìm tòi cách giải bài toán gắn liền với việc phân tích các dữ kiện, điều kiện và câu hỏi của bài toán nhằm xác định mối liên hệ giữa chúng và tìm được các phép tính số học thích hợp. Hoạt động này diễn ra như sau:
* Minh họa bài toán bằng tóm tắt đề toán có thể dùng một lời ngắn gọn và đầy đủ nhất hoặc dùng sơ đồ, mẫu vật, tranh vẽ…
Ví dụ bài toán sau: Nhà An có 6 con gà, mẹ mua thêm 3 con gà. Hỏi nhà An có tất cả bao nhiêu con gà?.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 102
- 1
- [product_views]
- 5
- 172
- 2
- [product_views]
- 2
- 184
- 3
- [product_views]
- 8
- 129
- 4
- [product_views]
- 0
- 151
- 5
- [product_views]
- 7
- 100
- 6
- [product_views]
- 6
- 160
- 7
- [product_views]
- 7
- 151
- 8
- [product_views]
300.000 ₫
- 4
- 178
- 9
- [product_views]
300.000 ₫
- 5
- 193
- 10
- [product_views]