SKKN Biện pháp hướng dẫn Một số dạng bài tập thường gặp về phép đo đại lượng cho học sinh lớp 3
- Mã tài liệu: BM3130 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 3 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1326 |
Lượt tải: | 1 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Phạm Thị Thanh Loan |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Phạm Thị Thanh Loan |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Biện pháp hướng dẫn Một số dạng bài tập thường gặp về phép đo đại lượng cho học sinh lớp 3” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Giải pháp 1: Rèn kỹ năng thực hiện từng dạng bài về phép đo đại lượng
Giải pháp 2: Rèn các kĩ năng “mềm” cho học sinh
Giải pháp 3: Bổ sung các dạng bài tập dành cho học sinh năng khiếu.
Giải pháp 4: Tổ chức một số trò chơi liên quan đến đo đại lượng.
Mô tả sản phẩm
- Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Bậc tiểu học là bậc học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho
việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh.[1]. Môn toán cũng như những môn học khác cung cấp những tri thức khoa học ban đầu, những nhận thức về thế giới xung quanh nhằm phát triển năng lực nhận thức, hoạt động tư duy và bồi dưỡng tình cảm đạo đức tốt đẹp của con người. Không những thế môn toán học là môn khoa học tự nhiên có tính lôgíc và tính chính xác cao, nó là chìa khóa mở ra sự phát triển của các bộ môn khoa học khác.
Việc dạy học theo phương pháp hiện hành cũng có rất nhiều mặt tích cực tuy nhiên vẫn chưa phát huy hết vai trò tự chủ, tính tích cực sáng tạo của học sinh.
Việc áp dụng mô hình VNEN vào trường Tiểu học hiện nay đã và đang đạt được những hiệu quả nhất định. Đây là mô hình lấy học sinh làm trung tâm trong các hoạt động dạy học giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức, phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Mô hình trường tiểu học kiểu mới giúp học sinh rèn phương pháp tự học, tự giác, tự quản, tự trọng, tự tin, tự đánh giá, tự hợp tác, tự rèn luyện kỹ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh.
Ở mô hình này, nội dung chương trình không thay đổi mà được giữ nguyên như chương trình hiện hành. Do đó, đối với môn Toán, nội dung dạy học đại lượng cũng không xếp thành từng chương riêng mà sắp xếp xen kẽ với các vòng số và được mở rộng cùng với sự mở của các vòng số[2]. Điều này thuận lợi cho việc dạy và củng cố các kiến thức số học. Dạy học đại lượng và phép đo đại lượng nhằm giới thiệu cho học sinh những khái niệm ban đầu, đơn giản nhất về các đại lượng thường gặp trong đời sống, học sinh nắm được các kiến thức thực hành về phép đo đại lượng: hệ thống đo các đơn vị đại lượng (tên gọi, kí hiệu), sử dụng các công cụ đo, biểu diễn kết quả đo, chuyển đổi các số đo, kĩ năng thực hiện các phép tính số học trên các số đo đại lượng. Đồng thời dạy học đại lượng và phép đo đại lượng nhằm củng cố kiến thức có liên quan trong môn toán, phát triển năng lực thực hành, năng lực tư duy của học sinh[2]. Dạy học đại lượng và đo đại lượng là một mạch kiến thức xuyên suốt chương trình. Mặc dù học sinh tự học theo 10 bước học tập nhưng đây là một nội dung toán học khó, trừu tượng bởi vậy học sinh cần sự hỗ trợ rất lớn từ phía giáo viên.Vì vậy việc hướng dẫn học sinh học một số dạng bài tập thường gặp về phép đo đại lượng là việc làm cần thiết và vô cùng quan trọng trong quá trình dạy học Toán.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã chọn nội dung “Biện pháp hướng dẫn Một số dạng bài tập thường gặp về phép đo đại lượng cho học sinh lớp 3 trường Tiểu học Vĩnh Long1” trong mạch kiến thức: Đại lượng và đo đại lượng của chương trình Toán 3 để làm nội dung nghiên cứu từ năm học ………... Sau 2 năm nghiên cứu và áp dụng, tôi thấy chất lượng học sinh đặc biệt là 2 nhóm đối tượng Hoàn thành và Chưa hoàn thành được nâng lên 1 cách rõ rệt.
Song tôi thiết nghĩ, dạy học hiệu quả phải là phải phát huy hết năng lực của các đối tượng học sinh. Bởi vậy, tôi quyết định tiếp tục nghiên cứu mở rộng nội dung “Biện pháp hướng dẫn Một số dạng bài tập thường gặp về phép đo đại lượng cho học sinh lớp 3 trường Tiểu học Vĩnh Long1” dựa trên những giải pháp đã lựa chọn và bổ sung thêm 1 số giải pháp mới nhằm phát triển tối đa năng lực vốn có của tất cả các đối tượng học sinh lớp 3 mà tôi đang trực tiếp giảng dạy.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu hệ thống các bài tập về phép đo đại lượng để đề ra một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 3 trường Tiểu học Vĩnh Long 1 thực hiện có hiệu quả nhất các bài tập về phép đo đại lượng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
– Kĩ năng thực hiện các bài tập về phép đo đại lượng cho học sinh lớp 3 Trường Tiểu học Vĩnh Long1
1.4. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp nghiên cứu lí luận:
+ Đọc tài liệu liên quan đến phép đo đại lượng.
+Tìm hiểu Hướng dẫn học Toán 3, Hướng dẫn dạy Toán 3 theo mô hình VNEN
– Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Trao đổi với đồng nghiệp và học sinh
– Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Rút kinh nghiệm qua thực tế công tác giảng dạy
– Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thực nghiệm, đối chứng, đánh giá hiệu quả của việc áp dụng phương pháp dạy học về phép đo đại lượng.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
– Bổ sung thêm nội dung trong giải pháp 2: Rèn kỹ năng cho học sinh thông qua tổ chức dạy học theo nhóm.
– Bổ sung thêm Giải pháp 3: Bổ sung các dạng bài tập dành cho học năng khiếu.
– Bổ sung thêm Giải pháp 4: Tổ chức một số trò chơi liên quan đến phép đo đại lượng.
- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận
Nội dung giảng dạy của tiểu học luôn gắn liền với thực tiễn, phục vụ thiết thực cho cuộc sống. Mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh.
Các kiến thức, kỹ năng của môn toán có nhiều ứng dụng trong đời sống, giúp học sinh nhận biết mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực. Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin đã làm cho khả năng nhận thức của trẻ cũng vượt trội. Điều đó đã đòi hỏi những nhà nghiên cứu giáo dục luôn luôn phải điều chỉnh nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp với nhận thức của từng đối tượng học sinh nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện góp phần đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho quê hương, đất nước.[3].
Dạy học đại lượng và phép đo đại lượng nhằm giới thiệu cho học sinh những khái niệm ban đầu, đơn giản nhất về các đại lượng thường gặp trong đời sống, học sinh nắm được các kiến thức thực hành về phép đo đại lượng: hệ thống đo các đơn vị đại lượng (tên gọi, kí hiệu), sử dụng các công cụ đo, biểu diễn kết quả đo, chuyển đổi các số đo, kĩ năng thực hiện các phép tính số học trên các số đo đại lượng.
Đồng thời dạy học đại lượng và phép đo đại lượng nhằm củng cố kiến thức có liên quan trong môn toán, phát triển năng lực thực hành, năng lực tư duy của học sinh.
Nội dung của mạch kiến thức Đại lượng và đo đại lượng ở lớp 3 bao gồm
các nội dung: Bổ sung và lập bảng các đơn vị đo độ dài từ mm đến km, xác định
mối quan hệ giữa các đơn vị trong bảng với nhau. Thực hành đo và ước lượng độ dài, đo và ước lượng khối lượng 1vật, xem đồng hồ,…Các nội dung này giữ vai trò quan trọng nhằm giúp học sinh biết vận dụng vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Như biết đi chợ giúp mẹ, biết ước lượng chiều dài, cân nặng của 1 vật, … Đây là những kỹ năng sống không thể thiếu giúp trẻ tự tin, vững vàng trong cuộc sống.
2.2. Thực trạng của vấn đề
a.Thực trạng của giáo viên
Trường Tiểu học Vĩnh Long 1 là một trong hai trường của huyện được chọn tham gia giảng dạy theo mô hình trường học mới Việt Nam (viết tắt là VNEN). Đây là mô hình trường học kiểu mới nên giáo viên vừa trải nghiệm vừa rút kinh nghiệm nên chắc chắn sẽ gặp không ít khó khăn về phương pháp và cách tổ chức dạy học. Mặt khác đây là mạch kiến thức tuy không phải là quá khó nhưng giáo viên hay chủ quan nên dễ mắc phải những hạn chế như:
– Nhiều khi chưa thực sự chú ý đến một số thủ thuật trong dạy Toán, chưa mạnh dạn áp dụng một số sáng kiến của mình vào dạy Toán
– Một số giáo viên chưa hiểu hết dụng ý của tài liệu nên hướng dẫn học sinh chưa sâu và có hệ thống. Đặc biệt phần thực hành, vận dụng vào thực tế chưa được chú trọng. Giáo viên thường tập trung vào nội dung các bài tập trên sách vở mà xem nhẹ phần liên hệ thực tế.
– Một số giáo viên ngại chuẩn bị đồ dùng dạy học hoặc chuẩn bị qua loa không tạo được hứng thú cho học sinh, đôi khi còn làm học sinh hiểu sai về những biểu tượng ban đầu về 1 số đơn vị đại lượng. Đặc biệt dạy theo mô hình VNEN tuy giáo viên không soạn bài nhưng giáo viên mất rất nhiều thời gian vào việc chuẩn bị đồ dùng học tập như: phiếu bài tập(cá nhân, nhóm)
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 153
- 1
- [product_views]
- 8
- 182
- 2
- [product_views]
- 0
- 136
- 3
- [product_views]
- 3
- 111
- 4
- [product_views]
- 8
- 186
- 5
- [product_views]
- 5
- 156
- 6
- [product_views]
- 4
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 167
- 8
- [product_views]
- 4
- 199
- 9
- [product_views]
- 8
- 134
- 10
- [product_views]