SKKN Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng khi dạy kiểu bài so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
- Mã tài liệu: BM3086 Copy
Môn: | Tiếng việt |
Lớp: | 3 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 369 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thanh Lan |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Hữu Huân |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thanh Lan |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Hữu Huân |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng khi dạy kiểu bài so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Giải pháp 1: Sử dụng đồ dùng dạy học hợp lí
Giải pháp 2: Lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp.
Giải pháp 3: Tổ chức phong phú các hình thức dạy học
Giải pháp 4: Thiết kế bài tập theo hướng cá thể hóa học sinh.
Mô tả sản phẩm
1 . PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Phân môn Luyện từ và câu có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc mở rộng và hệ thống hóa vốn từ ngữ cho học sinh. Ngay từ tên gọi của phân môn đã cho ta thấy mục đích của nó. Luyện từ và câu dạy cho học sinh hiểu nghĩa của từ, cách sử dụng từ, cách đặt câu và sử dụng câu…Tuy nhiên, trong thực tế đây là một phân môn rất khó đối với cả giáo viên và học sinh. Trong sách giáo khoa Tiếng Việt 3 không có những bài dạy riêng lý thuyết mà chỉ có những bài tập để học sinh thực hành về từ và câu khá phong phú và đa dạng kiểu loại…Nhằm giúp học sinh nhận diện các kiến thức sơ giản chứ không có sự tổng thể về mặt lý thuyết. Trong khi đó ở sách giáo viên hầu như chỉ đưa ra đáp án bài tập, chứ chưa hướng dẫn cách làm thế nào nên giáo viên gặp nhiều khó khăn lúng túng trong quá trình vận dụng phương pháp dạy học để kích thích được sự hứng thú, say mê học tập của học sinh
Luyện từ và câu lớp 3 ngoài nội dung mở rộng vốn từ gắn với các chủ điểm, ôn luyện kiến thức về từ loại, các kiểu câu, dấu câu đã học ở lớp 2 còn làm quen với các biện pháp tu từ (nhân hóa, so sánh). “So sánh” là nội dung dạy học mới được đưa vào chương trình lớp 3. Đây là một nội dung khó, mang tính trừu tượng. Trong khi đó tư duy nhận thức của học sinh lớp 3 là tư duy trực quan cụ thể. Các em có thể nhận diện (tìm) những sự vật được so sánh, hình ảnh so sánh, các vế so sánh, từ chỉ so sánh, đặc điểm so sánh được nói đến trong câu (đoạn văn), thơ hoặc văn bản nhưng mới chỉ cảm nhận một cách trung trung tác dụng của so sánh. Các em đã gặp một số khó khăn khi đặt câu (nói, viết) có dùng phép so sánh vì vốn từ còn ít chưa có thói quen và biết cách quan sát, nhận xét sự vật, hiện tượng để tìm ra những đặc điểm giống nhau. Bởi vậy, câu văn của các em chỉ mang nội dung thông báo chứ chưa có sức gợi cảm, gợi tả… Điều đó cũng phần nào lý giải vì sao các bài tập tập làm văn thường khô khan, thiếu sức hấp dẫn.
Vì vậy, tôi thấy rằng việc tìm ra phương pháp dạy học phù hợp để học sinh hiểu và làm được bài là rất cần thiết và tôi quyết định chọn đề tài: “Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng khi dạy kiểu bài so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3” để nghiên cứu.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài để giúp học sinh có được một số kỹ năng so sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3; biết vận dụng khi đặt câu và viết đoạn văn, bài văn để bài văn hay và sinh động.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
– Học sinh lớp 3B, khảo sát thực tế về kĩ năng so sánh và việc vận dụng biện pháp so sánh của học sinh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
– Đọc, tham khảo, nghiên cứu tài liệu
– Quan sát học sinh khi dạy phân môn Luyện từ và câu.
– Điều tra, khảo sát thực tế
– Thực nghiệm
– Thống kê, so sánh đối chiếu
– Kiểm tra, đánh giá .
- NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của việc “Rèn luyện kỹ năng so sánh” trong phạm vi phân môn luyện từ và câu lớp 3.
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới của đất nước. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của đào tạo giáo dục hiện nay là : hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh một cách toàn diện theo mục tiêu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Hơn nữa, văn học là một loại hình nghệ thuật lấy ngôn từ làm phương tiện thể hiện có khả năng tác động đến đời sống tâm hồn của con người trong đó biện pháp tu từ so sánh góp phần không nhỏ làm nên điều này.
Một mặt, so sánh có khả năng khắc họa hình ảnh và gây ấn tượng mạnh mẽ làm nên một hình thức miêu tả sinh động, mặt khác so sánh còn có tác dụng làm cho lời nói rõ ràng, cụ thể, sinh động, diễn đạt được mọi sắc thái biểu cảm. So sánh tu từ còn là phương thức bộc lộ tâm tư tình cảm một cách kín đáo và tế nhị.
So sánh trong chương trình Luyện từ và câu lớp 3, các kiến thức được cung cấp cho học sinh thông qua hệ thống bài tập để rút ra cách sử dụng biện pháp nghệ thuật tu từ này chứ không có lý thuyết cụ thể nên hệ thống dữ liệu được cung cấp cho học sinh.
Việc dạy cho học sinh phân biệt và sử dụng tốt biện pháp tu từ so sánh sẽ giúp các em rèn được kĩ năng sử dụng biện pháp so sánh trong giao tiếp. Học sinh biết cách nói, viết câu văn có hình ảnh. Từ đó giúp học sinh học tốt các phân môn Tiếng Việt trong chương trình tiểu học.
2.2. Thực trạng của việc dạy học biện pháp tu từ so sánh ở lớp 3.
* Thực trạng chương trình:
– Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 hiện hành nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng còn tồn tại một số điểm chưa hợp lí: mặc dù sách giáo khoa đã chú trọng phương pháp thực hành nhưng những bài tập sáng tạo còn ít, đơn điệu, kiến thức dạy học còn mang tính trừu tượng nên học sinh còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình lĩnh hội kiến thức và tích lũy kinh nghiệm sống cho bản thân qua môn học.
* Thực trạng dạy của giáo viên:
Mặc dù đã bước vào thời kì công nghệ cao nhưng một số giáo viên chưa chú trọng quan tâm tới việc sử dụng công nghệ thông tin hữu hiệu nhất trong việc dạy và học hoặc có sử dụng nhưng lạm dụng công nghệ thông tin nên đưa ra những hình ảnh không đúng hoặc chưa có sức gợi tả, liên tưởng cho học sinh.
Một số giáo viên khi dạy học còn chưa chú trọng việc sử dụng đồ dùng dạy học, chưa khai thác hết nội dung bài hoặc chưa chú ý đến sự phân hóa đối tượng học sinh. Phần lớn các giáo viên chỉ mới khai thác nội dung sách giáo khoa hoặc đôi khi còn khai thác chưa hết, chưa sâu nội dung bài.
* Thực trạng học của học sinh:
Do khả năng tư duy của học sinh lớp 3 còn dừng lại ở mức độ tư duy đơn giản, trực quan nên việc cảm thụ nghệ thuật tu từ so sánh còn hạn chế. Hơn nữa, vốn kiến thức thực tế của học sinh, nhất là học sinh thành phố còn hạn chế. Nhiều em chưa biết cách sử dụng từ ngữ để miêu tả hay diễn đạt ý trọn vẹn. Có em lại sử dụng từ ngữ so sánh chưa phù hợp.
Qua khảo sát chất lượng đầu của học sinh lớp 3B năm học ………….. về mức độ nhận biết biện pháp tu từ so sánh ở lớp 3, kết quả như sau
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 153
- 1
- [product_views]
- 8
- 182
- 2
- [product_views]
- 0
- 136
- 3
- [product_views]
- 3
- 111
- 4
- [product_views]
- 8
- 186
- 5
- [product_views]
- 5
- 156
- 6
- [product_views]
- 4
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 167
- 8
- [product_views]
- 4
- 199
- 9
- [product_views]
- 8
- 134
- 10
- [product_views]