SKKN Đổi mới hình thức và phương pháp dạy học giúp rèn luyện kĩ năng nói cho hoc sinh lớp 1 theo hướng phát triển năng lực (CTST)
- Mã tài liệu: HT1033 Copy
Môn: | Tiếng Việt |
Lớp: | Lớp 1 |
Bộ sách: | Chân trời sáng tạo |
Lượt xem: | 888 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 12 |
Tác giả: | Lê Thị Trà |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 12 |
Tác giả: | Lê Thị Trà |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Đổi mới hình thức và phương pháp dạy học giúp rèn luyện kĩ năng nói cho hoc sinh lớp 1 theo hướng phát triển năng lực (CTST)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1 Đối với những chủ đề gần gũi với cuộc sống
2 Đối với các chủ đề khó nói
3 Đối với những chủ đề xa lạ
Mô tả sản phẩm
THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP
- Tên báo cáo biện pháp:
Đổi mới hình thức và phương pháp dạy học giúp rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh lớp 1 theo hướng phát triển năng lực (CTST)
- Tác giả
– Họ và tên:
– Trình độ chuyên môn:
– Chức vụ, đơn vị công tác:
– Điện thoại: Email:
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn biện pháp
Nói là một trong những hoạt động giao tiếp cần thiết của mỗi con người. Trong cuộc sống hàng ngày, ở tất cả mọi người, mọi ngành nghề đều cần đến các hoạt động giao tiếp. Giao tiếp là quá trình người nói diễn đạt thông tin đến các đối tượng cần giao tiếp, nhằm đạt đến kết quả cuối cùng của hoạt động giao tiếp. Chính vì vậy mà ngay từ khi bước vào lớp 1, bộ sách Chân trời sáng tạo đã rất chú trọng đến việc dạy 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh tiểu học.
Nói, là một trong 4 kỹ năng cơ bản (nghe, nói, đọc, viết) cần rèn luyện và phải đạt được khi hoàn thành chương trình Tiếng Việt lớp 1. Rèn kỹ năng nói là giúp học sinh phát triển ngôn ngữ nói, đặt nền móng cho việc phát triển ngôn ngữ nói, viết trong suốt bậc học và cả sau này. Đây cũng là mục tiêu phát triển năng lực, khả năng vận dụng kiến thức đã học vào áp dụng thực tế mà chương trình đổi mới GDPT 2018 đã đề cập. Đồng thời, rèn kĩ năng nói sẽ tạo cho các em có được sự mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. Các em biết sử dụng từ ngữ trong giao tiếp một cách chính xác, phong phú, phát huy trí tưởng tượng về ngôn ngữ theo 1 chủ đề, một hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
Việc rèn kỹ năng nói là giúp cho trẻ có khả năng giao tiếp, biết ứng xử và nhận xét sự vật, sự việc trên những nhận thức riêng, bằng sự cảm nhận ngây thơ của con mắt trẻ thơ. Vì thế, để học sinh luyện nói lưu loát, đạt hiệu quả, giáo viên cần phải có cách tổ chức dạy để khơi gợi, kích thích học sinh có hứng thú bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ của mình và diễn đạt suy nghĩ ấy bằng ngôn ngữ nói của mình, nhằm giúp trẻ sớm có tính cách mạnh dạn, cởi mở và tự tin hơn trong quá trình giao tiếp.
Hiện nay phần đa giáo viên đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc dạy kỹ năng nói cho học sinh tiểu học. Tuy nhiên ngay từ lớp 1 để rèn luyện cho học sinh kỹ năng nói thành câu, diễn đạt đủ ý, thành một đoạn văn cho học sinh lớp 1 một cách có hiệu quả lại là vấn đề mà không phải tất cả giáo viên có thể làm được. Với lý do trên, tôi xin được trình bày kinh nghiệm “Đổi mới hình thức và phương pháp dạy học giúp rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh lớp 1 theo hướng phát triển năng lực (Chân trời sáng tạo)”
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu, tổng kết một số vấn đề về kinh nghiệm dạy học luyện nói cho học sinh lớp 1 ở trường Tiểu học … trong phân môn học vần, cụ thể như: Nói đủ câu, đủ đoạn, nói đúng chủ đề, nói theo khả năng…
– Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 1 trường Tiểu học…
3. Mục đích nghiên cứu
Biện pháp nhằm giúp học sinh lớp 1 có kĩ năng nói thành công, diễn đạt được ý một cách rõ ràng. Từ đó giúp các em khả năng mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp.
PHẦN NỘI DUNG
1. Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện
Mỗi bài học, mỗi chủ đề giáo viên lựa chọn các cách hướng dẫn, giới thiệu khác nhau tạo cho giờ học sinh động, gây hứng thú cho học sinh. Trong khi dạy luyện nói cho học sinh lớp 1, giáo viên cần sử dụng phối hợp nhiều tranh ảnh dạy học hỗ trợ, giúp học sinh tiếp thu bài nhanh chóng và hiệu quả hơn. Các em sẽ thấy hứng thú hơn khi thực hành luyện nói. Bởi đây là giai đoạn tâm lý lứa tuổi của các em thích mới lạ nhưng cũng rất nhanh chán. Nếu rập khuôn một cách máy móc một hình thức hướng dẫn học sinh luyện nói dễ làm cho học sinh nhàm chán, không hứng thú với hoạt động luyện nói. Đặc biệt trong một lớp sẽ có nhiều đối tượng học sinh. Chính vì vậy mà giáo viên cũng cần chia ra thành các nhóm chủ đề để chuẩn bị hệ thống câu hỏi gợi ý cho từng nhóm đối tượng, tùy nội dung từng bài.
1.1 Đối với những chủ đề gần gũi với cuộc sống
Với những chủ đề gần gũi với học sinh như: Chủ đề: Sinh nhật, Ước mơ, Lớp em,… Giáo viên có thể lựa chọn những hình ảnh thân thuộc nhất với các em học sinh để các em cùng nhau quan sát, thảo luận. Thông qua những hình ảnh quen thuộc mà các em được thấy hằng ngày, các em sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp nhận kiến thức và rèn luyện kỹ năng đọc hiệu quả.
Ví dụ: Khi học những chủ đề quen thuộc như chủ đề luyện nói: Đi sở thú (trang 60 sách tiếng Việt 1 tập 1 Chân trời sáng tạo)
Giáo viên có thể khuyến khích học sinh sưu tầm hình ảnh, ảnh chụp các con vật có thật mang đến lớp để quan sát, thảo luận cùng nhau qua đó có thể cùng nhau luyện nói. Những hình ảnh mà các em chuẩn bị sẽ chính là thích của các em, từ đó sẽ giúp các em có niềm vui, hứng thú khi các em được nói, kể về chúng với bạn bè của mình. Điều đó cũng góp phần giúp nội dung luyện nói của giáo viên đạt hiệu quả. Đồng thời trong các buổi luyện nói về các chủ đề quen thuộc này giáo viên cũng có thể cho học sinh nói theo hiểu biết của mình về những loài vật trong chủ đề.
1.2 Đối với các chủ đề khó nói
Với các chủ đề khó nói, khó diễn tả, giáo viên có thể đưa những vật thật hoặc tranh ảnh để học quan sát lấy điểm tựa để luyện nói. Ở những bài chỉ có 1- 2 câu gợi ý SGV, giáo viên có thể ứng dụng công nghệ thông tin trong một phần nội dung của tiết học (ở phần luyện nói theo chủ đề) để giúp học sinh có cơ hội được xem, được thấy những gì có liên quan đến chủ đề mình đang học qua đó có thể hiểu và nói tốt hơn.
Ví dụ: Khi dạy học sinh đến chủ đề luyện nói: Vườn ươm (trang 170 sách tiếng Việt 1 tập 1 Chân trời sáng tạo)
Nhận thấy đây là một chủ đề khó nói, tôi đã truy cập internet để sưu tầm các hình ảnh liên quan đến vườn ươm cho học sinh quan sát và luyện tập.
Với những học sinh có khả năng nói tốt hơn trong lớp, sau khi cho các em quan sát hình ảnh, tôi sẽ mời các em nói về những điều mà các em quan sát được từ những bức hình. Còn với những học sinh có khả năng nói hạn chế, tôi sẽ đặt ra một số câu hỏi mang tính chất gợi ý để khơi gợi ngôn ngữ và phát triển tư duy cho các em.
1.3 Đối với những chủ đề xa lạ
Với những chủ đề lạ, xa với cuộc sống của các em như chủ đề: ruộng bậc thang, làng gốm Bát Tràng; Rừng, vùng cao; Lễ hội cổ truyền; Biển đảo yêu thương,… giáo viên có thể dùng tranh ảnh hỗ trợ giúp học sinh có thể cảm nhận, hiểu được nội dung chủ đề luyện nói.
Ví dụ: Khi dạy học sinh đến chủ đề luyện nói: Thăm quê (trang 130 sách tiếng Việt 1 tập 1 Chân trời sáng tạo)
Nhận thấy đây là một chủ đề tương đối xa lạ với các em bởi hầu hết các em đều sinh ra và lớn lên ở thành phố nên giáo viên có thể dùng tranh ảnh thật về làng quê Việt Nam và các hoạt động ở làng quê như: họp chợ, cấy lúa, làm đồng, bắt cá,… để giúp các em cảm nhận hết vẻ đẹp của quê hương, đất nước hoặc sử dụng phương pháp đàm thoại, gợi mở vấn đáp giúp các em nói được những điều các em cảm nhận được qua tranh ảnh.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 102
- 1
- [product_views]
- 5
- 172
- 2
- [product_views]
- 2
- 184
- 3
- [product_views]
- 8
- 129
- 4
- [product_views]
- 0
- 151
- 5
- [product_views]
- 7
- 100
- 6
- [product_views]
- 6
- 160
- 7
- [product_views]
- 7
- 151
- 8
- [product_views]
300.000 ₫
- 4
- 178
- 9
- [product_views]
300.000 ₫
- 5
- 193
- 10
- [product_views]