SKKN Giải pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm phát triển năng lực cho học sinh lớp 6 phần Lịch sử môn Lịch sử và Địa Lí (KNTT)
- Mã tài liệu: MT6033 Copy
Môn: | Lịch sử |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | Kết nối tri thức với cuộc sống |
Lượt xem: | 506 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Hương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Minh Khai |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Hương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Minh Khai |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Giải pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm phát triển năng lực cho học sinh lớp 6 phần Lịch sử môn Lịch sử và Địa Lí (KNTT)“triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.2 Nội dung giải pháp
2.2.1.Khởi động bằng tranh ảnh trực quan.
2.2.2. Khởi động bằng một thước phim, đoạn video.
2.2.3. Khởi động bằng kể chuyện lịch sử
Mô tả sản phẩm
Tên sáng kiến: “Giải pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm phát triển năng lực cho học sinh lớp 6 phần Lịch sử môn Lịch sử và Địa Lí trường THCS Quang Trung”.
Lĩnh vực áp dụng của sáng kiến: Lịch sử
Thời gian áp dụng sáng kiến:
Tác giả: ……
II. MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Tình trạng các giải pháp đã biết
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là một xu thế tất yếu. Trên thực tế việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở trường phổ thông có thể coi là kế thừa phương pháp dạy học tích cực, phát huy sự sáng tạo của học sinh trong các hoạt động học tập. Đây là vấn đề có nhiều điểm mới trong cách tiếp cận. Hiện nay, chúng ta đang tiến hành đổi mới phương pháp tổ chức dạy học theo chương trình GDPT 2018 và thực hiện theo công văn 5512, ngày 18/12/2020 của Bộ GD&ĐT đã ban hành về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường. Trong mỗi bài học, giáo viên (GV) xây dựng kế hoạch theo tiến trình 4 hoạt động chính như: Khởi động, hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng. Trong đó khởi động là hoạt động đầu tiên nhằm tạo tình huống xuất phát, được tổ chức khi bắt đầu một bài học. Hoạt động này chỉ thực hiện vài phút đầu giờ nhưng là yếu tố tiên quyết dẫn đến sự thành công của tiết dạy. Có thể coi là bước “trải đệm” để dẫn dắt học sinh (HS) vào bài mới, giúp HS tiếp cận kiến thức bài học một cách dễ dàng. Thế nhưng, hoạt động này nhiều giáo viên vẫn xem nhẹ và thực hiện chưa có hiệu quả.
Việc tổ chức hoạt động mở đầu tiết học theo phương pháp dạy truyền thống đem
lại một số ưu nhược điểm cụ thể như sau:
* Ưu điểm:
Tiết kiệm thời gian: Người dạy không phải mất nhiều thời gian để thiết kế các hoạt động dạy học, chỉ sử dụng sách giáo khoa, sách giáo viên và làm theo hướng dẫn.
Không đòi hỏi nhiều về ứng dụng công nghệ thông tin.
Người học đã quen với cách dạy truyền thống.
* Nhược điểm:
Các hoạt động dạy học không phong phú, đa dạng; Bài giảng của GV chưa sinh động, hấp dẫn nên làm cho người học chán nản, không hứng thú trong học tập bộ môn.
Không bắt kịp yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại nên phổ biến nhất vẫn là GV giới thiệu bài mới ngắn gọn, khái quát nội dung bài học bằng lối truyền thụ một chiều, học sinh vẫn chỉ thụ động nghe mà không được tham gia vào các hoạt động học tập nên lời nói hình ảnh của GV có thể HS sẽ quên ngay bởi những cảm xúc đó không được hình thành từ chính hoạt động của người học.
Vì vậy, sự tích cực, sáng tạo, sự hào hứng của HS với bài học ngay từ đầu đã dường như không có. Đây cũng là một trong những nguyên nhân của thực trạng HS chưa hứng thú và “mặn mà” với môn Lịch sử như hiện nay.
Đánh giá đúng thực trạng của tổ chức HĐKĐ đối với phần Lịch sử trong môn Lịch sử và Địa Lí lớp 6, từ đầu năm học 2021-2022 tôi đã chủ động theo dõi tình hình học tập của HS và tiến hành điều tra mức độ hứng thú học tập môn Lịch sử và khảo sát hứng thú với hoạt động khởi động đầu giờ học môn Lịch sử, kết quả như sau:
Bảng 1: Khảo sát số học sinh yêu thích, hứng thú với phân môn Lịch sử khi chưa sử dụng giải pháp
Tổng
HS
số
Mức độ hứng thú
Thích
Bình thường
Không thích
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
85
16
18,8
39
45,9
30
35,3
Bảng 2: Khảo sát các vấn đề liên quan đến hoạt động khởi động
Thứ tự
Nội dung khảo sát
Số HS khảo
sát
Tỉ lệ
1
Em có quan tâm đến hoạt động Khởi động trong tiết học không?
85
100%
Mức độ cao
16
18,8
Mức độ trung bình
42
49,4
Mức độ thấp
27
31,8
2
Khởi động có giúp em định hướng được kiến thức mới cần hình thành không?
85
100%
Định hướng tốt
14
16,5
Chưa rõ ràng
27
31,7
Không định hướng được
44
51,8
3
Giữa việc giáo viên dẫn dắt để vào bài (A) và tổ chức các hoạt động Khởi động (B) như trò chơi, xem video, hình ảnh, hát… thì em thích cách nào hơn?
85
100%
Cách A
30
35,3
Cách B
55
64,7
Qua khảo sát học sinh, tôi thấy một thực trạng:
Chất lượng học tập bộ môn chưa cao. Hoạt động mở đầu tiết học vẫn chỉ mang
tính hình thức, chưa tạo được sự hứng thú, động cơ học tập cho học sinh.
Vậy nguyên nhân của thực trạng:
+ Về phía GV: Chưa thực sự đầu tư cho đổi mới phương pháp dạy học. Giáo viên thường xuyên giới thiệu bài bằng cách dẫn dắt trực tiếp vào bài. Hoặc khi tổ chức hoạt động mở đầu, GV vẫn đóng vai trò chính, mang tính áp đặt một chiều, chưa có sự tham gia của học sinh.
+ Về phía HS:
Không hứng thú với môn Lịch sử một phần do đặc thù bộ môn: còn nặng về lý thuyết, nhiều sự kiện, mốc thời gian nên đa số HS chỉ ghi nhớ một cách máy móc, học vẹt mà không hiểu bản chất của sự kiện, hiện tượng…từ đó gây nên tâm lí “sợ” học môn Lịch sử.
Nhiều HS có tâm lý học lệch, thiên về một số môn KHTN nên ở các môn KHXH nói chung, môn Lịch sử nói riêng chưa có sự đầu tư, chưa chuẩn bị bài chu đáo, dẫn đến chất lượng bộ môn chưa cao.
Qua HĐKĐ: HS còn thụ động, “ngại” tham gia vào hoạt động học, chưa có sự tương tác giữa trò và thầy, trò với trò. Vì vậy ngay từ đầu sự hứng thú, tích cực, sáng tạo với bài học dường như không có nên hiệu quả HĐKĐ không cao.
Chính vì lẽ đó, tôi nhận thấy việc tìm ra giải pháp mới nhằm thay đổi cách học cũng như thái độ học tập của HS đối với môn Lịch sử là rất cần thiết. Hơn nữa, trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học lịch sử hiện nay, điều tất yếu GV cần coi trọng HĐKĐ sao cho tạo được ấn tượng, tâm thế tốt nhất giúp HS chủ động, tự tin khám phá kiến thức mới từ đó góp phần hình thành năng lực, phẩm chất cho HS trong học tập bộ môn.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
2.1. Mục đích của giải pháp
Đưa ra giải pháp mới nhằm giúp GV và HS thấy đươc ̣ sự cần thiết của việc tổ chức các HĐKĐ nhằm tạo hứng thú học tập, khắc sâu kiến thức, phát huy tính tích cực, chủ động tiếp nhận kiến thức của HS qua đó hình thành năng lực bộ môn, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Lịch sử lớp 6 ở trường THCS Quang Trung nói riêng và HS THCS nói chung.
Góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy môn Lịch sử, nâng cao hiệu quả giảng dạy của GV, tạo điều kiện cho GV tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phát triển năng lực của bản thân.
2.2 Nội dung giải pháp
2.2.1.Khởi động bằng tranh ảnh trực quan.
Tranh ảnh minh họa là một phương tiện hỗ trợ cho việc hình thành năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử. Khi tổ chức HĐKĐ bằng tranh, GV sử dụng sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, trình chiếu những hình ảnh có liên quan đến nội dung bài học; sau đó, sử dụng những câu hỏi hướng vào nội dung của bài để định hướng tư duy cho HS. Trên cơ sở câu trả lời của HS, GV đưa ra nhận xét và khái quát những vấn đề trọng tâm, giúp các em dễ dàng tham gia vào hoạt động học tập.
* Cách thức thực hiện
Bước 1: Giáo viên lựa chọn tranh ảnh phù hợp để tổ chức HĐKĐ – Bước 2: Giáo viên giới thiệu tranh ảnh yêu cầu học sinh chú ý theo dõi.
Bước 3: Giáo viên nêu câu hỏi để học sinh khai thác tranh ảnh.
Bước 4: Từ tranh ảnh giáo viên cho HS liên hệ, dẫn dắt vào bài mới.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 2 “Dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử”.
* Tổ chức thực hiện:
Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
Quan sát những hình ảnh sau và trả lời câu hỏi:
1.
? Thông qua quan sát hình ảnh, em có nhận xét gì về tiến trình phát triển của xã hội loài người
2.
? Nêu những hiểu biết của em về trống đồng Ngọc Lũ? Các hình ảnh được khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ cho chúng ta biết điều gì?
Học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS hoạt động cá nhân và nhóm bàn. Quan sát ảnh, thảo luận theo bàn và trả lời câu hỏi.
Báo cáo kết quả hoạt động
GV gọi đại diện nhóm bàn, từ 1-3 nhóm trả lời; nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt vào bài mới.
Vì những hình ảnh trên có thể các em đã biết hoặc chưa từng biết, vì thế các em có thể trả lời đúng hoặc chưa đúng nên giáo viên sẽ định hướng, dẫn dắt chuyển sang bài mới.
Ví dụ 2: Khi dạy bài 3 “Thời gian trong lịch sử”.
* Tổ chức thực hiện:
Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
Hãy quan sát tờ lịch và cho biết: Vì sao trên cùng một tờ lịch lại ghi hai ngày khác nhau?
Học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS hoạt động cá nhân, quan sát ảnh và trả lời câu hỏi.
Báo cáo kết quả hoạt động
GV gọi HS trả lời; HS khác nhận xét, bổ sung
GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt vào bài mới.
Ví dụ 3: Khi dạy bài 8 “Ấn Độ cổ đại” * Tổ chức thực hiện:
Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:
Quan sát các bức ảnh sau và thực hiện nhiệm vụ theo sơ đồ KWL.
GV sử dụng kĩ thuật dạy học KWL yêu cầu HS: Hãy viết những điều em đã biết,
muốn biết và sẽ làm gì để tìm hiểu văn hóa Ấn Độ.
Học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS hoạt động cá nhân, quan sát hình ảnh. Hoạt động theo nhóm bàn hoàn thành sơ đồ KWL.
Báo cáo kết quả hoạt động
GV gọi 1-3 nhóm trả lời; Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt vào bài mới.
Mỗi nhóm HS có thể trình bày sản phẩm ở mức độ khác nhau, GV bắt đầu gợi mở nêu những nhiệm vụ của bài học mà các em phải tìm hiểu và dẫn dắt HS vào bài mới.
2.2.2. Khởi động bằng một thước phim, đoạn video.
Đặc thù của học lịch sử là HS không thể quan sát trực tiếp những sự kiện, hiện tượng diễn ra trong quá khứ nên việc sử dụng những bài hát, đoạn video, thước phim tái hiện lại sự kiện sẽ giúp các em hình dung ra được quá khứ lịch sử. Sau khi HS quan sát xong, GV sử dụng những câu hỏi hướng vào nội dung của bài để định hướng tư duy cho HS. Trên cơ sở câu trả lời của HS, GV đưa ra nhận xét và khái quát những vấn đề trọng tâm, giúp các em dễ dàng bước vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
* Cách thức thực hiện
Bước 1: GV lựa chọn đoạn video
Bước 2: HS xem video
Bước 3: GV chuyển giao nhiệm vụ, sử dụng những câu hỏi hướng vào nội dung của bài để định hướng tư duy cho HS.
Bước 4: HS chia sẻ cảm xúc, trả lời câu hỏi GV giao, GV dẫn dắt vào bài mới.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 11: “Các quốc gia sơ kì Đông Nam Á” * Tổ chức thực hiện:
Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:
Quan sát đoạn video sau, ghi chép nhanh những quốc gia được nhắc đến trong video. Cho biết điểm chung về vị trí địa lí của những quốc gia đó?
GV chiếu đoạn Video: Quốc kì, thủ đô và biểu tượng của các quốc gia Đông Nam
Á – thời lượng 2 phút. Nguồn dẫn: https://youtu.be/tv8kFBAclro
Xem thêm:
- SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử 6 (Bộ sách Kết nối tri thức)
- SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy môn Lịch sử cho học sinh lớp 6 (Sách Kết nối tri thức)
- SKKN Biện pháp phát huy niềm tự hào học sinh qua khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử trong dạy học môn Lịch Sử lớp 7 (Bộ sách Kết nối tri thức)
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 163
- 1
- [product_views]
- 4
- 188
- 2
- [product_views]
- 7
- 103
- 3
- [product_views]
- 0
- 135
- 4
- [product_views]
- 2
- 127
- 5
- [product_views]
- 3
- 139
- 6
- [product_views]
- 3
- 191
- 7
- [product_views]
- 8
- 189
- 8
- [product_views]
- 4
- 129
- 9
- [product_views]
- 8
- 187
- 10
- [product_views]