SKKN Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp Một
- Mã tài liệu: BM1088 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 1 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 374 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Nhung |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Đoàn Kết |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Nhung |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Đoàn Kết |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp Một” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1. Chia dạng toán có lời văn ở các mức độ từ dễ đến khó
2.3.2. Hướng dẫn giải toán
Bước 1: Đọc và tìm hiểu kĩ nội dung bài toán
Bước 2: Tóm tắt bài toán
Bước 3: Hướng dẫn cách giải
Bước 4: Cách trình bày bài giải
Mô tả sản phẩm
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài.
Toán học là môn học có vị trí vô cùng quan trọng. Đặc biệt trong đời sống khoa học kĩ thuật hiện đại nó góp phần đào tạo học sinh trở thành con người phát triển toàn diện, năng động, sáng tạo, đáp ứng được mọi nhu cầu phát triển của khoa học công nghệ trong xã hội thời kì đổi mới. Việc dạy học giải toán ở tiểu học nhằm giúp học sinh biết cách vận dụng những kiến thức về toán, được rèn luyện kĩ năng thực hành,với những yêu cầu được thể hiện một cách đa dạng, phong phú. Nhờ việc dạy học giúp học sinh có điều kiện rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, rèn phương pháp suy luận và những phẩm chất của con người lao động mới. Trong dạy học toán thì giải toán có lời văn là loại toán riêng biệt, biểu hiện đặc trưng của trí tuệ. Là mục tiêu của việc dạy học toán ở tiểu học nói chung và giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1 nói riêng. Giải toán có lời văn đối với học sinh lớp 1 là loại toán khó.
Là một giáo viên dạy lớp 1, tự bản thân tôi nhận thấy môn Toán là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt, nhất là với học sinh lớp 1 lại càng quan trọng hơn. Môn Toán cung cấp những kiến thức cơ bản về số, những phép tính trong đại lượng và khái niệm cơ bản về hình học, bên cạnh đó nó còn góp phần vào phát triển tư duy, khả năng suy luận, phát tiển ngôn ngữ, trau dồi trí nhớ, kích thích cho các em trí tưởng tượng, óc khám phá, hình thành nhân cách cho các em.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy học giải toán ở tiểu học nhất là khối lớp 1, khối đầu cấp nên tôi chọn đề tài:“Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1.”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
– Dạy cho học sinh nhận biết về cấu tạo của bài toán có lời văn.
– Đọc hiểu – phân tích – tóm tắt bài toán.
– Giải toán đơn về thêm (bớt) bằng một phép tính cộng (trừ).
– Trình bày bài giải gồm câu lời giải + phép tính + đáp số.
– Tìm lời giải phù hợp cho bài toán bằng nhiều cách khác nhau.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Những bài tập thuộc mạch kiến thức “giải toán có lời văn” trong chương trình Toán lớp 1 ở Tiểu học.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
– Phương pháp điều tra
– Phương pháp trắc nghiệm
– Phương pháp trực quan
– Phương pháp đàm thoại, gợi mở
– Phương pháp luyện tập
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lý luận
Khả năng giải toán có lời văn chính là phản ánh năng lực vận dụng kiến thức của học sinh. Học sinh hiểu về mặt nội dung kiến thức toán học vận dụng vào giải toán kết hợp với kiến thức Tiếng Việt để giải quyết vấn đề trong toán học. Từ ngôn ngữ thông thường trong các đề toán đưa ra cho học sinh đọc – hiểu – biết hướng giải đưa ra phép tính kèm câu trả lời và đáp số của bài toán.
Giải toán có lời văn góp phần củng cố kiến thức toán, rèn luyện kỹ năng diễn đạt, tích cực góp phần phát triển tư duy cho học sinh tiểu học.
Đối với trẻ là học sinh lớp 1, môn toán tuy có dễ nhưng để học sinh đọc-hiểu bài toán có lời văn quả không dễ dàng, vả lại việc viết lên một câu lời giải phù hợp với câu hỏi của bài toán cũng là vấn đề không đơn giản. Bởi vậy nỗi băn khoăn của giáo viên là hoàn toàn chính đáng.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng
Trong quá trình giảng dạy ở Tiểu học, đặc biệt dạy lớp 1, tôi nhận thấy hầu như giáo viên nào cũng phàn nàn khi dạy đến phần giải toán có lời văn. Học sinh rất lúng túng khi nêu câu lời giải, thậm chí nêu sai câu lời giải, viết sai phép tính, viết sai đáp số. Những tiết đầu tiên của giải toán có lời văn mỗi lớp chỉ có khoảng 50% số học sinh biết nêu lời giải, viết đúng phép tính và đáp số. Số còn lại là rất mơ hồ, các em chỉ nêu theo quán tính hoặc nêu miệng thì được nhưng khi viết lại rất lúng túng, làm sai, một số em làm đúng nhưng khi cô hỏi lại thì không biết để trả lời. Chứng tỏ các em chưa nắm được một cách chắc chắn cách giải bài toán có lời văn. Giáo viên phải mất rất nhiều công sức khi dạy đến phần này.
Kết quả của năm học trước
Lớp
Sĩ số
Học sinh viết đúng cả 3 bước khi trình bày bài giải
1B
44
22 em
50%
2.2.2. Những nguyên nhân
a. Nguyên nhân từ phía giáo viên:
– Giáo viên chưa chuẩn bị tốt cho các em khi dạy những bài trước. Những bài nhìn hình vẽ viết phép tính thích hợp, đối với những bài này hầu như học sinh đều làm được nên giáo viên tỏ ra chủ quan, ít nhấn mạnh hoặc không chú ý lắm mà chỉ tập trung vào dạy kĩ năng đặt tính, tính toán của học sinh mà quên mất rằng đó là những bài toán làm bước đệm, bước khởi đầu của dạng toán có lời văn sau này.
– Đối với dạng bài nhìn hình vẽ viết phép tính thích hợp, cần cho học sinh quan sát tranh tập nêu bài toán và thường xuyên rèn cho các em thói quen nhìn hình vẽ nêu bài toán. Có thể tập cho học sinh nêu câu trả lời, cứ như vậy trong một khoảng thời gian chuẩn bị như thế thì đến lúc học đến phần bài toán có lời văn học sinh sẽ không ngỡ ngàng và các em sẽ dễ dàng tiếp thu, hiểu và giải đúng.
– Vẫn còn một số giáo viên khi dạy còn chưa phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, dạy theo phương pháp thuyết trình kết hợp với đàm thoại, nhưng thật chất vẫn là: “Thầy truyền thụ, trò tiếp thu’’ và cũng còn một số giáo viên còn ngại sử dụng đồ dùng dạy học. Nếu dạy theo phương pháp một chiều như thế thì các em không phát huy hết được năng lực, tư duy độc lập sáng tạo mà các em sẽ tiếp thu bài một cách máy móc, thụ động….
– Về mặt nhận thức, giáo viên còn coi việc dạy học giải toán có lời văn là đơn giản, dễ dàng nên chưa tìm tòi nghiên cứu để có phương pháp dạy hiệu quả.
b. Nguyên nhân từ phía học sinh:
– Do học sinh mới bắt đầu làm quen với dạng toán này lần đầu, tư duy của các em còn mang tính trực quan là chủ yếu. Mặt khác ở giai đoạn này các em chưa đọc thông viết thạo, các em đọc còn đánh vần nên khi đọc xong bài toán các em không hiểu bài toán nói gì, thậm chí có những em đọc đi đọc lại nhiều lần nhưng vẫn chưa hiểu bài toán. Vì vậy học sinh không làm đúng cũng là điều dễ hiểu.
– Trong các mạch kiến thức toán ở chương trình toán tiểu học thì mạch kiến thức giải toán có lời văn là khó nhất đối với học sinh và lại càng khó hơn đối với học sinh lớp 1 vì vốn từ, vốn hiểu biết và khả năng đọc hiểu, khả năng tư duy logic của các em còn rất hạn chế. Một nét nổi bật hiện nay là các em còn chưa biết cách tự học hay học tập một cách tự lập. Thực tế cho thấy, các em thực sự lúng túng khi gặp dạng toán có lời văn, vẫn còn một số em chưa biết cách tóm tắt đề toán, chưa biết phân tích đề toán để tìm ra cách giải, diễn đạt còn vụng về, thiếu logic, thiếu kĩ năng tính toán và trình bày thiếu chính xác, thiếu khoa học.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Chia dạng toán có lời văn ở các mức độ từ dễ đến khó
a) Mức độ 1:
Ngay từ đầu học kì I, các bài toán được giới thiệu ở mức độ: “ Nhìn hình vẽ viết phép tính thích hợp”. Mục đích là cho học sinh hiểu bài toán qua hình vẽ, suy nghĩ chọn phép tính thích hợp. Thông thường, sau mỗi phép tính là phần luyện tập có một hình vẽ 5 ô vuông để cho học sinh chọn và ghi phép tính thích hợp với hình vẽ
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 102
- 1
- [product_views]
- 5
- 172
- 2
- [product_views]
- 2
- 184
- 3
- [product_views]
- 8
- 129
- 4
- [product_views]
- 0
- 151
- 5
- [product_views]
- 7
- 100
- 6
- [product_views]
- 6
- 160
- 7
- [product_views]
- 7
- 151
- 8
- [product_views]
300.000 ₫
- 4
- 178
- 9
- [product_views]
300.000 ₫
- 5
- 193
- 10
- [product_views]