SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 3 giải các dạng toán hợp bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng
- Mã tài liệu: BM3152 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 3 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1024 |
Lượt tải: | 1 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Lan |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Lan |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 3 giải các dạng toán hợp bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1) Khái niệm về phương pháp sơ đồ doạn thẳng
2) Các bước giải bài toán hợp lớp 3 bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng
Bước 1: Lập sơ đồ tóm tắt đề bài bằng sơ đồ đoạn thẳng.
Bước 2: Tìm đại lượng chưa biết có liên quan với đại lượng đã biết.
Bước 3: Xác định đại l¬ượng cần tìm.
3) Các ứng dụng khi giải các bài toán hợp lớp 3 bằng phương pháp sơ đồ doạn thẳng.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU:
1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Môn toán ở trường Tiều học là một môn học độc lập, chiếm phần lớn thời gian trong chương trình học của trẻ. Nó là bộ môn khoa học nghiên cứu có hệ thống, phù hợp với hoạt động nhận thức tự nhiên của con người. Có khả năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận lôgíc, thao tác tư duy cần thiết để con người phát triển toàn diện, hình thành nhân cách tốt đẹp cho con người lao động trong thời đại mới. Toán học là môn khoa học tự nhiên có tính logic và tính chính xác cao, nó là chìa khoá mở ra sự phát triển của các bộ môn khoa học khác.
Muốn học sinh Tiểu học học tốt được môn Toán thì mỗi người giáo viên không phải chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong sách giáo khoa trong các sách hướng dẫn và thiết kế bài giảng một cách rập khuôn, máy móc làm cho học sinh học tập một cách thụ động. Nếu chỉ dạy học như vậy thì việc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ không cao. Nó là một trong những nguyên nhân gây ra cản trở việc đào tạo các em thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày.
Để giải được các bài toán ở tiểu học, người dạy cũng như người học phải nắm vững các dạng toán điển hình, nắm vững các bước giải toán và các phương pháp giải toán điển hình ở tiểu học: Như phương pháp suy luận, phương pháp giả thiết tạm, phương pháp chia tỉ lệ, phương pháp sơ đồ đoạn thẳng… Để giúp học sinh giải quyết 4 mạch kiến thức toán cơ bản ở bậc Tiểu học đang học.
Tôi thấy “ phương pháp sử dụng sơ đồ đoạn thẳng” giúp học sinh dễ hiểu, nhớ lâu kiến thức vì phương pháp này rất trực quan sinh động, phù hợp với tâm sinh lí học sinh tiểu học. Đặc biệt, đối với học sinh lớp 3 việc hướng dẫn các em giải bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng là tiền đề cơ sở cho việc giải nhiều bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng ở lớp 4 và lớp 5.
Qua nhiều năm giảng dạy tôi thấy: từ việc dạy kiến thức chung cho đến dạy nâng cao cho học sinh, sử dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng đã trở thành một phương pháp hữu hiệu trong việc giải bất cứ dạng toán nào . Vì thế, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm: “ Hướng dẫn học sinh lớp 3 giải các dạng toán hợp bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng”.
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
– Nghiên cứu thực trạng của việc sử dụng phương pháp dùng sơ đồ đoạn thẳng trong giảng dạy toán lớp 3.
– Đưa ra các cách hướng dẫn giải toán sử dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng để cải tiến, nâng cao chất lượng giảng dạy toán có lời văn ở lớp 3.
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Phương pháp: “Hướng dẫn học sinh lớp 3 giải các dạng toán hợp bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng”.
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
– Nghiên cứu lí luận (tài liệu, SGK, SGV,….)
– Nghiên cứu thực tiễn (điều tra, thực nghiệm,…)
– Xử lí thông tin….
- NỘI DUNG:
2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN:
- Vị trí và tầm quan trọng của việc dạy toán ở Tiểu học:
Toán học là một môn khoa học nghiên cứu một số mặt của thế giới hiện thực, nó có hệ thống kiến thức và phương pháp truyền đạt cơ bản, cần thiết cho đời sống sinh hoạt, lao động của con người. Nó cũng là công cụ để học các môn học khác. Môn toán có tác dụng to lớn trong việc phát triển trí thông minh, tư duy độc lập, linh hoạt, sáng tạo. Nó góp phần hình thành và rèn luyện nếp sống khoa học; góp phần giáo dục những đức tính tốt như: cần cù, nhẫn nại,ý chí vượt khó. Ở lứa tuổi tiểu học, tư duy của các em mới hình thành và phát triển, vì vậy mà toán học trở thành nhu cầu cần thiết. Nó là cánh cửa mở rộng giúp các em nhìn ra thế giới đầy sự kì diệu và mới lạ. Song song với sự phát triển, nhân cách của các em cũng hình thành và phát triển. Môn toán đã góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, sáng tạo.
b.Vị trí và tầm quan trọng của hoạt động giải toán trong dạy học toán ở Tiểu học.
Giải toán ở Tiểu học nói riêng là hoạt động quan trọng trong quá trình dạy và học toán. Nó chiếm khoảng thời gian tương đối lớn trong nhiều tiết học cũng như toàn bộ chương trình môn toán. Việc dạy và học toán ở bậc tiểu học nhằm giúp học sinh biết cách vận dụng những kiến thức về toán, được rèn luyện kĩ năng thực hành với những yêu cầu được thực hiện một cách đa dạng, phong phú. Thông qua việc giải toán giúp học sinh ôn tập, hệ thống hóa kiến thức và kĩ năng đã học. Học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh các lớp 1;2;3 chưa có đủ khả năng lĩnh hội kiến thức qua lí thuyết thuần túy mà hầu hết phải thông qua các bài toán, sơ đồ trực quan. Từ đó mới dễ dàng rút ra được các kết luận, các khái niệm và nội dung kiến thức cơ bản. Thông qua hoạt động giải toán rèn luyện cho học sinh tư duy logic, trình bày vấn đề một cách khoa học. Thông qua hoạt động giải toán hình thành nhịp cầu nối toán học trong nhà trường và ứng dụng toán học trong đời sống xã hội cho học sinh. ..
2.2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:
Qua tìm hiểu thực trạng dạy toán ở trường tiểu học Minh Khai I – Thành phố Thanh Hóa trong thời gian qua, tôi thấy nổi bật những vấn đề sau:
* Ưu điểm:
– Giáo viên đã quán triệt được tinh thần đổi mới phương pháp dạy học “tích cực hóa hoạt động của học sinh”. Giáo viên biết sắp xếp dành nhiều thời gian cho học sinh làm việc với sách giáo khoa, bài tập.
– Trong khi truyền đạt nội dung mới của bài giáo viên biết kết hợp nhiều phương pháp dạy học như phương pháp trực quan, giảng giải, vấn đáp… để dẫn dắt học sinh tới kiến thức cần đạt.
– Giáo viên rèn cho học sinh tự kiểm tra kết quả học tập của nhau.
* Tồn tại:
– Giáo viên và học sinh đều phụ thuộc vào tài liệu có sẵn là sách giáo khoa. Việc sử dụng tài liệu giảng dạy cho đồng đều học sinh làm cho những học sinh khá giỏi không có hứng thú trong giờ học vì các bài tập các em giải quyết một cách dễ dàng. Ngược lại, đối với học sinh yếu thì lượng bài tập đó lại quá nhiều, các em không thể làm hết bài tập đó trên lớp.
– Khi giải bài toán còn thụ động, giải bài toán còn máy móc theo yêu cầu của giáo viên. Phần lớn học sinh chỉ hoạt động giải các bài toán cụ thể chứ không biết so sánh, liên hệ với các bài toán khác.
– Ngay từ lớp 1, 2, 3 các em đã gặp các bài toán dùng đến sơ đồ đoạn thẳng nhưng giáo viên thường vẽ tóm tắt trên bảng để hướng dẫn mà chưa yêu cầu đến kĩ năng vẽ sơ đồ, đây là thực tế một số mặt còn hạn chế của giáo viên.
– Thực trạng này cho ta thấy việc giảng dạy các bài toán dùng sơ đồ đoạn thẳng còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, việc mô tả tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng cũng đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn mực, phải hiểu sâu và kĩ, đồng thời phải sắp xếp các đoạn thẳng đó một cách thích hợp để khi nhìn vào sơ đồ các em dễ nhận thấy các điều kiện của bài toán, từ đó giúp các em có kinh nghiệm và biết cách trình bày của mình. Như vậy, hiệu quả của từng bước mới tăng dần lên được.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 153
- 1
- [product_views]
- 8
- 182
- 2
- [product_views]
- 0
- 136
- 3
- [product_views]
- 3
- 111
- 4
- [product_views]
- 8
- 186
- 5
- [product_views]
- 5
- 156
- 6
- [product_views]
- 4
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 167
- 8
- [product_views]
- 4
- 199
- 9
- [product_views]
- 8
- 134
- 10
- [product_views]