SKKN Hướng dẫn học sinh Lớp 8 làm bài tập về dung dịch

Giá:
50.000 đ
Môn: Hóa học
Lớp: 8
Bộ sách:
Lượt xem: 486
Lượt tải: 3
Số trang: 32
Tác giả: Đặng Thị Thu Mai
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: Trường THCS Vân Du
Năm viết: 2022-2023
Số trang: 32
Tác giả: Đặng Thị Thu Mai
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: Trường THCS Vân Du
Năm viết: 2022-2023

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Hướng dẫn học sinh Lớp 8 làm bài tập về dung dịch” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

I.Bài 40: Dung dịch
1. Cơ sở lí thuyết
2. Một số kinh nghiệm
II. Bài 41: Độ tan của một chất trong nước
1. Cơ sở lí thuyết
2. Một số kinh nghiệm
2.1. Xây dựng công thức tính độ tan
2.2. Trong các bài toán về độ tan còn gặp dạng bài cho biết độ tan và khối lượng dung dịch yêu cầu tính khối lượng chất tan, khối lượng nước.
2.3. Dạng bài tính khối lượng chất kết tinh khi giảm nhiệt độ của dung dịch
III. Bài 42: Nồng độ dung dịch
IV. Bài 43: Pha chế dung dịch

 

Mô tả sản phẩm

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ
  2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Hóa học là bộ môn khoa học tự nhiên mà học sinh được tiếp cận muộn nhất , nhưng nó lại có vai trò quan trọng trong nhà tường phổ thông cũng như trong thực tế đời sống sau này. Môn hóa học cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực đầu tiên về hóa học, rèn cho học sinh óc tư duy sáng tạo và khả năng trực quan nhanh nhạy. Vì vậy giáo viên bộ môn hóa học cần hình thành ở các em một số kỹ năng cơ bản, thói quen học tập và làm việc khoa học làm nền tảng để các em phát triển khả năng nhận thức và năng lực hành động . Hình thành cho các em những phẩm chất cần thiết như cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ mỉ, chính xác đặc biệt là kỹ năng thực hành từ đó yêu thích khoa học.

 Chương dung dịch của hóa học 8 là một chương có nhiều bài tập tính toán và đòi hỏi học sinh có khả năng tư duy cao.

Học sinh không nắm chắc kiến thức này thì sẽ không thể làm tốt các bài tập tính toán trong chương trình hoá học 9.

Học sinh lớp 8 khi tham gia thi olympic cần nắm chắc kiến thức này trong khi đó tại thời điểm diễn ra thi thì học sinh chưa học hết lí thuyết của chương này chứ không nói đến là vận dụng thành thạo.

Vì những lí do trên mà tôi quyết định viết lên “ Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 8 làm bài tập dung dịch” mà bản thân tôi đã áp dụng rất mong được sự đóng góp, bổ sung của các bạn đồng nghiệp để đề tài thêm hoàn thiện.

 

  1. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI

Từ kiến thức cơ sở mà sách giáo khoa nêu ra giáo viên phân tích tổng hợp hướng dẫn học sinh tìm ra công thức tính toán, các dạng  bài thường gặp và các cách giải nhanh,ngắn gọn mà lại dễ hiểu.

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

– Phạm vi: Hóa học lớp 8

– Đối tượng: Học sinh lớp 8 trường THCS Thanh Thùy năm học ………, ……….

  1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Để nghiên cứu và hoàn thành đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

– Phương pháp nghiên cứu tài liệu.

– Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa vấn đề.

– phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch.

– Phương pháp so sánh đối chiếu

  1. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Trong đề tài này tôi xin được trình bày một số sáng kiến của mình theo nội dung từng bài như phân phối của sách giáo khoa

I.Bài 40: Dung dịch

  1. Cơ sở lí thuyết

– Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi

– Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch.

– Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất giữa dung môi và chất tan

– Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan

– Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan

  1. Một số kinh nghiệm

Tôi nhận thấy trong các ví dụ hay bài tập mà sách giáo khoa đưa ra thì Chất tan cũng chính là chất đem hòa tan nghĩa là không có phản ứng hóa học xảy ra giữa chất đem hòa tan với dung môi. Vì vậy khi dạy bài này tôi đã đưa thêm các bài tập mà chất đem hòa tan có phản ứng với dung môi là nước vì các em đã được học về tính chất hóa học của nước trước đó rồi

Ví dụ 1: Hòa tan 62g Na2O vào 138g nước. Tính khối lượng chất tan và khối lượng dung dịch thu được.

Giải

Vì khi cho Na2O vào nước có phản ứng hóa học xảy ra:

                         Na2O + H2O →  2NaOH

Do đó chất tan trong dung dịch thu được là NaOH

                           nNaOH = 2nNa2O = = 2 mol

                          mNaOH = 2.40 = 80g

                          mdd NaOH = 62 + 138 = 200g

Ví dụ 2: Cho một mẩu Na kim loại nặng 4,6g vào cốc chứa 150g nước.Hỏi a) dung dịch thu được là dung dịch gì? Có khối lượng bằng bao nhiêu? 

  1. b) Chất tan là chất nào? Bao nhiêu gam?

Giải

Na có phản ứng với nước:      2Na + 2H2O  → 2NaOH + H2

                                    Mol:     0,2                        0,2          0,1

  1. Dung dịch thu được là dung dịch NaOH

                                        nNa = = 0,2 mol

                                       mNaOH = 0,2.40 = 8g

                                      nH2 = 0,1.2= 0,2g

Vì sản phẩm có sinh ra khí H2 bay ra khỏi dung dịch nên:

                    mdd = mNa + mH2O – mH2 = 4,6 + 150 – 0,2 = 154,4 g

Ví dụ 3: Hòa tan hết 16,8g Fe cần vừa đủ 200g một dung dịch HCl. Hãy chỉ ra:

  1. Chất tan, dung môi, dung dịch
  2. Tính khối lượng mỗi yếu tố trên

Giải

                                    nFe = = 0,3 mol

     PTHH:                      Fe  +  2HCl  →  FeCl2  +  H2

                     Mol:          0,3       0,6          0,3           0,3

  1. Chất tan là FeCl2, có khói lượng là: 0,3.127 = 38,1 g
  2. Dung môi là nước, có khối lượng là: 200 – mHCl = 200 – 0,6.36,5

                                                                               = 178,1 g

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

SKKN Phương pháp giải nhanh một số dạng bài tập hóa học
9
Hóa học
4.5/5

30.000 

9
Hóa học
4.5/5

30.000 

9
Hóa học
4.5/5

30.000 

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)