SKKN Kĩ thuật dạy học “các mảnh ghép” trong dạy học môn Hóa học 9
- Mã tài liệu: BM9083 Copy
Môn: | Hóa học |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 712 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Đặng Thị Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Phan Đình Giót |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Đặng Thị Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Phan Đình Giót |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Kĩ thuật dạy học “các mảnh ghép” trong dạy học môn Hóa học 9” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
– Trước khi tiến hành áp dụng kĩ thuật này vào các bài học cụ thể giáo viên cần xác định chính xác nội dung bài học, trọng tâm bài học.
– Không chồng chéo quá nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học gây rắc rối cho hoạt động của học sinh và chính bản thân giáo viên dạy.
– Giáo viên luôn phải quan sát các hoạt động của học sinh một cách chi tiết nhất. Can thiệp và hướng dẫn kịp thời khi cần thiết, nhanh nhẹn và phải có chuẩn bị các tình huống xảy ra.
– Về học sinh cũng cần có sự chuẩn bị sẵn sàng kiến thức cũ hay các thao tác thí nghiệm và nắm được nội dung hay yêu cầu trong các hoạt động một cách chi tiết nhất.
Mô tả sản phẩm
ĐỀ TÀI
KĨ THUẬT DẠY HỌC “CÁC MẢNH GHÉP” TRONG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC 9
- PHẦN MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài.
Văn Kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII tiếp tục khẳng định “giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội”. Trọng tâm là “… đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đạo tạo phát triển nguồn nhân lực, phấn đấu trong những năm tới, tạo ra chuyển biến căn bản, mạnh mẽ chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo làm cho giáo dục đào tạo thật sự là quốc sách hàng đầu, đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân, là yêu cầu bức thiết của toàn xã hội, yêu cầu của hội nhập quốc tế trong kỷ nguyên toàn cầu hóa
Nâng cao chất lượng đào tạo là một nhu cầu bức thiết của xã hội ngày nay đối với các cơ sở đào tạo, là sự sống còn có tác động mạnh mẽ đến chất lượng đào tạo nguồn lực cho sự phát triển xã hội. Trong rất nhiều các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo thì giải pháp đổi mới phương pháp dạy học được xem là khâu vô cùng quan trọng hiện nay ở tất cả các cơ sở giáo dục.
Xuất phát từ thực tế giảng dạy, tự tìm tòi, tham khảo và học tập của bản thân thông qua việc dự giờ đồng nghiệp và qua các buổi tập huấn về phương pháp dạy học tôi nhận thấy: Việc thay đổi phương pháp dạy học là điều quan trọng nó giúp học sinh chủ động, tích cực và sáng tạo hơn trong học tập. Từ đó nâng cao đáng kể chất lượng học tập.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp dạy học khác nhau áp dụng cho từng đối tượng học sinh và từng bài giảng.Bản thân tôi thông qua quá trình dạy học đã áp dụng nhiều phương pháp thậm chí là lồng ghép các phương pháp.Nhưng khi dạy các bài mới tìm hiểu về một chất cụ thể trong chương trình hóa học 9 như : Sắt, Nhôm, Cacbon, Clo, Metan…lại thực sự tâm đắc với phương pháp dạy học có áp dụng “kĩ thuật dạy học các mảnh ghép”
- Mục đích nghiên cứu.
Thay đổi phương pháp dạy học ,nhằm định hướng và thay đổi cả cách học tập và nhận thức của học sinh: chủ động hơn, sáng tạo hơn và có điều kiện phát huy khả năng tư duy của các em. Từ đó thay đổi chất lượng học tập.
III. Đối tượng, khách thể và phạm vi giới hạn đề tài nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu:
Áp dụng “kĩ thuật dạy học các mảnh ghép ”vào các bài dạy có nội dung là các bài học về một chất cụ thể.
- Khách thể nghiên cứu:
Học sinh khối 9.
- Phạm vi giới hạn đề tài nghiên cứu
Các bài dạy trong chương trình hóa học lớp 9. Cụ thể minh họa qua “tiết 25, bài 19: SẮT”
- Nhiệm vụ nghiên cứu.
Qua đề tài tôi muốn giải quyết các nhiệm vụ là tìm ra đúng phương pháp áp dụn g đúng kĩ thuật dạy học để:
Một là: Phát huy tính tích cực, năng lực tư duy, óc sáng tạo, khả năng tự học và sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập.
Hai là: Giảng dạy và học tập phải gắn liền với cuộc sống sản xuất, học đi đôi với hành.
Ba là: Rèn luyện được kĩ năng sống cho học sinh.
Kinh nghiệm qua các năm giảng dạy hóa học tôi nhận thấy rằng: Học sinh thấy hứng thú và dễ ghi nhớ bài hơn. Tiết học hóa không còn nhàm chán hay khô khan .
- Phương pháp nghiên cứu.
– Điều tra học sinh, kết quả trước đó.
– Thử nghiệm kĩ thuật mảnh ghép cho các đối tượng khác nhau: lớp chọn, lớp đại trà.
– Tổ chức hoạt động của học sinh trên lớp
– Đánh giá và thống kê chất lượng của phương pháp thông qua từng tiết dạy
.
- PHẦN NỘI DUNG.
- Cơ sở lí luận.
Nâng cao chất lượng đào tạo là một nhu cầu bức thiết của xã hội ngày nay đối với các cơ sở đào tạo, là sự sống còn có tác động mạnh mẽ đến chất lượng đào tạo nguồn lực cho sự phát triển xã hội. Trong rất nhiều các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo thì giải pháp đổi mới phương pháp dạy học được xem là khâu vô cùng quan trọng hiện nay ở tất cả các cơ sở giáo dục. Thực trạng phương pháp dạy học ngày nay vẫn là phương pháp thuyết trình. Phương pháp thuyết trình lấy công nghệ dạy học gắn với quan điểm: “Lấy người dạy làm trung tâm” không còn phù hợp với phương pháp dạy học mới ngày nay. Hệ lụy của phương pháp này là:
– Thầy thuyết giảng theo kiểu đọc chép, học trò nghe, ghi theo khuynh hướng chung là thầy giảng bài chậm, nói chậm, học trò nghe, nhìn, chép nhờ vào sự trợ giúp của các công cụ như: Laptop, projector hoặc phần mềm Power Point. Công cụ này cũng rất tiện ích, giúp thầy đọc, chép nhiều môn học khác nhau mà không cần phải chuẩn bị bài giảng kỹ càng.
– Người học thụ động tiếp thu kiến thức một chiều. Người dạy đứng lớp truyền đạt kiến thức cho người học trong khuôn khổ giáo trình, bài giảng đã được quy định sẵn, người học nghe giảng và ghi chép, đôi khi trong quá trình giảng bài cũng đặt ra những câu hỏi, những vấn đề, những tình huống yêu cầu người học suy nghĩ trả lời, bình luận. Tính thụ động tiếp thu kiến thức một chiều bộc lộ ở chỗ mọi vấn đề trao đổi, các câu hỏi, các tình huống mà người thầy nên ra đều diễn ra theo kịch bản được người dạy chuẩn bị trước, mọi kiến thức, cách thức trả lời đều qua người dạy rồi mới đến người học. Tính thụ động tiếp thu kiến thức làm triệt tiêu sự tư duy sáng tạo của người học, biến người học thành máy nghe, máy chép.
– Kiến thức đóng khung, áp đặt: Chương trình đào tạo, các môn học, các phần học được chuẩn hóa bởi các cơ quan quản lý giáo dục và được các cơ sở giáo dục thực hiện như là “pháp luật” đào tạo không được thay đổi, không được tùy tiện cắt xén. Người dạy quyết định vận mệnh của người học thông qua các môn học, phần học mang tính áp đặt, bài giảng của người dạy, đề thi, đề kiểm tra cũng của thầy, thầy ra, thầy chấm, thầy quyết định điểm của môn học, phần học. Do người học tiếp thu một chiều, làm bài theo quy định chung, theo quy định của thầy dẫn tới khuynh hướng tư duy đóng, thiếu tính sáng tạo.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
30.000 ₫
- 6
- 972
- 1
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 2803
- 2
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 2675
- 3
- [product_views]
30.000 ₫
- 8
- 785
- 4
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 1485
- 5
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 772
- 6
- [product_views]
30.000 ₫
- 7
- 1067
- 7
- [product_views]
30.000 ₫
- 5
- 893
- 8
- [product_views]
30.000 ₫
- 8
- 1174
- 9
- [product_views]
30.000 ₫
- 9
- 1427
- 10
- [product_views]