SKKN Kinh nghiệm dạy học nâng cao chất lượng môn tiếng Việt cho học sinh lớp 1
- Mã tài liệu: BM1034 Copy
Môn: | Tiếng việt |
Lớp: | 1 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 282 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Trần Nguyên Hãn |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Trần Nguyên Hãn |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Kinh nghiệm dạy học nâng cao chất lượng môn tiếng Việt cho học sinh lớp 1” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
4.1 Tìm hiểu tình hình học tập của học sinh. Rèn cho học sinh thói quen và phương pháp học tập tốt.
4.2 Kiểm tra phân loại đối tượng học sinh.
4.3 Kích thích nhu cầu nhận thức, tạo niềm tin trong học tập cho các em.
4.4 Sử dụng đồ dùng dạy học trong tiết dạy một cách hợp lí.
4.5 Làm việc với sách giáo khoa, bảng con và các đồ dùng phục vụ cho tiết học.
4.6 Phát huy tính tích cực, tự giác cho học sinh trong giờ học
4.7 Tổ chức trò chơi học tập trong các tiết học.
4.8 Tổ chức phong trào “Đôi bạn cùng tiến”.
4.9 Phối kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh
Mô tả sản phẩm
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chúng ta biết rằng học sinh ở bậc Tiểu học là nhân vật trung tâm của nhà trường. Một bậc học rất quan trọng cho việc đặt nền móng trong việc hình thành nhân cách của học sinh sau này, trên cơ sở cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về tự nhiên và xã hội.
Với lứa tuổi tiểu học thì hoạt động chủ đạo của các em là hoạt động học, mà yêu cầu trước hết để các em thực hiện tốt hoạt động này là các em phải biết đọc thông, viết thạo, biết tính toán, một yêu cầu tưởng chừng như đơn giản nhưng lại rất quan trọng đối với các em. Bản thân tôi là một giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm dạy lớp Một, mặt khác là năm thứ hai đi vào thực hiện thông tư 30, tôi tự thấy rằng nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt là vấn đề được đặt ra, phải thực hiện có hiệu quả trong năm học ………. Để đạt được điều đó tất cả các lớp cần phải quan tâm đến từng đối tượng học sinh. Mục tiêu trước mắt của giáo viên là làm sao đó nâng cao chất lượng dạy và học. Đặc biệt là chất lượng môn Tiếng Việt.
Riêng đối với lớp 1 là lớp đầu tiên của bậc Tiểu học, nó có vị trí vô cùng quan trọng, là lớp tạo nền móng cho những lớp trên, cấp học trên.
Song trong thực tế, trong một lớp chất lượng học sinh không đồng đều, có em đọc tốt nhưng chữ viết xấu hoặc chữ viết đẹp thì khả năng tiếp thu bài lại chậm. Do đâu? Vì sao? Đó là những băn khoăn của bản thân tôi trong quá trình giảng dạy, làm thế nào để học sinh tiếp thu một cách có hiệu quả. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, bản thân tôi mạnh dạn đưa một số kinh nghiệm: “ Dạy học nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1B” trong năm học ……….
2. Mục đích nghiên cứu
– Dạy học nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 giúp học sinh luyện tập, củng cố, vận dụng các kiến thức và thao tác thực hành, rèn luyện kĩ năng học tập có hiệu quả, đồng thời từng bước tập vận dụng kiến thức và kĩ năng thực hành vào thực tiễn học tập và đời sống.
– Nâng cao chất lượng dạy học là nguồn thông tin ngược giúp giáo viên nhìn rõ hiệu quả của việc dạy học, từ đó điều chỉnh quá trình dạy học cho phù hợp.
– Nâng cao chất lượng dạy học, giáo viên có điều kiện dạy học sinh đạt được các kiến thức, kĩ năng cơ bản, tối thiểu của môn học, các hoạt động giáo dục. Từ đó, phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp và rèn luyện kĩ năng suy luận, khêu gợi và tập dượt khả năng quan sát, phỏng đoán, tìm tòi.
3. Đối tượng nghiên cứu
Dạy học nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1B do tôi chủ nhiệm.
4. Các phương pháp nghiên cứu
– Sử dụng phương pháp thực hành ở lớp trực tiếp phụ trách giảng dạy.
– Nghiên cứu qua thực tế giờ dạy, qua dự giờ, trao đổi kinh nghiệm.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
Nâng cao chất lượng văn hóa, rèn luyện và giáo dục kĩ năng sống tốt cho học sinh sẽ hạn chế được học sinh yếu kém, học sinh lưu ban. Do đó sự giúp đỡ của giáo viên đối với học sinh là rất quan trọng, làm sao cho các em từng bước học tập có kết quả, từ đó xây dựng lòng tự tin, hứng thú, cố gắng học tập. Những học sinh phát triển bình thường đều có khả năng tiếp thu chương trình học tập và đạt yêu cầu qui định.
2. Thực trạng
Trường Tiểu học thị trấn Kim Tân là trường chuẩn quốc gia đầu tiên của huyện và là một trong những trường nằm trong tốp đầu xếp loại về chất lượng giáo dục của huyện Thạch Thành. Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đầy đủ. Song trong các cuộc giao lưu do phòng tổ chức gần đây về chất lượng văn hóa, chữ đẹp, văn nghệ, các phong trào bề nổi chưa có tính vượt trội. Điều đó một phần do nguyên nhân khách quan như: Đa số học sinh có bố mẹ đi làm ăn xa, phải ở nhà với ông bà hoặc học sinh từ nơi khác chuyển về để ở lại bán trú. Mặt khác số học sinh thuộc Liên Sơn – Thành Kim theo học ở Tiểu học Thị trấn, đây là số học sinh đa số thuộc con em gia đình nông nghiệp hoặc buôn bán nhỏ, không có điều kiện để quan tâm đến việc học của con cái. Điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của nhà trường và khó khăn cho việc dạy học của giáo viên.
Được Ban giám hiệu phân công lớp Một, là lớp đầu cấp và cũng là năm học thứ hai tôi giảng dạy lớp 1. Mặc dù chưa có nhiều kinh nghiệm trong công việc, nhiều nỗi lo lắng nhưng tôi đã cố gắng hết mình, qua thời gian giảng dạy tôi thấy được một số vấn đề sau:
– Khả năng tiếp thu và đạt các yêu cầu đặt ra chưa đồng đều, vẫn còn nhiều học sinh đạt kết quả thấp.
– Sự phát triển nhận thức của học sinh cùng lứa tuổi không đồng đều, hoạt động tư duy có nhiều nét riêng.
– Việc lĩnh hội kiến thức trước đó có nhiều lỗ hổng.
– Thái độ học tập chưa tốt, chưa được định hướng rõ.
– Do một số em khi đã học qua lớp mẫu giáo nhưng các em nhận thức còn non nớt, tiếp thu bài còn gặp rất nhiều khó khăn. Có thể các em chưa quen với cách học mới ở trường Tiểu học.
Do đó, tác động của một số yếu tố trên mà một số học sinh hứng thú học tập kém, thiếu tự tin, thiếu cố gắng vươn lên trong học tập, kết quả học tập kém, không ổn định. Quan sát tôi thấy từ những nguyên nhân đó mà học sinh yếu có những biểu hiện sau:
– Tư duy thiếu linh hoạt.
– Sự chú ý, óc quan sát, trí tưởng tượng đều phát triển chậm.
– Diễn đạt bằng ngôn ngữ khô khan, lúng túng, nhiều chỗ còn lộn xộn.
– Biểu hiện bề ngoài là thờ ơ với thái độ học tập, giáo viên giảng bài hỏi lại học sinh trả lời ngập ngừng không tin ở chính mình, thái độ tiếp thu thụ động.
– Nghịch ngợm, có tính ham chơi, lười học dẫn đến học kém và rất ngại học.
– Nhiều em có bố mẹ đi làm ăn xa, phải ở nhà với ông bà hoặc bác ( Phúc An, Ngọc Anh, Duy Anh, Khánh Linh,….). Do đó, các em được nuông chiều vì nghĩ rằng các em thiếu thốn tình cảm, dẫn đến việc không sát sao hoặc không nghiêm khắc để các em hoàn thành nhiệm vụ học tập. Mặt khác, nếu quan tâm thì phụ huynh lại không biết cách hướng dẫn các em học tập, nhất là hướng dẫn viết chữ không đúng mẫu (thiếu về độ cao hoặc không đúng về độ rộng), cách đánh vần không đúng (ví dụ đánh vần tiếng “hồng” hờ – ô – hô –ngờ – hông – huyền – hồng).
Qua khảo sát chất lượng đầu năm học ………, kết quả cụ thể như sau:
Sĩ số học sinh
Chất lượng đọc
Chất lượng viết
31 em
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
18 = 58%
13 = 42%
14 = 45%
17 = 55%
Sau khi kiểm tra khảo sát chất lượng, tôi thấy số học sinh nhớ được bảng chữ cái thì tương đối cao nhưng khi vào các bài học, các em thường không biết ghép tiếng, từ (đánh vần). Một số em đọc được nhưng lại đọc sai do tiếng địa phương, hoặc do còn nói ngọng. Tuy nhiên, có những em biết đọc nhưng khi viết thì tay yếu, viết không đúng mẫu, không đúng ô li, dòng kẻ. Đứng trước thực tế đó, tôi băn khoăn và tự đặt ra câu hỏi là: Phải làm gì và làm như thế nào để giúp học sinh học tập tốt hơn? Với trách nhiệm của người giáo viên chủ nhiệm tôi không thể nào yên tâm được, tôi nghĩ rằng nếu để tình trạng này kéo dài thì chất lượng của lớp tôi sẽ kém đi không đạt được yêu cầu về chất lượng mà lớp cũng như nhà trường đề ra, nhất là sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh.
Vì thế thông qua quá trình dạy học, qua việc tìm hiểu nguyên nhân và những biểu hiện của học sinh yếu, tôi đã mạnh dạn cải tiến tìm ra những biện pháp giáo dục phù hợp với nhận thức của từng đối tượng, từng học sinh.
Từ thực trạng trên, để nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1B đạt kết quả tốt hơn, tôi mạnh dạn đưa ra các giải pháp và biện pháp sau:
3. Các giải pháp thực hiện
3.1.Công tác tuyên truyền thông qua thông tin điện thoại, sổ liên lạc hoặc trao đổi trực tiếp, qua buổi họp phụ huynh đầu năm và cuối học kì 1. Từ đó, nâng cao nhận thức cho phụ huynh trong việc quan tâm, chăm sóc, hỗ trợ cùng với giáo viên chủ nhiệm nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt cho học sinh. Kêu gọi phụ huynh cùng tham gia các phong trào do nhà trường, Đội thiếu niên tổ chức.
3.2. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp linh hoạt, kết hợp với tổ chức giáo dục ngoài giờ lên lớp, tăng cường kĩ năng giao tiếp cho học sinh. Ngoài một số hoạt động như múa hát, kể chuyện hoặc các phong trào thi đua: giữ vở sạch, viết chữ đẹp, ngàn hoa việc tốt, đôi bạn cùng tiến…càng giúp các em tự tin, mạnh dạn đạt kết quả tốt trong học tập.
3.3. Khích lệ, động viên tinh thần học tập bằng lồng ghép tổ chức các trò chơi trong các tiết học Tiếng Việt nhằm nâng cao vốn kiến thức Tiếng Việt cho các em.
3.4. Tăng thời lượng dạy học môn Tiếng Việt nhằm củng cố kiến thức cho học sinh một cách vững chắc vào các buổi chiều trong tuần.
3.5. Quan tâm, tìm hiểu hoàn cảnh đến từng đối tượng học sinh giúp các em có thêm niềm tin trong học tập.
4. Các biện pháp tổ chức thực hiện
4.1. Tìm hiểu tình hình học tập của học sinh. Từ đó rèn luyện cho học sinh có những thói quen và phương pháp học tập tốt.
Để rèn luyện cho học sinh có những thói quen và phương pháp học tập tốt, đáp ứng với yêu cầu đặt ra, giáo viên phải tìm ra những biện pháp phù hợp, kết hợp với lòng yêu nghề mến trẻ, hiểu được tâm lí của trẻ và bản thân phải nhiệt tình trong công tác giáo dục, phải thật sự là người mẫu mực, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Giáo viên phải nắm bắt được hoàn cảnh, tình hình học tập của từng em, nắm rõ được những em học yếu, yếu ở mức độ nào? Do đâu? Từ đó tìm ra những phương pháp giáo dục để thu hút tuyệt đối sự chú ý của các em, cố gắng tạo niềm tin trong lúc học không để các em nhàm chán.
Ví dụ: Trường hợp của em Lê Khánh Linh, gia đình sống ở miền Nam, bố mới mất, Khánh Linh được mẹ đưa về ở nhà với bác. Vào đầu năm học tôi thấy Linh có phần nhút nhát, ít giao tiếp với thầy cô, bạn bè. Khi tôi hỏi bài hoặc trao đổi vấn đề khác ngoài giờ học thì trả lời rất nhỏ có vẻ sợ sệt hoặc ngồi im. Tìm hiểu được nguyên nhân do em chưa quen nói tiếng Bắc (vì học Mầm Non trong Nam), một phần vì nhớ mẹ và em, phải sinh hoạt và học tập ở môi trường mới nên em tự ti, mặc cảm. Từ những nguyên nhân này, tôi đã cử một số học sinh có cá tính mạnh mẽ, nhanh nhẹn trong mọi hoạt động, cởi mở với bạn bè tiếp xúc và giúp đỡ Linh trong giờ ra chơi, kể cả trong giờ học. Ngoài ra, tôi thường cởi mở hỏi thăm, tổ chức sinh nhật tại lớp ….Từ đó, Linh có nhiều tiến bộ về mọi mặt, giao tiếp với thầy cô, bạn bè mạnh dạn, cởi mở hơn.
Đó có thể là phương pháp tốt mà tôi đã áp dụng đầu tiên bằng cách luôn động viên khuyến khích các em kịp thời. Do đặc điểm tâm sinh lí của các em là hiếu động thích vui chơi. Mọi cái đối với các em đều gò bó vì ở nhà các em được chiều chuộng, chưa quen với nề nếp học tập ở Tiểu học, thích gì đều được hay nhõng nhẽo, nhưng khi đến lớp với tôi lại rất nghiêm khắc nhưng lại vừa nhẹ nhàng động viên gần gũi các em.
Ví dụ: Trong giờ học, sau câu trả lời của các em tôi thường khen ngợi ngay “Em rất cố gắng, cô luôn hi vọng vào em rất nhiều” hay “Lần này bạn rất giỏi cả lớp khen bạn nào”. Hoặc “ Cô nhận thấy em có ý trả lời hay cần cố gắng nhé!”. Hoặc: “Em làm bài đúng rồi nhưng lần sau cô muốn em hoàn thành bài nhanh hơn, chúc em thành công”
Sau mỗi lần khen là tôi đã gây được lòng tin cho các em. Có những lúc các em viết chưa đúng, đọc chưa đúng, tôi không phê bình mà vẫn khen động viên khuyến khích rằng “Em cần cố gắng hơn nữa”, hay “Em chắc chắn sẽ đạt thành tích cao trong học tập nếu em chăm chỉ học tập”, tránh có thái độ lời nói chạm lòng tự ái hoặc mặc cảm đối với các em.
4.2. Kiểm tra phân loại đối tượng học sinh:
Tôi phân loại học sinh ra nhiều đối tượng: Đọc kém, viết kém. Khi đã nắm được điểm yếu kém của học sinh tôi lập ngay kế hoạch theo dõi thường xuyên cụ thể kết quả học tập, kết quả kiểm tra thật chặt chẽ. Tôi phân loại học sinh theo hai khả năng: Đọc và viết.
+ Với những em trí tuệ chậm thì bản thân tôi luôn phải kiên trì, thật kiên trì và tìm nhiều biện pháp thích hợp khắc sâu kiến thức cho các em.
Ví dụ: Trường hợp em Nguyễn Phúc An, bố mẹ bỏ nhau, mẹ đi làm xa phải ở nhà với ông bà ngoại. Phúc An đọc kém, chưa nhớ hết bảng chữ cái, viết phải nhìn từng nét. Tôi thiết nghĩ trường hợp này phải tích cực rèn đọc. Ngoài việc kèm cặp vào các giờ ra chơi, tôi giao cho cán bộ lớp kèm trong giờ sinh hoạt 15 phút. Mặt khác, tôi động viên gia đình giúp đỡ cháu trong thời gian ở nhà. Đến đầu học kì 2, Phúc An có tiến bộ nhưng đọc chậm, tôi đã thưởng cho em những quyển truyện tranh, khích lệ em đọc để tìm hiểu truyện nói về ai? Về vấn đề gì? Kết thúc câu chuyện ra sao?
+ Với những học sinh không nắm chắc kiến thức, trong tiết dạy ôn luyện tôi phải tìm hiểu các em thường đọc sai, làm sai ở những phần nào? Thuộc mảng kiến thức nào? Từ đó tôi có biện pháp kèm cặp và gọi các em đọc, viết, trả lời các câu hỏi, luyện nói theo chủ đề.
4.3. Kích thích nhu cầu nhận thức tạo niềm tin trong học tập cho các em:
Giáo viên nên tạo ra niềm vui trong học tập cho các em thông qua trò chơi để các em tiếp thu bài, khắc sâu kiến thức dễ dàng hơn (vì khi đọc đã kém các em thường hay chán nản, ít có hứng thú học tập không chú ý nghe giảng).
Hoặc đối với các giờ học vần: Tổ chức cho các em viết vần mới, tiếng mới vào hai mảnh giấy cắt hình bông hoa để trên bàn sau đó gọi hai em cùng lên chơi trò chơi “Hái hoa” bạn nào hái được bông nào thì thì đọc to cho cả lớp vần, tiếng mới đó. Ai đọc đúng thì cả lớp cùng khen ngợi.
Đối với những bài dạy trên lớp (không phải giờ ôn luyện) tôi luôn tìm tòi biện pháp giảng dạy thích hợp, có trọng tâm như tự điều chỉnh nhịp độ bài giảng, tổ chức việc học tập bằng phương pháp phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Tổ chức hướng dẫn dìu dắt các em để các em được tiếp cận, chiếm lĩnh hoàn toàn tri thức không áp đặt, các câu hỏi được sắp đặt rõ ràng, có hệ thống trong từng bài, từng đối tượng cụ thể trong kế hoạch bài dạy.
Trong khi giảng bài tôi thường xuyên theo dõi sự chú ý của những học sinh yếu để kiểm tra kịp thời sự tiếp thu bài của học sinh.
Ví dụ: Khi đọc xong vần mới nên hỏi: Hôm nay ta vừa học vần gì? Vần gồm mấy âm? m nào đứng trước? m nào đứng sau? Đối với những câu hỏi như thế tôi dành phần trả lời cho một số em chậm hơn, khi các em trả lời được tôi thường khen ngay trước lớp, như vậy sẽ giúp các em thấy phấn khởi và có hứng thú để học tập.
Phần hướng dẫn bài tập cần cụ thể hơn với học sinh kém, bài tập có nội dung yêu cầu rõ ràng. Khi giao nhiệm vụ tôi kiểm tra cụ thể để phân tích và sửa chữa kịp thời nếu các em còn lúng túng. Có thể tôi sẽ làm riêng việc đó với từng học sinh, khuyến khích động viên đúng lúc khi các em tiến bộ hoặc khi đạt một số kết quả dù chưa cao, đồng thời động viên nhằm khích lệ một số em có thái độ thờ ơ đối với nhiệm vụ được giao.
Ngay từ đầu năm học, tôi hướng dẫn cho các em về khái niệm đường kẻ dọc, đường kẻ ngang, ô, li. Khi hướng dẫn viết, để học sinh viết đúng tôi luôn nhắc nhở các em không được viết thiếu nét của các con chữ, nét nối giữa các con chữ sao cho đúng về khoảng cách và kĩ thuật. Vì một số học sinh khi viết hay tùy tiện, có thói quen dựa vào đường kẻ dọc nên chữ viết thường sai mẫu, không đúng về khoảng cách và độ rộng của con chữ. Tôi luôn chú ý đến điểm đặt bút và dừng bút giữa các nét, các con chữ, vị trí của dấu phụ và dấu thanh. Mặc dù chữ viết của học sinh trong thời gian nửa đầu học kì 1 còn run nét, chưa mượt mà. Song các em viết đúng mẫu, nét chữ ngay ngắn thì nhìn bắt mắt hơn, dễ có cảm tình với bài viết hơn.
Ví dụ: Khi viết con chữ M các em thường viết hai nét móc xuôi và nét móc hai đầu dựa vào đường kẻ dọc. Nhưng khi hướng dẫn tôi nhắc nhở các em khoảng cách giữa các nét là 1 ô rưỡi, vì vậy nét móc xuôi thứ hai phải viết vào giữa ô, tiếp đến là nét mọc hai đầu độ rộng một ô rưỡi nên phải dựa vào đường kẻ dọc và điểm dừng bút là ở góc liền kề bám đường kẻ thứ 2.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 102
- 1
- [product_views]
- 5
- 172
- 2
- [product_views]
- 2
- 184
- 3
- [product_views]
- 8
- 129
- 4
- [product_views]
- 0
- 151
- 5
- [product_views]
- 7
- 100
- 6
- [product_views]
- 6
- 160
- 7
- [product_views]
- 7
- 151
- 8
- [product_views]
300.000 ₫
- 4
- 178
- 9
- [product_views]
300.000 ₫
- 5
- 193
- 10
- [product_views]