SKKN “Kinh nghiệm: Sử dụng thí nghiệm thực hành để phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy bộ môn Hoá học lớp 8
- Mã tài liệu: BM8063 Copy
Môn: | Hóa học |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 426 |
Lượt tải: | 2 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Hiền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thành Tiến |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Hiền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thành Tiến |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN “Kinh nghiệm: Sử dụng thí nghiệm thực hành để phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy bộ môn Hoá học lớp 8” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
II.2.1. Nội dung chương trình
II.2.2.Phân loại thí nghiệm để đạt những mục đích nhất định
II.2.2.Phân loại thí nghiệm để đạt những mục đích nhất định
II.2.4.Dạy học thực nghiệm
Mô tả sản phẩm
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ:
- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
I.1. Lí do khách quan.
Trước những yêu cầu đổi mới của xã hội đối với sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo với những tiến bộ của khoa học công nghệ, sự công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, sự thách thức cạnh tranh trí tuệ đang đòi hỏi đổi mới giáo dục trong đó có sự đổi mới căn bản về phương pháp dạy và học.Giáo dục là một trong những lĩnh vực được Đảng và nhà nước ta quan tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển nguồn lực con người phục vụ các mục tiêu kinh tế xã hội . Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã xác định :” phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh , phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.” Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.
Để góp phần thực hiện nhiệm vụ đó nội dung và phương pháp dạy học của môn học phải được đổi mới cho phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội và đáp ứng nhu cầu phát triển nhân cách của HS. Từ năm 2002 – 2003 chương trình và sách giáo khoa mới môn hoá học đã được thực hiện trong đó SGK đã thể hiện sự đổi mới ở tăng cường các tiết dành cho thí nghiệm thực hành, sử dụng thí nghiệm như một nguồn cung cấp kiến thức mới. Vì vậy, việc hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm để khai thác, khắc sâu kiến thức là rất quan trọng trong quá trình dạy học.
I.2.Lí do chủ quan.
Hoá học là môn khoa học thực nghiêm, có nhiều ứng dụng trong thực tiễn đời sống và sản xuất, nhưng thời gian học chỉ có 2 năm, mà lượng kiến thức tương đối nhiều nên đối với học sinh trung học cơ sở Hóa học là một trong những môn học được coi là khó nhất. Với tâm lí học hóa học khó nên nhiều học sinh ngại học, không có hứng thú trong việc học bộ môn Hóa học.
Với đặc trưng bộ môn là “ Khoa học thực nghiệm” môn hóa học nghiên cứu các quá trình hình thành nên chất, bản năng lí giải các hiện tượng tự nhiên . Để có được hướng giải thích một cách khoa học các hiện tượng tự nhiên bộ môn hóa học đòi hỏi người học sinh không những nắm vững lí thuyết mà phải thông qua các thí nghiệm hóa học.
Trong thực tiễn dạy và học môn hóa học hầu như các bài học đòi hỏi có sự chuẩn bị thí nghiệm trước (vài giờ, hoặc vài ngày ) để phục vụ cho bài học. Người giáo viên chuẩn bị các thiết bị cần thiết là chưa đủ, việc phát huy tính tích cực, tính độc lập của học sinh trong việc tiến hành thí nghiệm hóa học là hết sức cần thiết. Chính qua việc làm này học sinh tìm tòi kiến thức mới, đã chứng minh được lí thuyết đã học hoặc cũng cố, khắc sâu kiến thức. Hơn nữa việc thực hành thí nghiệm tạo cho học sinh niềm say mê khoa học, kích thích sự tìm tòi nghiên cứu, phát triển được kĩ năng quan sát, biết tích lũy hình ảnh một cách đầy đủ theo yêu cầu khách quan để rút ra những kết luận đúng đắn. Giúp các em tiếp thu bài học một cách chủ động, nhẹ nhàng mà sâu sắc.
Thông qua việc tiến hành thí nghiệm hóa học từ đơn giản đến phức tạp học sinh tự thấy mình như một nhà khoa học nhỏ các em sẽ rất tự tin, gần gũi với thiên nhiên, quan tâm đến các hiện tượng tự nhiên… các em sẽ yêu thích bộ môn hơn.
Vậy thí nghiệm có vai trò như thế nào trong dạy học hoá học nói chung và dạy học hoá học 8 nói riêng ? Khi tiến hành thí nghiệm hoặc hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm người giáo viên cần chú ý những vấn đề gì ? Đó là nỗi băn khoăn không chỉ của riêng Tôi mà cũng chính là nỗi băn khoăn chung cho các đồng chí cùng giảng dạy môn Hóa học. Đó là lí do tôi chọn đề tài : “ Sử dụng thí nghiệm để phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy bộ môn hoá học lớp 8 ”.
- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU, ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM :
II.1. Mục đích :
Kinh nghiệm được nghiên cứu với mục đích giúp nâng cao chất lượng học tập bộ môn Hóa học tại THCS thông qua việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực. Qua đó tạo cho học sinh có hứng thú học tập bộ môn, từ hứng thú học tập bộ môn chất lượng học tập của các em được nâng lên.
II.2. Đối tượng :
Học sinh lớp 8 – Trường TH&THCS Cái Chiên
II.3. Thời gian :
Từ trung tuần tháng ……….
II.4. Địa điểm : Trường TH&THCS Cái Chiên – Hải Hà – Quảng Ninh
PHẦN II . NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN
I.1. THỰC TRẠNG LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
I.1.1. Thực trạng dạy và học thực hành Hóa học.
– Trong giảng dạy bộ môn hoá học, việc sử dụng thí nghiệm là hết sức cần thiết. Vấn đề đặt ra là người giáo viên sử dụng phương pháp này như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất. Sử dụng thí nghiệm có thể bằng nhiều hình thức khác nhau:
*Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên.
*Thí nghiệm của học sinh.
*Thí nghiệm chứng minh.
*Thí nghiệm thực hành.
*Thí nghiệm ngoại khoá.
Tuỳ vào nội dung của bài dạy, mục đích của việc sử dụng thí nghiệm mà giáo viên sử dụng các loại thí nghiệm cho phù hợp với nội dung bài giảng.
– Theo tinh thần đổi mới về chương trình nội dung của các khối lớp thì phương pháp dạy học cũng cần phải đổi mới. Hiện nay với nội dung chương trình THCS đã tiến hành theo chương trình mới, song song với nó việc trang bị thiết bị dạy học cho các trường đã được quan tâm và đầu tư. Tuy nhiên tình trạng sử dụng thiết bị trong các giờ lên lớp chưa đạt hiệu quả trong thực tế còn khá phổ biến. Theo số liệu điều tra cho thấy :
– Tình hình sử dụng TBDH đã được trang bị của nhà Trường chưa phát huy được năng lực tích cực, chủ động học tập của học sinh. Nhiều giáo viên còn ngại phải chuẩn bị thí nghiệm cho các giờ lên lớp, giáo viên dạy môn thực nghiệm còn phải dạy nhiều giờ trong tuần do đó chưa có thời gian để chuẩn bị thí nghiệm cho học sinh. . Do đó thiết bị dạy học chủ yếu dùng để minh hoạ bài giảng , chưa phát huy tính tích cực sáng tạo ,chủ động của học sinh .
– Điều kiện cơ sở vật chất của trường TH&THCS Cái Chiên còn nhiều thiếu thốn. Phòng học bộ môn chưa đi vào hoạt động nên hiện tại việc giảng dạy còn nhiều khó khăn trong những ngày mưa gió.
II.2.2. Thực trạng của giáo viên
Một số giáo viên chưa thấy được vai trò của thí nghiệm Hoá học trong dạy học. Chưa thực sự sử dụng thí nghiệm hoá học một cách phù hợp và hiệu quả trong quá trình dạy học đó là vấn đề cần quan tâm.
Do đó Giáo viên cần có sự hướng dẫn tỷ mỉ, khoa học về cách thức tiến hành thí nghiệm theo một trình tự của việc thí nghiệm, đồng thời thí nghiệm với so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp là những thao tác của tư duy, cần thiết cho sự rèn luyện trí thông minh, phát huy khả năng tư duy độc lập sáng tạo của học sinh
II.2.3. Thực trạng của học sinh:
– Học sinh mới được làm quen với các dụng cụ, hóa chất nên việc tiến hành các thí nghiệm hóa học vẫn còn rất nhiều bỡ ngỡ và hạn chế, đặc biệt là học sinh trường
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
30.000 ₫
- 6
- 972
- 1
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 712
- 2
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 2803
- 3
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 2675
- 4
- [product_views]
30.000 ₫
- 8
- 785
- 5
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 1485
- 6
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 772
- 7
- [product_views]
30.000 ₫
- 7
- 1067
- 8
- [product_views]
30.000 ₫
- 5
- 893
- 9
- [product_views]
30.000 ₫
- 8
- 1174
- 10
- [product_views]