SKKN Kinh nghiệm tích hợp kiến thức liên môn vào dạy học môn Âm nhạc 6 phân môn âm nhạc thường thức
- Mã tài liệu: BM6012 Copy
Môn: | Âm nhạc |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 918 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Lê Thị Minh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thị trấn |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Lê Thị Minh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thị trấn |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Kinh nghiệm tích hợp kiến thức liên môn vào dạy học môn Âm nhạc 6 phân môn âm nhạc thường thức” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Biện pháp: Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy m nhạc phân môn Âm nhạc thường thức “Nhạc sỹ Phong Nhã và bài hát Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” lớp 6 cụ thể.
Kiến thức âm nhạc
Tích hợp văn học
Tích hợp lịch sử
Tích hợp Giáo dục công dân
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Âm nhạc lấy chất liệu từ văn, thơ từ đời sống hiện thực. Các tác phẩm âm nhạc thường là những câu chuyện, những bài thơ dạy ta cái hay, cái đẹp, sự lạc quan yêu đời, biết yêu, biết ghét, biết nhớ ơn. Hơn nữa, mỗi tác phẩm âm nhạc đều gắn liền với một thời điểm lịch sử nhất định, với một địa danh cụ thể nào đó, nhưng sau khi học sinh học xong, các em sẽ có thể quên đi một cách nhanh chóng các địa danh, các sự kiện lịch sử có liên quan. Chính vì thế mà mục tiêu dạy học tích hợp các môn học này sẽ giúp các em vận dụng được các kiến thức để giải quyết được vấn đề, câu hỏi, các tình huống đồng thời giúp các em nắm chắc hơn kiến thức của các môn học. Tạo được kĩ năng sống cho bản thân trong đời sống hàng ngày và thấy được sự hỗ trợ tích cực của kiến thức liên môn trong khi học và giải quyết vấn đề thực tiễn là rất cần thiết.
1.2 Mục đích nghin cứu
“Phương châm giáo dục phát huy tính tích cực chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học tính tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”- Luật giáo dục năm 2005 (điều 5) đã quy định.
Với mục tiêu giáo dục phổ thông là: “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, tính thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
Bởi vậy học môn Âm nhạc sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập các môn khác. Vấn đề tích hợp là nội dung quan trọng không thể thiếu trong việc đổi mới giảng dạy phù hợp với xã hội hiện nay, đổi mới phương pháp giảng dạy trong nhà trường nói chung. Một quan điểm giáo dục mới hiện nay là nâng cao dạy học gắn liền với thực tiễn giúp các em có thể giải quyết tốt các tình huống phát sinh trong cuộc sống. Vì vậy dạy học tích hợp các môn học đã và đang trở thành xu thế chung cho giáo dục ở nước ta nói riêng và thế giới nói chung.
Vấn đề được quan tâm nhất hiện nay là làm thế nào để phát huy cao hơn nữa hiệu quả trong giảng dạy theo tinh thần đổi mới sách giáo khoa và quan điểm tích hợp. Bởi tích hợp là một xu thế phổ biến trong dạy học hiện đại. Nó giúp học sinh tiết kiệm thời gian học tập mà vẫn mang lại hiệu quả nhận thức, có thể tránh được những biểu hiện cô lập, tách rời từng phương diện kiến thức, đồng thời phát triển tư duy biện chứng, khả năng thông hiểu và vận dụng kiến thức linh hoạt vào các yêu cầu môn học, phân môn cụ thể trong chương trình học tập theo nhiều cách khác nhau. Và vì thế việc nắm kiến thức sẽ sâu sắc, hệ thống và lâu bền hơn.
1.3. Đối tượng nghin cứu
– Học sinh lớp 6A trường THCS Lâm Xa – Bá Thước.
– Số lượng học sinh: 25 em
– Số lớp thực hiện: 01 lớp
1.4. Phương pháp nghin cứu
Qua thực tế hơn 20 năm giảng dạy bộ môn, tôi thấy rằng việc tích hợp kiến thức liên môn các môn học vào để giảng dạy bộ môn Âm nhạc là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn, không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Vì những lý do đó mà tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Kinh nghiệm tích hợp kiến thức liên môn trong dạy – học môn Âm nhạc phân môn Âm nhạc thường thức lớp 6 ở trường THCS Lâm Xa huyện Bá Thước”.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lý luận của Sáng kiến kinh nghiệm
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo cũng đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh; điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiên thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”.
Dạy – học tích hợp Âm nhạc ở trường THCS là dạy – học không chỉ đem đến cho học sinh kiến thức mà còn nhằm rèn luyện dục học sinh phát triển toàn diện, theo chuẩn với mục tiêu là hình thành và phát triển năng lực trình độ văn hóa âm nhạc, phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông hiện nay. Hoàn thiện hơn về nhân cách con người mới. Để góp phần làm cho cuộc sống phong phú hơn về mặt đời sống tinh thần của các em trong hiện tại và tương lai.
Để nội dung bài học có chiều sâu đáp ứng được nhu cầu giảng dạy và học tập của học sinh, bản thân tôi nhận thức được rằng việc kết hợp kiến thức “Tích hợp” giữa các môn học vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học nói chung với bộ môn âm nhạc nói riêng là việc làm hết sức cần thiết. Nó đòi hỏi người giáo viên không chỉ nắm vững kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn phải biết bổ sung, tích hợp kiến thức của những môn học khác để giúp học sinh có kĩ năng tư duy tổng hợp liên môn để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống, cũng như trong học tập các môn học khác một cách khoa học, logic và có hiệu quả, mang tính ứng dụng tốt nhất.
Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sự sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tiễn.
Tích hợp kiến thức liên môn các môn: văn học, Lịch sử, Giáo dục công dân vào giảng dạy âm nhạc là rất cần thiết nó làm phong phú hơn các kênh tiếp nhận, ghi nhớ sâu hơn kiến thức Âm nhạc, văn học, lịch sử, giáo dục công dân được sâu sắc, toàn diện hơn. Khi thực hiện giảng dạy giúp các em học sinh nắm và hiểu rõ được: Phần tác giả, tác phẩm, nội dung cũng như mối liên hệ giữa bài hát với những tình cảm của Bác kính yêu, tấm lòng yêu thương các cháu thiếu niên, nhi đồng, sự chăm sóc ân cần đối với các chiến sĩ và đồng bào, hoàn cảnh đất nước với sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc phá tan hai xiềng xích nô lệ Nhật – Pháp, lật đổ ngai vàng phong kiến, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và cho dù trong hoàn cảnh nào thì tình yêu thương con người cũng là một trong những phẩm chất đạo đức tốt đẹp nhất. Nó giúp chúng ta sống tốt đẹp hơn.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1 Vài nét về tình hình chung và tình hình giáo dục của địa phương, nhà trường
* Giáo viên:
Đội ngũ giáo viên của trường THCS Lâm Xa có chuyên môn nhiệt tình trong công tác, ham học hỏi. Được sự chỉ đạo sát sao, tận tình của Ban Giám Hiệu nhà trường.
* Học sinh:
– Các em học sinh lớp 6 đã tiếp cận với kiến thức chương trình THCS mới
– Đối với các môn học khác cũng vậy như môn Giáo Dục công dân, môn Lịch sử, môn Ngữ văn các em đã được tìm hiểu về kiến thức nhiều môn được tích hợp trong các môn học khác cũng như bằng nhiều kênh, thông tin khác …
2.2.2 Thực trạng về chương trình Âm nhạc lớp 6 bậc THCS
* Thuận lợi:
– Chương trình Âm nhạc lớp 6 theo quy định về chuẩn kiến thức kỹ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay là phù hợp với đa số đối tượng học sinh.
– Cách trình bày của sách giáo khoa thuận lợi cho việc thiết kế bài học theo chủ đề tích hợp.
* Khó khăn:
– Một số bài phân bố chưa cân đối về nội dung, kiến thức.
2.2.3 Thực trạng đối với giáo viên
* Thuận lợi:
– Là một giáo viên đã có nhiều năm giảng dạy bộ môn Âm nhạc ở trường THCS. Được tiếp xúc với phương pháp dạy học công nghệ hiện đại, đào tạo cơ bản, dạy đúng chuyên nghành và được tham gia các lớp tập huấn chuyên đề…
– Cá nhân luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của cấp trên, chuyên môn nhà trường, sự phối hợp, cộng tác và giúp đỡ của các đồng chí, đồng nghiệp và sự đón nhận yêu mến của các em của học sinh thân yêu.
* Khó khăn:
– Toàn trường chỉ có một mình giảng dạy bộ môn Âm nhạc.
– Điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn: Phòng học bộ môn, các phương tiện nghe nhìn, đồ dùng dạy học còn thiếu, chưa có.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 8
- 139
- 1
- [product_views]
- 2
- 124
- 2
- [product_views]
- 3
- 147
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 992
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 992
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 12
- 680
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 773
- 7
- [product_views]
30.000 ₫
- 3
- 408
- 8
- [product_views]
30.000 ₫
- 5
- 977
- 9
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 779
- 10
- [product_views]