SKKN Rèn kĩ năng học hát cho học sinh lớp 6
- Mã tài liệu: BM6014 Copy
Môn: | Âm nhạc |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 779 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Nhung |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Hà Vinh |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Nhung |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Hà Vinh |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Rèn kĩ năng học hát cho học sinh lớp 6” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1. Sửa sai cho học sinh khi dạy hát.
* Hát sai trường độ của bài
* Hát sai cao độ của bài hát
2.3.2. Hát kết hợp gõ đệm; hát diễn cảm, tự tin.
* Hát kết hợp gõ đệm.
* Hát diễn cảm, tự tin.
2.3.3. Áp dụng 1 số trò chơi trong tiết học hát.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật nhằm phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh, nhịp điệu. Âm nhạc gắn bó mật thiết với đời sống con người. Ngay từ khi chào đời, em bé được ôm ấp trong lời ru nhẹ nhàng của người mẹ, lớn lên với những bài hát đồng dao, với những điệu hò, những khúc tình ca vui buồn được nuôi dưỡng bằng cội nguồn của văn hoá âm nhạc dân gian. Âm nhạc được đưa vào nhà trường THCS với tư cách là một môn học độc lập, sự có mặt của môn âm nhạc trong nhà trường làm thăng bằng nội dung học tập, góp phần phát triển tình cảm đạo đức, trí tuệ, nhân cách của học sinh. Âm nhạc có một vị trí quan trọng, nó tạo cho nhà trường một không khí vui tươi, lành mạnh để học sinh tăng thêm lòng yêu quê hương đất nước, con người, cụ thể là yêu trường yêu lớp, say sưa học tập, hòa mình vào tập thể. Qua môn học này, học sinh có thể thấy được âm nhạc là một liều thuốc tinh thần, tạo sự hưng phấn trong học tập và cảm nhận được phần nào sự hấp dẫn của thế giới âm nhạc. Môn âm nhạc ở trường THCS sẽ cùng các môn học khác phát triển năng lực tư duy, trí tuệ, tạo cho học sinh một trình độ văn hóa âm nhạc phổ thông, từ đó xây dựng và hình thành nhân cách đạo đức con người về Đức – Trí – Lao – Thể – Mĩ.
Vì âm nhạc là môn học độc lập nên niệc dạy và học phải được giáo viên và học sinh thực hiện một cách nghiêm túc: Có kiểm tra, thi đánh giá cuối năm và kết quả là một trong những tiêu chuẩn để xét học sinh lên lớp hay tốt nghiệp bậc học THCS. Xong, thực tế hiện nay cho thấy rằng bộ môn này chưa thực sự nhận được sự quan tâm của chính học sinh và các bậc cha mẹ học sinh nữa.Việc trang bị cơ sở vật chất để phục vụ cho việc dạy và học âm nhạc ở THCS còn thiếu thốn và nghèo nàn. Nhà trường chưa có phòng riêng để dạy âm nhạc. Một số loại nhạc cụ, băng, đĩa nhạc kém chất lượng, tranh ảnh để phục vụ cho việc dạy học bộ môn âm nhạc còn thiếu khá nhiều chưa đủ để đáp ứng cho việc dạy – học âm nhạc, sách đọc thêm và các tài liệu tham khảo khác rất hiếm và giáo viên phải tự mình tìm tòi tài liệu, sưu tầm đồ dùng dạy học. Trong khi đó yêu cầu của bộ môn lại cần phải có những trang thiết bị hiện đại (như: video, đài đĩa, máy chiếu… ) để phục vụ cho việc dạy và học tốt hơn.
Đối với học sinh trường THCS nói chung và học sinh khối 6 nói riêng đa số học sinh rất hứng thú khi học hát, các em thích ca hát, thích được học bài hát mới. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn khi dạy – học phân môn này, các em chưa có kĩ năng để thực hiện theo yêu cầu của bộ môn đó là: Học sinh còn chậm thuộc bài hát, biết hát nhưng còn sai giai điệu chưa thể hiện được sắc thái, tình cảm của bài hát, một vài học sinh còn hát sai cao độ, tiết tấu và chưa mạnh dạn khi giáo viên yêu cầu thực hiện.
Tuy vậy hiện tại bản thân tôi chưa tìm thấy một tài liệu nghiên cứu nào bàn sâu về vấn đề này và là một người giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn âm nhạc tại trường THCS, tôi tự nhận thấy việc dạy cho các em học sinh lớp 6 kĩ năng học hát là rất quan trọng và cần thiết, nên đặt lên hàng đầu để các em hình thành kĩ năng học hát cho bản thân khi mới bắt đầu bước vào chương trình âm nhạc THCS. Xuất phát từ những lí do đó tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Rèn kĩ năng học hát cho học sinh lớp 6” để các đồng nghiệp cùng bạn bè xa gần tham khảo.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu ”Rèn kĩ năng học hát cho học sinh lớp 6” với mục đích cơ bản là giúp giáo viên tìm ra những biện pháp dạy thiết thực, ứng dụng những biện pháp đó một cách khoa học và có hiệu quả. Giúp học sinh khắc phục nhược điểm, vận dụng kiến thức đã được học để trả lời các câu hỏi, có kĩ năng thực hành, tạo cho các em tính tích cực chủ động trong giờ học hát. Từ đó chất lượng của phân môn học hát sẽ được nâng lên.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Hiện nay nước ta rất coi trọng việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, bởi thế mà nó cũng được đưa vào trong các trường học; ở bất kể phương diện, trường hợp nào cũng cần có cách giải quyết công việc một cách logic và khoa học nhất. Trong bộ môn âm nhạc(cụ thể là phân môn học hát) cũng vậy việc tạo cho các em kĩ năng trong phân môn cũng rất quan trọng và việc để các em có kĩ năng học hát tốt không phải là việc ngày một ngày hai mà nó cả là một quá trình phải được rèn luyện.
Đề tài tôi chọn hướng tới đối tượng là ”Rèn kĩ năng học hát cho học sinh lớp 6”.
Rèn kĩ năng cho học sinh lớp 6 để khắc phục những hạn chế của học sinh như :chậm thuộc bài hát, hát còn sai giai điệu chưa thể hiện được sắc thái, tình cảm của bài hát, hát sai cao độ, tiết tấu và chưa mạnh dạn biểu diễn trước lớp.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng và kết hợp nhiều phương pháp như:
– Phương pháp nghiên cứu lý thuyết(còn gọi là Phương pháp nghiên cứu tài liệu): Tôi đã nghiên cứu tài liệu liên quan đến phương pháp dạy học nói chung, phương pháp dạy Âm nhạc THCS nói riêng…. Đặc biệt nghiên cứu Sách giáo khoa, sách giáo viên. Tham khảo sáng kiến kinh nghiệm của đồng nghiệp, trên mạng Internet.
– Phương pháp thống kê – phân tích tổng hợp – so sánh đối chiếu và phương pháp thực nghiệm: Tôi tiến hành khảo sát thống kê số liệu học sinh, đồng thời tiến hành thực nghiệm cụ thể ở 2 lớp 6 với cùng 1 bài để so sánh đối chiếu rồi đưa ra kết luận.
– Phương pháp điều tra sư phạm: Tôi trao đổi với các đồng nghiệp về các phương pháp rèn kĩ năng học hát qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, các chuyên đề cấp cụm, cấp Huyện….
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Thế kỷ XXI là thế kỉ của khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, sự nghiệp giáo dục đào tạo âm nhạc cũng có điều kiện để phát triển những bước cao hơn. Cho đến ngày nay việc đưa âm nhạc vào học đường đã được chú trọng vì những lợi ích quan trọng của nó trong việc giáo dục học sinh thành những con người được phát triển một cách toàn diện về mọi mặt. Vì vậy, việc dạy âm nhạc ở trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng, mặc dù không nhằm đào tạo các em thành những con người hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp mà chủ yếu là giáo dục văn hoá âm nhạc, làm cho các em yêu thích nghệ thuật âm nhạc, hình thành ở học sinh một tâm hồn trong sáng, một thị hiếu âm nhạc lành mạnh, cách tư duy sắc sảo, lòng khát khao sáng tạo, giàu tình cảm nhanh nhẹn hoạt bát và sống vui tươi. Âm nhạc phát triển tối đa những tố chất sinh lý, những phẩm chất tâm lý của lứa tuổi học sinh, tạo điều kiện để các em hoàn chỉnh và cân đối về tâm hồn, trí tuệ và thể chất, làm phong phú tình cảm của lứa tuổi học sinh.
“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”[1]
“Chương trình Giáo dục phổ thông là một kế hoạch sư phạm và chuẩn kiến thức kĩ năng là 1 trong những nội dung đó” [2] chính vì vậy để tạo cho em các kĩ năng trong bộ môn âm nhạc nói chung cũng như phân môn học hát nói riêng là một vấn đề cần thiết.
Căn cứ vào nhiệm vụ năm học, yêu cầu của bộ môn.
Căn cứ vào nội dung chương trình, sách giáo khoa.
Với tư cách là nhà giáo, giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy cần phải nghiên cứu kỹ cơ sở lý luận và nắm vững các kiến thức về bộ môn và phương pháp giảng dạy bộ môn nhằm đạt được hiệu quả cao nhất để thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm này.
2.2 Thực trạng vấn đề.
– Về phía nhà trường:
Đơn vị trường tôi đang công tác giảng dạy là một xã xa trung tâm Huyện, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nên ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giáo dục. Nhà trường chưa có phòng học âm nhạc riêng, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học còn thiếu; trường thuộc vùng nông thôn nên học sinh ít có cơ hội được tham gia giao lưu các chương trình văn hóa, văn nghệ của các cấp, các ngành, các hội nghị, hội diễn – Kinh phí hoạt động của nhà trường còn eo hẹp.
– Về chương trình sách giáo khoa âm nhạc:
Chương trình Âm nhạc lớp 6 có 3 phân môn, trong đó phân môn học hát các em sẽ được học 8 bài hát, gồm 4 bài hát thiếu nhi, 2 bài hát dân ca Việt Nam, 2 bài hát nước ngoài. Mỗi bài hát đều có tính chất, sắc thái khác nhau, với đối tượng là học sinh lớp 6 thì việc để các em thể hiện hết được tính chất và sắc thái của từng bài là khó.
– Về phía học sinh:
Hiện nay trong xu thế hội nhập Quốc tế, các loại hình nghệ thuật của các nước, các dân tộc trên thế giới du nhập vào Việt Nam khiến cho nền nghệ thuật của nước ta trở nên phong phú và đa dạng hơn. Điều đó giúp công chúng có cơ hội được đến gần hơn với nghệ thuật âm nhạc nhất là giới trẻ. Bên cạnh những tác động tích cực thì nhiều loại hình âm nhạc tác động không tốt đến đời sống văn hoá tinh thần, đến nhận thức, phong cách và lối sống của giới trẻ hiện nay, làm mất đi nét văn hoá truyền thống, nét bản sắc riêng của dân tộc. Đặc biệt là đối tượng học sinh THCS, THPT là đối tượng bị tác động mạnh nhất.
Mặt khác nhiều bộ phận không nhỏ chính bản thân các em học sinh còn xem môn Âm nhạc là môn phụ nên chưa đầu tư về thời gian cho môn học.
– Về phía giáo viên:
Cũng xuất phát từ tâm lí môn âm nhạc là môn không cơ bản, giáo viên không bị ràng buộc nhiều bởi chất lượng giáo dục. Do đó nhiều giáo viên không đầu tư tâm huyết cho việc soạn giảng. Giáo viên chỉ giảng làm sao cho đảm bảo đi hết nội dung bài học chứ chưa chú ý đến chất lượng của bài dạy. Mặt khác giáo viên chưa bắt kịp với sự đổi mới phương pháp dạy và học và còn lúng túng trong phương pháp áp dụng, không định hình rõ nên sử dụng phương pháp nào trong từng bài nào.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 8
- 139
- 1
- [product_views]
- 2
- 124
- 2
- [product_views]
- 3
- 147
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 992
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 992
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 12
- 680
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 773
- 7
- [product_views]
30.000 ₫
- 3
- 408
- 8
- [product_views]
30.000 ₫
- 9
- 918
- 9
- [product_views]
30.000 ₫
- 5
- 977
- 10
- [product_views]