SKKN Kinh nghiệm trong việc sử dụng có hiệu quả một số Kỹ thuật dạy học trong Phương pháp dạy học theo nhóm môn Hóa học 8
- Mã tài liệu: BM8062 Copy
Môn: | Hóa học |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 936 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Bùi Thị Hoàng Anh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Tứ Yên |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Bùi Thị Hoàng Anh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Tứ Yên |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Kinh nghiệm trong việc sử dụng có hiệu quả một số Kỹ thuật dạy học trong Phương pháp dạy học theo nhóm môn Hóa học 8” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Sử dụng linh hoạt kỹ thuật mảnh ghép trong phương dạy học nhóm
2. Sử dụng kỹ thuật “khăn phủ bàn” trong phương dạy học nhóm
3. Sử dụng sơ đồ tư duy trong phương pháp dạy học hợp tác
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1/ Lí do chọn đề tài:
Đã từ lâu nhiều Quốc gia trên thế giới đã xác định: Giáo dục là nền tảng của xã hội, là cơ sở quan trọng quyết định sự phồn vinh của đất nước. Giáo dục cung cấp cho người học những hiểu biết cơ bản, cần thiết về khoa học và cuộc sống trong kho tàng tri thức vô cùng phong phú của nhân loại. Đồng thời giáo dục còn góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách tốt đẹp cho học sinh.
Vậy để hoạt động giáo dục có hiệu quả và đạt chất lượng cao thì việc đổi mới nội dung và phương pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh là rất cần thiết.
Ở Việt Nam định hướng đổi mới phương pháp dạy và học được xác định rõ trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (01/1993) và Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12/1996) và đã được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (2005).
Thấy rõ được vai trò của việc đổi mới phương pháp dạy học, trong những năm gần đây Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa đã tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyên đề về “Đổi mới phương pháp dạy học” cho giáo viên. Một trong những phương pháp dạy học tích cực đang được các trường trung học cơ sở (THCS) đánh giá mang lại hiệu quả cao là phương pháp thảo luận nhóm (hay còn có tên khác là dạy học hợp tác hoặc dạy học theo nhóm).
Hiện nay, học tập theo nhóm vừa là một yêu cầu vừa là một phương pháp học được khuyến khích áp dụng rộng rãi. Trong xu thế hội nhập của đất nước, vai trò của phương pháp học này càng trở nên quan trọng trong việc góp phần nâng cao hiệu quả học tập của người học và phát triển năng lực giao tiếp, làm việc hợp tác…
Dạy học theo nhóm là một phương pháp giảng dạy trong đó người dạy sẽ tổ chức người học thành những nhóm nhỏ để thực hiện các hoạt động như: thảo luận, đóng vai, giải quyết vấn đề,… Mỗi thành viên không chỉ có trách nhiệm thực hiện các hoạt động của nhóm mà còn phải có trách nhiệm hợp tác, giúp đỡ các thành viên trong nhóm hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Đây là một phương pháp giảng dạy khá ưu việt (sẽ được đề cập đầy đủ trong phần cơ sở lí luận), cho phép rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho học sinh hiện đang được áp dụng rộng rãi cho nhiều môn học và trong nhiều trường, không chỉ ở cấp THCS mà còn được áp dụng ở nhiều cấp học khác…
Thế nhưng trong thưc tế giảng dạy khi áp dụng phương pháp này cũng gặp không ít những hạn chế đó là:
– Trong mỗi nhóm còn có một số học sinh có tâm lí ỷ lại vào những người giỏi hơn, vì nghĩ họ sẽ giúp mình hoàn thành công việc được giao mà không cần tham gia hoạt động.
– Có thể đi lệch hướng thảo luận do tác động của một vài cá nhân
– Có một số HS khá, giỏi quyết định quá trình, kết quả thảo luận nhóm nên chưa đề cao sự tương tác bình đẳng và tầm quan trọng của từng thành viên trong nhóm.
– Nếu lấy kết quả thảo luận chung của nhóm làm kết quả học tập cho từng cá nhân thì chưa công bằng và chưa đánh giá đúng thực chất được sự nỗ lực của từng cá nhân trong nhóm.
– Sự áp dụng cứng nhắc và quá thường xuyên, thiếu sáng tạo của GV sẽ gây nhàm chán và giảm hiệu quả trong hoạt động học tập của các em.
– Điều hành không tốt dễ dẫn đến mất trật tự trong học tập, mất thời gian không cần thiết
Vậy làm thế nào để vẫn áp dung phương pháp hoạt động nhóm nhưng phải khắc phục được cơ bản những hạn chế nêu trên. Suy nghĩ như vậy tôi đã có ý tưởng sử dụng một số kỹ thuật day học (tôi được tiếp thu trên “trường học kết nối” năm ………. theo yêu cầu và hướng dẫn của Phòng giáo dục Cẩm Thủy) trong phương pháp dạy học theo nhóm. Từ ý tưởng đó tôi tiến hành nghiên cứu và áp dụng thành công đề tài “Kinh nghiệm trong việc sử dụng có hiệu quả một số Kỹ thuật dạy học trong Phương pháp dạy học theo nhóm môn Hóa học 8” Xin được chia sẻ với các đồng nghiệp. Với mong muốn góp một phần nhỏ công sức của mình vào việc nâng cao chất lượng giáo dục… rất mong được sự chia sẻ và góp ý của đồng nghiệp.
2/ Mục đích nghiên cứu:
Tìm ra giải pháp tối ưu để khắc phục những hạn chế của phương pháp dạy học theo nhóm thông thường
3/ Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu hiệu quả của việc sử dụng một số Kỹ thuật dạy học trong Phương pháp day học theo nhóm môn Hóa học 8, nhằm khắc phục những hạn chế vốn có của phương pháp dạy học theo nhóm theo kiểu truyêng thống.
4/ Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu tài liệu để hiểu rõ vấn đề về mặt lý luận
Điều tra thực tế thông qua các bài kiểm tra môn hóa học 8
Thống kê và sử lí số liều để rút ra các kế luận cho vấn đề đặt ra
PHẦN II: NỘI DUNG
- CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI.
1.1. Phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học theo quan niệm hiện nay là cách thức hướng dẫn và chỉ đạo của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và hoạt động thực hành của học sinh, dẫn tới việc học sinh lĩnh hội vững chắc nội dung học vấn, hình thành thế giới quan và phát triển năng lực nhận thức. Theo đó vai trò của học sinh trong quá trình dạy học là quá trình chủ động. Như vậy việc dạy học theo những phương pháp dạy học tích cực là vấn đề thật cần thiết.
Phương pháp dạy học tích cực là một hệ thống những phương pháp sau: Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề; Phương pháp hoạt động nhóm (hay Phương pháp dạy học hợp tác); Phương pháp kích thích tư duy; Phương pháp thí nghiệm nghiên cứu; Phương pháp giao tiếp; Phương pháp phỏng vấn hay Phương pháp vấn đáp; Phương pháp trực quan; Ngoài ra còn có một số phương pháp hiện đại khác… Trong lí luận về phương pháp day học thì không có phương pháp nào là tối ưu, mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm riêng và phù hợp với từng kiểu bài khác nhau… Nhưng trong thực tế day học tôi thường hay sử dụng nhất là Phương pháp hoạt động nhóm.
1.2. Phương pháp dạy học theo nhóm
1.2.1. Khái niệm phương pháp dạy học theo nhóm
Theo tài liệu dạy và học tích cực (trang 92) thì dạy và học hợp tác là: Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động trong những nhóm nhỏ để hoc sinh cùng thực hiện một nhiệm vụ nhất định. Trong nhóm, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của nhóm trưởng học sinh kết hợp giữa làm việc cá nhân, làm việc theo cặp, chia sẽ kinh nghiệm và hợp tác cùng nhau để giải quyết nhiệm vụ được giao…
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
30.000 ₫
- 6
- 972
- 1
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 712
- 2
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 2803
- 3
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 2675
- 4
- [product_views]
30.000 ₫
- 8
- 785
- 5
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 1485
- 6
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 772
- 7
- [product_views]
30.000 ₫
- 7
- 1067
- 8
- [product_views]
30.000 ₫
- 5
- 893
- 9
- [product_views]
30.000 ₫
- 8
- 1174
- 10
- [product_views]