Lồng ghép các hoạt động trải nghiệm vào dạy học Toán lớp 3 Nhằm nâng cao hứng thú học tập về kiến thức thực tiễn cho học sinh (Bộ sách Cánh diều)
- Mã tài liệu: HT3034 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | Lớp 3 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 830 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Hiền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Huyên |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Hiền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Huyên |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Lồng ghép các hoạt động trải nghiệm vào dạy học Toán lớp 3 Nhằm nâng cao hứng thú học tập về kiến thức thực tiễn cho học sinh (Bộ sách Cánh diều)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Biện pháp 1: Thực hành và trải nghiệm tính chu vi một số bộ phận trong lớp học giúp củng cố kiến thức về chu vi
Biện pháp 2. Thực hành trải nghiệm các đơn vị mi-li-lít giúp học sinh củng cố kiến thức về dung tích
Biện pháp 3. Tổ chức hoạt động thiết kế đồng hồ và quay kim đồng hồ giúp học sinh củng cố kiến thức về hình tròn và kiến thức thực tiễn
Biện pháp 4. Tổ chức hoạt động trải nghiệm giúp học sinh biết cách xem ngày, tháng trong lịch
Mô tả sản phẩm
- A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Toán học là môn học quan trọng bắt buộc ở bậc tiểu học, giúp học sinh phát triển tư duy logic và hình thành các kiến thức hay năng khiếu để xây dựng cho bản thân một nền tảng tư duy vững chắc ngay từ khi còn là học sinh tiểu học. Bên cạnh đó, toán học còn phát huy vai trò ứng dụng vào thực tế, tạo nên những trải nghiệm giúp các em có thể vận dụng vào đời sống, phát triển khả năng linh hoạt, nhạy bén của mình, dần dần nâng cao năng lực để kịp thời phù hợp với sự phát triển của xã hội và có khả năng đóng góp cho đất nước.Hiện nay, chương trình giáo dục ở tiểu học, đặc biệt là với học sinh lớp 3 đã được biên soạn lại. Thay vì trước đây, chương trình khá chú trọng lý thuyết, ít gắn liền với những hoạt động thực tiễn thì bây giờ bộ sách mới đã giúp các em học sinh có thể vừa học vừa thực hành, gắn liền với thực tế. Việc lồng ghép các hoạt động trải nghiệm khi dạy toán lớp 3 là một trong những đổi mới phương pháp dạy học, các em dưới sự hướng dẫn của giáo viên khi học lý thuyết và thực hành sẽ dễ tiếp thu bài hơn, ghi nhớ sâu hơn. Và hơn hết là chính các em được trực tiếp tham gia vào quá trình tiếp thu kiến thức và trải nghiệm các hoạt động thực tế, từ đó các em có thể áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống.Chính vì lý do này, tôi đã tìm hiểu và lựa chọn đề tài: “Lồng ghép các hoạt động trải nghiệm vào dạy học Toán lớp 3 nhằm nâng cao hứng thú học tập về kiến thức thực tiễn cho học sinh (Bộ sách Cánh Diều)” nhằm đưa ra những phương pháp giảng dạy phù hợp, những đổi mới mang tính tích cực, tạo điều kiện thuận lợi để các em học sinh lớp 3 có thể tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất.2. Mục đích nghiên cứu Đề tài này được nghiên cứu nhằm mục đích đưa ra những phương pháp giảng dạy mới, phù hợp với chương trình sách mới dựa trên cơ sở lý luận của việc lồng ghép các hoạt động trải nghiệm vào việc dạy học toán lớp 3. Từ đó giúp các em học sinh lớp 3 có hứng thú, hăng say học tập, cũng như chủ động tìm hiểu môn Toán học.Dựa trên tình hình thực tế về giáo dục nước ta hiện tay để đưa ra một số biện pháp lồng ghép hoạt động trải nghiệm khi dạy học giúp học sinh tiếp thu bài hiệu quả hơn, đào sâu suy nghĩ và phát huy tối đa hiệu quả học tập. Từ đó, rút ra kết luận và những bài học kinh nghiệm khi nghiên cứu sáng kiến.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp lồng ghép các hoạt động trải nghiệm vào dạy học toán lớp 3
– Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 3A Trường Tiểu học …..
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp quan sát, phân tích
- Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp thống kê toán học
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Bất kỳ một cấp học nào cũng không thể thiếu đi toán học, bởi toán không những là môn học mà còn có thể được hiểu là một sợi dây gắn kết với những môn học khác. Hơn hết, toán học gắn liền với thực tiễn cuộc sống, liên quan đến các trải nghiệm về hình học, không gian, vật thể, con số, hay các phép tính toán thường ngày. Toán học còn có mối liên hệ mật thiết và có tính ứng dụng rộng rãi liên quan tới các ngành khác nhau như khoa học, công nghệ, kỹ thuật hay kể cả trong sản xuất. Chính vì lý do đó mà việc học sinh học toán kết hợp với các hoạt động trải nghiệm thực tiễn giúp ích cho việc rèn luyện năng lực cá nhân, có thể vận dụng tốt kiến thức toán giúp ích cho xã hội hiện đại hơn, phát triển hơn. Điều đó là thực sự cần thiết với tất cả các em học sinh và phù hợp với mục tiêu giáo dục của toán học.
Để đảm bảo được lượng kiến thức mới thì các em học sinh sau khi hoàn thành chương trình toán lớp 3 cần nắm vững cách đọc, viết và so sánh số từ 0-1000, thuộc bảng cửu chương, có thể cộng trừ trong phạm vi 1000 và cơ bản có thể tự tính nhẩm, có thể tự đo chu vi các đồ vật trong cuộc sống, biết cách xem mực nước, dung tích nước, hay các em biết nhìn đồng hồ xem giờ và xem lịch ngày, tháng, năm….Những kiến thức này gắn liền với thực tiễn đời sống nên cực kỳ quan trọng, hữu ích. Bởi vậy, nên đưa ra một phương pháp học tích cực, hiệu quả cao lồng ghép thực hành vào học tập để các em tiếp thu kiến thức nhanh, có thể hiểu và áp dụng vào đời sống thường ngày.
Với phương pháp dạy học tích cực này, thay vì giáo viên trực tiếp truyền đạt kiến thức cho các em thì giáo viên sẽ tổ chức các hoạt động trải nghiệm giúp các em có cơ hội tự mình nghiên cứu, giáo viên sẽ đưa ra những gợi ý để kích thích sức sáng tạo của các em. Làm như thế, không những giúp học sinh phát triển kỹ năng toàn diện mà còn giúp cho giáo viên dần dần bỏ phương pháp giảng dạy truyền thống, tập trung vào giảng lý thuyết, hình thức đánh giá năng lực học sinh thông qua điểm số.
2. Cơ sở thực tiễn
Thực tiễn giáo dục nước ta hiện nay chủ yếu về dạy lý thuyết, ít thực hành. Giáo viên đọc bài, học sinh chép, hầu như chương trình dạy học bám sát sách giáo khoa nhưng giáo viên chưa thể lồng ghép thực tế trong quá trình dạy học. Sách giáo khoa toán ở chương trình cũ tập trung vào giải quyết những bài toán, lượng lớn ví dụ hay các bài tập toán có nội dung liên môn.
Hiện nay, hệ thống giáo dục nước ta từ bậc tiểu học đến đại học, tức là từ bậc học nhỏ cho đến lớn còn thiếu tính đồng bộ. Có thể thấy các em học những kiến thức cơ bản ở bậc tiểu học và trung học cơ sở làm nền móng cho cấp phổ thông, tuy nhiên ở phổ thông những kiến thức học sinh học là môn khoa học mang tính chất lý thuyết, rất ít được thực hành. Nhưng khi lên đến đại học, cao đẳng hay trung cấp nghề những lý thuyết đó không được áp dụng. Các em không dùng những kiến thức đã được học từ trước vào các môn học ở đại học, dẫn tới mất thời gian học lại từ đầu, thiếu tính liên kết.
Tất nhiên, những kiến thức nền móng là sợi dây gắn kết bền chặt để tạo cho các em một tư duy logic, khả năng sắp xếp và giải quyết vấn đề, phát triển toàn diện mọi mặt.
* Thuận lợi:
Trong nhiều năm qua, theo phương châm “dạy và học có hiệu quả”, thầy trò trường … đã đạt được nhiều thành tích nổi bật. Những kết quả tích cực này đến từ sự nỗ lực từ phía nhà trường, đội ngũ giáo viên cùng toàn thể cán bộ, nhân viên của trường và các em học sinh đã cùng nhau vượt qua những rào cản giữa thầy và trò, đoàn kết một lòng để đem lại những thành tích đáng khen ngợi.
Về phía nhà trường: Trong những năm gần đây, giáo dục đã chú trọng hơn đến việc triển khai dạy học theo những phương pháp tích cực, theo hướng chủ động. Các trường học chú trọng vào việc dạy lý thuyết lồng ghép với hoạt động trải nghiệm, đổi mới phương pháp đánh giá kiểm tra. Nhà trường cũng khuyến khích giáo viên chú trọng việc động viên, góp ý và nhận xét học sinh theo hướng tích cực trong suốt quá trình học tập.
Về phía giáo viên: Giáo viên các bộ môn đặc biệt là môn toán luôn nắm bắt rõ tầm quan trọng và cách lồng ghép các hoạt động trải nghiệm xuyên suốt quá trình giảng dạy. Bên cạnh đó, giáo viên cũng thường xuyên trao đổi với phụ huynh học sinh để phụ huynh kịp thời phối hợp với giáo viên, tạo điều kiện tốt nhất để tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh
* Khó khăn:
Việc giảng bài trên lớp học chưa gắn liền với thực tiễn, điều đó làm cho tiết học trở nên khô khan, học sinh không có hứng thú nghe giảng, dần trở nên thụ động, thiếu kiến thức thực tế. Tuy nhiên, không thể phủ nhận một phần nguyên do là thiếu cơ sở vật chất phục vụ việc giảng dạy, nhà trường không đủ kinh phí chi trả cho việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm.
Trước đây, việc giảng dạy bằng phương pháp truyền thống, tức là giáo viên đọc bài, học trò nghe giảng, thầy làm mẫu, học sinh làm theo sự chỉ dẫn của thầy cô. Tuy nhiên phương pháp này không đạt hiệu quả cao, thậm chí với một số học sinh chậm còn có thể không tiếp thu được kiến thức trong quá trình học tập. Bây giờ việc đổi mới phương pháp dạy học gặp nhiều khó khăn, giáo viên phải có sự đồng bộ về phương pháp dạy học cũng như cơ cấu tổ chức. Học trò sẽ là trung tâm còn giáo viên chỉ nên là người hướng dẫn, động viên, tổ chức và làm trọng tài cho các hoạt động học tập trên lớp. Học sinh tự chủ động tìm tòi kiến thức mới, hào hứng tranh luận sôi nổi trong tiết học, có như vậy thì giáo dục tri thức mới đạt hiệu quả tối đa nhất
3. Giải pháp thực hiện
Biện pháp 1: Thực hành và trải nghiệm tính chu vi một số bộ phận trong lớp học giúp củng cố kiến thức về chu vi
* Mục đích:
Thông qua việc thực hành đo chu vi một số đồ vật có trong lớp học giúp các em hứng thú học tập, hăng say với toán học. Tự các em có thể đo chu vi các đồ vật ngoài thực tế chứ không phải đó trên “sách vở”. Từ đó, tiết học trở nên sinh động, lôi cuốn hơn, các em học sinh chủ động hơn trong việc học toán.
* Nội dung và cách thực hiện:
Kiến thức chu vi là kiến thức nền tảng quan trọng quyết định cho những kiến thức mới ở các cấp học cao hơn. Ở nội dung kiến thức này, các em được học cách đo độ dài của một đường bao quanh vật thể. Nếu các em chỉ đo các hình vẽ trên giấy sẽ rất khó hình dung cách đo vật thể trong không gian bởi chúng yêu cầu độ chính xác cao. Khi được trực tiếp đo thì các em sẽ tiếp xúc với các con số và rút kinh nghiệm cho các lần đo tiếp theo.
Hoạt động: Tổ chức đo chu vi một số bộ phận trong lớp học khi học bài “Chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông” (Bài 2, Toán 3 sách Cánh diều tập 1, trang 111)
Tôi tiến hành tổ chức hoạt động trải nghiệm đo chu vi cho học sinh qua các bước sau:
Bước 1: Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm
Đầu tiên, tôi tiến hành chia lớp làm 5 nhóm, tương ứng mỗi nhóm 6 học sinh. Các nhóm thảo luận về cách đo chu vi và thực hành đo chu vi để hoàn thành 3 trong 4 nhiệm vụ:
Tính chu vi sàn học (Nhiệm vụ chung và bắt buộc đối với tất cả các nhóm)
Tính chu vi cửa lớp
Tính chu vi bàn học
Tính chu vi bảng
Để các nhóm thực hành đo chu vi, tôi chuẩn bị sẵn thước kẻ và thước dây trước cho các nhóm giúp các em có dụng cụ làm việc nhóm.
Bước 2: Hướng dẫn các nhóm thảo luận
Tôi hướng dẫn các nhóm phân công nhiệm vụ và vai trò của từng thành viên. Mỗi nhóm bầu ra 1 nhóm trưởng, 1 thư ký và 3 thành viên thảo luận. Nhóm trưởng cần phân nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, ai đo phần nào; thư ký ghi lại số liệu sau khi các thành viên đo xong.
Tôi hướng dẫn học sinh thảo luận và hoàn thành nhiệm vụ thông qua việc trả lời các câu hỏi:
– Sàn phòng học (cửa lớp, bàn học,..) có dạng hình gì?
– Để tính chu vi sàn phòng học (cửa lớp, bàn học,..) cần biết những số đo nào?
Bước 3: Tổ chức thực hiện trải nghiệm đo chu vi cho học sinh
Các nhóm sẽ có thời gian là 10 phút để thảo luận, tiến hành đo và ghi lại kết quả đo. Sau khi đo chu vi xong, các nhóm sẽ lần lượt lên trình bày cách đo và kết quả đo của nhóm mình.
Bảng kết quả đo chu vi của các nhóm
Nhóm 1 2 3 4 5 Chu vi sàn học 27m 27m 27m 50cm 26m 7cm 27m Chu vi cửa lớp 4m 85cm 4m 95cm 4m 90cm Chu vi bàn học 1m 1m 10cm 1m 1m 20cm Chu vi bảng 18m 30cm 18m 30cm 18m Hình minh học học sinh thực hành đo chiều dài bảng đen
Bước 4: Nhận xét, đánh giá và khen thưởng
Cuối cùng, tôi đưa ra số liệu cho kết quả đo chính xác nhất và nhận xét quá trình thực hành của các em, tuyên dương tất cả các nhóm đã cố gắng hoàn thành tốt phần thực hành sau đó mới dành lời khen cho những nhóm có kết quả đo gần nhất với kết quả mà tôi cung cấp. Đồng thời, tôi giải thích cho các nhóm lý do tại sao cùng đo một đồ vật có cùng kích thước mà kết quả của các nhóm lại khác nhau
Qua việc áp dụng biện pháp vào quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy sự thay đổi rõ rệt từ các em học sinh. Các em hào hứng khi nghe tôi giới thiệu về tiết học, chủ động xung phong đo chu vi khi được phân nhóm. Hầu hết tất cả các em đều dễ dàng ghi nhớ kiến thức, biết cách vận dụng lý thuyết được học vào quá trình thực hành.
* Điểm mới của biện pháp:
Điểm mới của biện pháp này là việc lồng ghép hoạt động thực hành đo chu vi một số bộ phận trong lớp học. Từ hoạt động này mà các em thích thú hơn với tiết học, thêm niềm yêu thích với toán học, giúp không khí tiết học thoải mái hơn. Các em được chủ động tìm hiểu kiến thức mới, phát huy tính tò mò của lứa tuổi. Từ đó, chất lượng buổi học hiệu quả hơn, học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức.
Biện pháp 2. Thực hành trải nghiệm các đơn vị mi-li-lít giúp học sinh củng cố kiến thức về dung tích
* Mục đích:
Mục đích của biện pháp tổ chức thực hành trải nghiệm các đơn vị mi-li-lít này là giúp các em củng cố kiến thức đã học về bài “Mi-li-lít”. Học sinh biết cách đo dung tích và cách đo lượng nước trong bình khi thực hành. Biện pháp này giúp các em có cái nhìn thực tế về dung tích trong cuộc sống. Từ đó, tiết học trở nên vui nhộn hơn, không khí buổi học thoải mái.
* Nội dung và cách thực hiện:
Ở nội dung kiến thức Mi-li-lít, các em sẽ được học cách đo đơn vị ml, hoặc cách chuyển đổi đơn vị (ml) sang (l). Việc lồng ghép hoạt động đo đơn vị này giúp các em hiểu hơn về dung tích nước đựng trong ca, cốc và làm quen dần với thực hành gắn liền với kiến thức sách vở.
Hoạt động: Tổ chức hoạt động đo dung tích khi học bài “Mi-li-lít” (Toán 3 sách Cánh diều tập 1, trang 97)
Để chuẩn bị cho tiết học, tôi chuẩn bị 3 chiếc ca với 3 dung tích khác nhau và 30 chiếc cốc nhựa có dung tích 250ml. Ca thứ nhất có dung tích 1 lít và chứa 1 lít nước. Ca thứ 2 có dung tích 4 lít chứa 2 lít nước. Ca thứ 3 cũng có dung tích 4 lít nhưng lại chứa 3 lít nước. Sau đó tôi chia lớp thành 2 nhóm khác nhau và cho các em chọn ngẫu nhiên 2 ca có cùng dung tích 4 lít nhưng chứa lượng nước khác nhau. Cuối cùng mới phát cho mỗi nhóm 15 chiếc cốc nhựa có dung tích 250ml.
Hình minh họa dụng cụ giáo viên chuẩn bị
Khâu chuẩn bị và phân phát dụng cụ thực hành đã hoàn tất. Tôi sẽ hướng dẫn các em rót bình nước có dung tích 1 lít ra những chiếc cốc đã phát cho các em lúc đầu. Sau đó các em mới ghi lại kết quả số cốc được rót đầy (cụ thể là 4 cốc được rót đầy, vì bình 1 lít, mỗi cốc 250ml).
Lúc này, sau khi 2 nhóm rót xong nước vào cốc tôi sẽ đặt ra câu hỏi cho các em là tính lượng nước trong bình của nhóm mình dựa vào kết quả tự đánh giá khi theo dõi quá trình giáo viên làm và từ những chiếc cốc mà nhóm mình được cung cấp. 2 nhóm sẽ đưa ra kết quả cuối cùng của nhóm mình sau khi thảo luận và tôi cũng cung cấp kết quả chính xác nhất cho các em. Cuối cùng biểu dương tinh thần hăng say học tập của cả lớp sau đó khen ngợi nhóm nào có kết quả gần chính xác nhất.
Biện pháp kết hợp lý thuyết với thực hành này các em sẽ có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với các đồ vật và biết cách thực hành đo, tính toán. Cả quá trình thực hành, các em trong cùng nhóm với nhau cũng có điều kiện tương tác với bạn học, các em cùng nhau thực hành, thảo luận, cùng thống nhất kết quả. Chính điều đó cũng là yếu tố quan trọng quyết định việc cải thiện kết quả học tập, có động lực học tập tốt hơn đối với môn toán
Xem thêm:
- SKKN Một số biện pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh trong giảng dạy môn tự nhiên và xã hội lớp 3 (Bộ sách cánh diều)
- SKKN Một số biện pháp giúp học sinh học tốt xé dán môn Mĩ thuật lớp 3 ( Sách Cánh Diều)
- SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 rèn kĩ năng tính giá trị biểu thức theo bộ sách Cánh diều (W+PPT)
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 153
- 1
- [product_views]
- 8
- 182
- 2
- [product_views]
- 0
- 136
- 3
- [product_views]
- 3
- 111
- 4
- [product_views]
- 8
- 186
- 5
- [product_views]
- 5
- 156
- 6
- [product_views]
- 4
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 167
- 8
- [product_views]
- 4
- 199
- 9
- [product_views]
- 8
- 134
- 10
- [product_views]