SKKN Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 3 thông qua giảng dạy môn tự nhiên và xã hội (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

4.5/5

Giá:

100.000
Cấp học: Tiểu học
Môn: Tự nhiên xã hội
Lớp: Lớp 3
Bộ sách: Kết nối tri thức
Lượt xem: 489
File:
TÀI LIỆU WORD
Số trang:
26
Lượt tải:

3

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 3 thông qua giảng dạy môn tự nhiên và xã hội (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

Giải pháp 1. Giáo viên nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình môn Tự nhiên xã hội lớp 3 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải pháp 2. Xây dựng nội dung tích hợp một cách chi tiết
Giải pháp 3. Tiến hành hoạt động theo nội dung tích hợp đã được xây dựng
Giải pháp 4. Chọn phương pháp phù hợp với từng loại bài, từng đối tượng học sinh, sao cho hiệu quả nhất
Giải pháp 5. Chuẩn bị phương tiện, các điều kiện cần thiết đặc biệt là nguồn tư liệu phục vụ bài học
Giải pháp 6. Phối hợp giáo dục môi trường với giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Giải pháp 7. Đưa ý thức bảo vệ môi trường thành một tiêu chí để đánh giá, khuyến khích, tuyên dương kịp thời những học sinh thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường

Mô tả sản phẩm

  • 1. MỞ ĐẦU

    1.1. Lí do chọn đề tài

    Môi trường đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống của chúng ta. Giáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt  động giáo dục hình thành và phát triển ở học sinh sự hiểu biết và quan tâm tới những vấn đề về môi trường, tạo điều kiện cho các em tham gia vào sự phát triển xã hội bền vững về sinh thái.

    Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm giúp cho mỗi cá nhân và cộng đồng có sự hiểu biết và nhạy cảm về môi trường, những khái niệm cơ bản về môi trường và bảo vệ môi trường, những tình cảm, mối quan tâm trong việc cải thiện và bảo vệ môi trường, những kĩ năng giải quyết cũng như cách thuyết phục các thành viên khác cùng tham gia. Đó cũng chính là hình thành và phát triển  ở các em thói quen, hành vi  ứng xử văn minh, lịch sự và thân thiện với môi trường, bồi dưỡng cho các em tình yêu thiên nhiên và kĩ năng sống bảo vệ môi trường không chỉ  ở trường mà là mọi lúc, mọi nơi.

    Sự thiếu hiểu biết về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm và suy thoái môi trường. Do đó giáo dục bảo vệ môi trường là một nội dung giáo dục quan trọng nhằm đào tạo con người có kiến thức, có năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề về môi trường trong thực tiễn. Nhưng thực tế hiện nay, môi trường Việt Nam và trên thế giới đang bị ô nhiễm và bị suy thoái nghiêm trọng đã gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của một bộ phận lớn dân cư trên trái  đất. Bảo vệ môi trường  đang là vấn  đề cấp bách, nóng bỏng không chỉ  ở Việt Nam mà cả trên toàn thế giới.

    Vì thế, giáo dục bảo vệ môi trường là việc làm cần thiết không thể thiếu trong sự nghiệp giáo dục hiện nay. Nhưng đối với Tiểu học, là cấp học nền tảng, là cơ sở ban đầu rất quan trọng trong việc  đào tạo các em trở thành các công dân tốt cho đất nước. Do đó, việc giáo dục bảo vệ môi trường cho các em là rất khó vì nhận thức của học sinh tiểu học về môi trường và bảo vệ môi trường còn nhiều sai lệch và phiến diện. Nguyên nhân chủ yếu là do việc giáo dục môi trường vẫn chưa thực sự được chú trọng, việc lồng ghép giảng dạy giáo dục bảo vệ môi trường tại các trường tiểu học chưa tốt. Học sinh tiểu học mới chỉ nhận biết về môi trường và bảo vệ nó thông qua các vấn đề như rác thải, phải vứt rác đúng nơi qui định, phải vệ sinh trường lớp,… Còn rất nhiều nội dung cơ bản về môi trường, ô nhiễm môi trường và  ảnh hưởng của nó  đến  đời sống, bảo vệ môi trường chưa  được truyền đạt một cách đầy đủ. Nhất là đối với học sinh khối 3 trường Tiểu học Nga Phú, các em chưa ý thức được việc bảo vệ môi trường nên ngay trong lớp học cũng chưa được đảm bảo vệ sinh cũng như những việc đơn giản để bảo vệ môi trường các em cũng chưa làm được. Do đó, để thực hiện mục tiêu, nội dung giáo dục trong trường Tiểu học hiện nay, tôi chọn  đề tài: “Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 3 thông qua giảng dạy môn tự nhiên và xã hội theo bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống” nhằm góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh.

    1.2. Mục đích nghiên cứu

       – Tìm hiểu nội dung  môn TNXH lớp 3 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống

       – Tìm hiểu thực trạng dạy và học phân môn TNXH, việc lồng ghép việc giáo dục môi trường cho HS trong phân môn TNXH ở trường Tiểu học …. Từ đó đề xuất một số biện pháp dạy lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong môn TNXH cho HS lớp 3.

    1.3. Đối tượng nghiên cứu

       – Học sinh lớp 3A trường tiểu học ….

       – Nội dung dạy lồng ghép bảo vệ môi trường trong môn TNXH lớp 3 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

    1.4. Phương pháp nghiên cứu    

                Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đề ra, tôi xây dựng các phương pháp như sau:

      – Phương pháp nghiên cứu  xây dựng cơ sở lí thuyết: Đọc các tài liệu, giáo trình có liên quan đến môi trường.

                – Phương pháp điều tra thực tế: Dự giờ, khảo sát, trao đổi với đồng nghiệp, với học sinh. Phương pháp này nhằm mục đích thu nhận số liệu, sự suy nghĩ, quan điểm của giáo viên, học sinh để từ đó có thể phán đoán, tìm ra nguyên nhân, tính phổ biến,  biện pháp giải quyết vấn đề để giáo dục bảo vệ môi trường cho HS trong môn TNXH lớp 3.

     – Phương pháp thực nghiệm: Trong quá trình thực hiện SKKN, tiến hành tổ chức dạy TNXH cho học sinh lớp 3 để kiểm nghiệm các giải pháp đã thực hiện.

              – Phương pháp thống kê, thu thập số liệu: Điều tra bằng phiếu học tập, bài kiểm tra để đánh giá kết quả thu được sau khi áp dụng kinh nghiệm.

    2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

    2.1. Cơ sở lý luận

    Trước tiên ta cần hiểu Môi trường là gì? “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.”[1] 

    Qua quá trình học tập và sinh sống, các em có thể hiểu môi trường là tổng hợp các điều kiện tự nhiên bao quanh sinh vật có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật. Môi trường có ảnh hưởng rất lớn trên nhiều phương diện trong cuộc sống của bản thân các em.

     Giáo dục môi trường là tổng hợp các biện pháp nhằm duy trì sử dụng hợp lý, phục hồi, nâng cao hiệu quả môi trường tự nhiên, giúp con người và thiên nhiên có sự hài hòa. Hiện nay, công việc giáo dục môi trường là rất quan trọng, cần thiết. Trong việc xây dựng thời đại mới của cả thế giới, Việt Nam cũng từng ngày, từng giờ tham gia vào công cuộc đổi mới nền kinh tế hiện đại “Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa”. Để đáp ứng cho công cuộc ấy thì con người phải khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên môi trường rất nhiều. Một thực trạng ngày nay mà ta có thể thấy rõ, môi trường và tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị suy thoái nghiêm trọng. Muốn bảo vệ môi trường phát triển bền vững mỗi chúng ta cần có nhận thức đúng đắn và biết cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường

    Bảo vệ môi trường là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại. Giáo dục bảo vệ môi trường là việc làm quan trọng đối với nền giáo dục hiện nay. Bảo vệ môi trường nói chung và giáo dục, đào tạo về bảo vệ môi trường nói riêng  đã  được  Đảng, Nhà nước quan tâm từ nhiều năm nay. Thực hiện Nghị quyết số 41-NĐ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện  đại hóa, sự chỉ  đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhiều nội dung bảo vệ môi trường đã được thực hiện. Các nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động như: tuyên truyền thông tin về môi trường, xây dựng môi trường giáo dục xanh- sạch – đẹp, tổ chức một số cuộc thi viết, vẽ, thi văn nghệ về chủ  đề bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong thời gian qua vẫn chưa làm cho học sinh hiểu sâu sắc những kiến thức về bảo vệ môi trường cũng như việc tự giác thực hiện.

    Do đó, để thực hiện được mục tiêu, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong trường tiểu học hiện nay, con  đường tốt nhất là tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường qua các môn học, đặc biệt là đối với môn Tự nhiên xã hội lớp 3 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

     2.2. Cơ sở thực tiễn

    2.2.1.Thực trạng của nhà trường

    Vị trí nhà trường: Trường nằm vị trí thuận lợi về giao thông , xa nhà dân, xa chợ, số lượng cây xanh nhiều đảm bảo cho bóng mát và môi trường trong lành.

    Số lượng học sinh của nhà trường 448 em. Số lớp: 15 lớp . Học sinh có ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường và cảnh quan thiên nhiên tương đối sạch sẽ. Tuy nhiên vẫn còn chưa sạch lắm và còn một bộ phận học sinh chưa có ý thức bảo vệ môi trường

    2.2.2. Những thuận lợi và khó khăn:

    1. Thuận lợi:

    – Được sự quan tâm của các cấp chính quyền và toàn xã hội về vấn đề môi trường trong trường học. Chính quyền địa phương cũng thường xuyên tổ chức nhiều buổi tuyên truyền, mít tinh về môi trường .

           – Có một số gia đình có sử dụng thùng đựng rác sinh hoạt. Một số gia đình có ý thức giữ gìn vệ sinh chung .

    – Nhà trường thường xuyên tổ chức cho các em lao động quét rác sân trường.

    – Các em thường xuyên được tuyên truyền giáo dục về bảo vệ môi trường thông qua các tiết học của các môn lồng ghép môi trường ,sinh hoạt chủ nhiệm , sinh hoạt dưới cờ, tuyên truyền ….

    – Phong trào thi đua “ Xây dựng trường học xanh – sạch – đẹp “ cũng được áp dụng vào và xem đây là tiêu chí thi đua của trường và của các lớp như : trồng cây xanh trong phòng học , sân trường ,…

    1. Khó khăn:

         Bên cạnh thuận lợi thì còn gặp phải  những khó khăn:

    – Học sinh  nhiều em là con gia đình có hoàn cảnh kinh tế còn thiếu thốn và khó khăn. Ý thức của học sinh về môi trường và bảo vệ môi trường chưa cao.

    – Đồ dùng dạy học của môn lồng ghép bảo vệ môi trường hầu như không có, việc dạy chủ yếu là do giáo viên tự làm.

    – Hạn chế nữa mà chúng ta không thể bỏ qua đó là: Thông tin về giáo dục môi trường đã có nhưng chưa đồng bộ, chưa đến được nhiều với học sinh, khi có vi phạm về môi trường chưa có biện pháp xử lý kịp thời và có hiệu quả. Hình thức tuyên truyền còn mang tính hình thức, cho xong việc, nên học sinh chưa có ý thức bảo vệ môi trường và chưa thấy được tác hại của những chất thải độc hại.

    – Gia đình các em cũng chưa giáo dục cho các em về ý thức bảo vệ môi trường, xem đây là chuyện của nhà nước, của người khác.

    Qua quá trình đi thực tế ở địa phương các em học sinh tôi có kết luận chung đại đa số gia đình các em học sinh đều không có sọt rác gia đình, tất cả rác sinh hoạt hằng ngày đều vứt bỏ đại, và vứt đồ xuống sông nào là bọc, giấy, lá cây, xác chết động vật, chai nhựa, thủy tinh,… chính những việc làm như thế sẽ làm cho môi trường ô nhiễm, gây ra cho nguồn nước ô nhiễm và gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm cho người dân nhất là bệnh về đường ruột cho người dân,….

    Thực trạng trên cho thấy tỉ lệ học sinh nhận thức về việc bảo vệ môi trường còn hạn chế, kĩ năng về bảo vệ môi trường chưa cao, chưa có tinh thần tự giác trong việc giữ gìn vệ sinh. Thậm chí các em còn gây ô nhiễm môi trường. Các em chưa có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường trong sạch, còn xé vở làm đồ chơi, ăn quà xong chưa có ý thức vứt giấy, vỏ vào đúng nơi quy định. chơi những trò chơi mất vệ sinh như là dùng cát ném vào bạn, chân tay khi đến lớp còn bẩn, cây cối được thầy cô trồng làm bóng mát, cảnh quan quanh trường học thì còn tự ý rủ bạn bè tới chơi đùa và bẻ ngọn….

    Vì thế giáo viên phải nhắc nhở nhiều lần các em mới thực hiện. Điều ấy đã gây không ít khó khăn cho giáo viên trong việc giáo dục bảo vệ môi trường đối với các em học sinh. Theo thống kê về tình hình nhận thức về môi trường của học sinh lớp 3B trường tiểu học … đầu năm học ……. như sau:

    *Khảo sát về hành vi bảo vệ môi trường:

     

    Tổng số HS Hành vi tốt

    Bảo vệ môi trường

    Hành vi xấu

    Bảo vệ môi trường

    SL TL SL TL
    30 11 36.6% 19 63.4%

     

    *Khảo sát về ý thức bảo vệ môi trường:

     

    Tổng số HS HS nhận thức tốt về BVMT HS nhận thức chưa tốt

    về BVMT

    SL % SL %
    30 em 12 40 18 60

    Với tình hình thực tế của học sinh khối 3, giáo viên rất khó khăn trong việc giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường. Song với việc dạy chữ, giáo viên còn phải giáo dục  đạo  đức, ý thức bảo vệ môi trường, gắn liền cùng các hoạt  động thực hiện tốt mục tiêu của nhà trường đề ra. Vì thế, người giáo viên cần phải nỗ lực hết sức, dù khó khăn đến đâu cũng phải vượt qua và tìm mọi biện pháp giải quyết phù hợp để mang lại hiệu quả thiết thực cho sự nghiệp giáo dục của mình.

    Cho nên, để đảm bảo nhu cầu thực tế đối với thực trạng của khối lớp 3, tôi nhận thấy mình cần phải phát huy tích cực việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Tự nhiên xã hội lớp 3 để đẩy mạnh phong trào thi đua  “Xây dựng Trường học thân thiện- học sinh tích cực”, “Trường học xanh – sạch – đẹp – an toàn” 

    2.3. Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề

    Để  đem lại hiệu quả trong việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong môn TNXH lớp 3 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, tôi đã thực hiện những giải pháp như sau:  

    Giải pháp 1. Giáo viên nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình môn Tự nhiên xã hội lớp 3 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

    Mục tiêu hoạt  động là xác định các yêu cầu giáo dục cần đạt. Mục tiêu hoạt động cần được thể hiện 3 yêu cầu: Kiến thức, kĩ năng, thái độ. Mỗi hoạt động có mục tiêu riêng phù hợp với mục tiêu chung.

    * Về kiến thức: Sau khi học xong môn TNXH lớp 3, HS sẽ:

    – Có biểu tượng ban  đầu về môi trường qua môn Tự nhiên và xã hội (cây cối, các con vật, Mặt Trời, Trái Đất…) và môi trường nhân tạo (nhà ở, trường học, làng mạc, phố phường…)

    – Biết và kể được một số hoạt động của người làm môi trường bị ô nhiễm.

    – Biết và nêu được một số ảnh hưởng của môi trường xung quanh đến sức khỏe con người.

    – Biết một số biện pháp bảo vệ môi trường.

    * Về kĩ năng:

    – Phát hiện ra mối quan hệ giữa các yếu tố của môi trường.

    – Tham gia một số hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi.

    – Thuyết phục người thân, bạn bè tham gia bảo vệ môi trường.

    * Về thái độ tình cảm:

    – Yêu quý thiên nhiên, mong muốn được tham gia bảo vệ môi trường sống cho cây cối, con vật và con người.

    – Có thái độ tích cực đối với công việc bảo vệ môi trường; phê phán các hoạt động phá hoại môi trường, làm ô nhiễm môi trường.

    * Về nội dung chương trình: Môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 gồm 3 chủ đề:

    – Con người và sức khỏe.

    – Xã hội.

    – Tự nhiên .

         . Chủ đề Con người và sức khỏe:

    + Cơ quan tiêu hóa và một số cách bảo vệ đường tiêu hóa.

    + Cơ quan tuần hoàn: bảo vệ cơ quan tuần hoàn.

    + Cơ quan thần kinh: Nghỉ ngơi và học tập điều độ.

         . Chủ đề Chủ đề Xã hội:

    + Quan hệ trong gia đình và vấn đề giữ gìn môi trường sống.

     Giữ vệ sinh trường, lớp học.

    + Cộng đồng địa phương; các hoạt động sản xuất và cảnh trang thiên nhiên; liên hệ đến thực trạng môi  trường địa phương.

         . Chủ đề Tự nhiên:

    + Thực vật,  động vật, các chức năng của chúng với cuộc sống con người; cách sử dụng hợp lý và bảo vệ chúng.

    + Mặt trời và trái đất, khí hậu ảnh hưởng đối với sự sống của con người.

    Giải pháp 2. Xây dựng nội dung tích hợp một cách chi tiết.

    Tích hợp và lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường là giáo dục tổng thể nhằm trang bị những kiến thức về môi trường cho học sinh thông qua từng môn học và chương trình riêng phù hợp với đối tượng. Việc giáo dục này chủ yếu dựa theo phương thức lồng ghép và liên hệ trong nội dung giảng dạy của bài học. Nội dung và mức độ tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường còn tùy thuộc vào từng bài mà áp dụng cho phù hợp. Vì thế việc xây dựng kế hoạch, thiết kế các hoạt  động là sự cần thiết  để đem lại hiệu quả trong tiết dạy. Cho nên tôi  đã  xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng bài học với nội dung tích hợp như sau:

     

    Tên bài Nội dung tích hợp giáo dục BVMT Mức độ tích hợp
    Bài 19 (trang 78 Tự nhiên và xã hội bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống):

    Chăm sóc và bảo vệ cơ quan tiêu hóa 

    Bài 21 (trang 86 Tự nhiên và xã hội bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống):

    Chăm sóc và bảo vệ cơ quan tuần hoàn

    Bài 23 (trang 94 Tự nhiên và xã hội bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống):

    Chăm sóc và bảo vệ cơ quan thần kinh

    Biết một số hoạt động của con người đã gây ôi nhiễm môi trường, có hại đối với cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh.

    – HS biết một số việc làm có lợi có hại cho sức khỏe.

    – Bộ phận
    Bài 1 (trang 6 Tự nhiên và xã hội bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống):

    Họ hàng và những ngày kỉ niệm của gia đình

    Biết về các mối quan hệ trong gia đình. Gia đình là một phần của xã hội

    – Có ý thức nhắc nhở các thành viên trong gia đình giữ gìn những ngày kỉ niệm quan trọng của gia đình

    – Liên hệ
    Bài 6 (trang 26 Tự nhiên và xã hội bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống):

    Truyền thống trường em

    Biết những ngày lễ, sự kiện, hoạt động đặc biệt ở trường và có ý thức tham gia các hoạt động ở trường góp phần tôn vinh và ghi nhớ các sự kiện, ngày lễ truyền thống của trường học. – Bộ phận
    Bài 9 (trang 36 Tự nhiên và xã hội bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống):

    Hoạt động sản xuất nông nghiệp

    Bài 10 (trang 42 Tự nhiên và xã hội bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống):

    Hoạt động sản xuất thủ công và công nghiệp

    – Biết các hoạt động nông nghiệp, thủ công, công nghiệp, lợi ích và một số tác hại  ( nếu thực hiện sai) của các hoạt động đó. – Liên hệ
    Bài 14 (trang 60 Tự nhiên và xã hội bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống):

    Chức năng của một số bộ phận của thực vật

    – Biết cây xanh có ích đối với cuộc sống của con người, khả năng kì diệu của lá cây trong việc tạo ra oxy và các chất dinh dưỡng để nuôi cây. – Liên hệ
    Bài 15 (trang 64 Tự nhiên và xã hội bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống): 

    Một số bộ phận của động vật và chức năng của chúng

    – Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các con vật sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người.

    – Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ các con vật.

    – Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của loài vật trong tự  nhiên.

    – Liên hệ
    Bài 29 (trang 116 Tự nhiên và xã hội bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống):

    Mặt trời, Trái đất, Mặt trăng

    – Biết mặt trời là nguồn năng lượng cơ bản cho sự sống trên Trái Đất.

    – Biết sử dụng năng lượng ánh sáng Mặt trời vào một số việc cụ thể trong cuộc sống hàng ngày.

    – Liên hệ
    Bài 28 (trang 110 Tự nhiên và xã hội bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống):

    Bề mặt Trái Đất

    – Biết các loại địa hình trên Trái đất bao gồm: Núi, sông, biển,… là thành phần tạo nên môi trường sống của con người và các sinh vật.

    – Có ý thức giữ gìn  môi trường sống của con người.

    – Bộ phận

    Giải pháp 3. Tiến hành hoạt động theo nội dung tích hợp đã được xây dựng.

    Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường là việc truyền đạt những thông tin về môi trường cùng những biện pháp bảo vệ môi trường cần được cung cấp theo những cách thức phù hợp với trình độ và khả năng nhận thức của từng đối tượng. Tuy nhiên, để việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường  đem lại hiệu quả, tôi đã  vận dụng nhiều phương pháp phù hợp và tổ chức các hoạt động một cách linh hoạt nhưng vẫn tiến hành hoạt động theo chương trình đã được xây dựng.

            Ví dụ: Đối với bài 19: Chăm sóc và bảo vệ cơ quan tiêu hóa (trang 78 Tự nhiên và xã hội bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống): Giáo viên phải làm được.

              GV cho cả lớp:

    – Liên hệ thực tế trong cuộc sống, kể ra những việc nên làm và có thể làm được để bảo vệ và giữ gìn cơ quan tiêu hóa.

    – Nêu những việc các em có thể làm  ở nhà và xung quanh khu vực nơi các em đang sống để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

     à Sau đó kết luận:

    – Không nên ăn đồ ăn đã ôi thiu, hư hỏng và để lâu ngày (vì các thực phẩm đã bị biến đổi chất gây ra các nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm cho cơ thể)

    – Luôn quét dọn và lau sạch đồ đạc cũng như sàn nhà để bảo đảm nhà cửa luôn thoáng mát, không có nhiều chuột, gián, ruồi,…gây mất vệ sinh

    – Lựa chọn các loại thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, an toàn cho sức khỏe.

    – Ăn chín, uống sôi, không sử dụng các thực phẩm có hại cho sức khỏe

    * Kết quả:

    Sau khi học xong bài Chăm sóc và bảo vệ cơ quan tiêu hóa, các em đã nhận thức rõ về những tác hại khi sử dụng thức ăn, đồ uống không có lợi cho cơ quan tiêu hóa và những việc nên làm  để giữ vệ sinh đường tiêu hóa. Điều đó thể hiện ở việc ăn uống đúng giờ, rửa tay trước khi ăn

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Lớp 3
Tiếng Việt
4.5/5
TÀI LIỆU WORD

200.000 

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)