SKKN Lồng ghép một số hiện tượng, vấn đề xảy ra trong thực tế vào giảng dạy môn Hóa học 9
- Mã tài liệu: BM9081 Copy
Môn: | Hóa học |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 2675 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 45 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THCS Nguyễn Trãi |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 45 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THCS Nguyễn Trãi |
Năm viết: | 2021-2022 |
Người giáo viên cần nghiên cứu kỹ bài giảng, xác định được kiến thức trọng tâm, tìm hiểu, tham khảo các vấn đề thực tế liên quan phù hợp với từng học sinh ở trường, đôi lúc cần quan tâm đến tính cách sở thích của đối tượng tiếp thu, hình thành giáo án theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, phải mang tính hợp lý và hài hoà; đôi lúc có khôi hài nhưng sâu sắc, vẫn đảm nhiệm được mục đích học môn hoá học. Trong quá trình thực hiện tôi đã lựa chọn những nội dung, hiện tượng trong thực tế có liên quan đến các bài học trong chương trình hóa học 9 và phân bố chúng vào cụ thể từng bài
Mô tả sản phẩm
PHẦN A: LỜI NÓI ĐẦU
- Lí do chọn đề tài.
- Cơ sở lí luận
Giáo dục thế hệ trẻ là nhiệm vụ mà tất các các quốc gia trên thế giới đều coi là chiến lược của dân tộc mình. Vì thế đại hội lần IX, Đảng cộng sản Việt Nam trong nghị quyết ghi rõ: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, tương lai của một dân tộc, một quốc gia phải nhìn vào nền giáo dục của quốc gia đó.
Nói về tầm quan trọng của giáo dục cho thế hệ trẻ nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn công học tập của các cháu”
Nhằm thực hiện mục tiêu của ngành giáo dục là đào tạo thế hệ trẻ trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. Bản thân là một giáo viên đứng lớp giảng dạy bộ môn Hóa học tôi nhận thấy rằng: Hoá học là một môn khoa học gắn liền với thực tiễn cuộc sống, do đó hóa học là môn học rất quan trọng trong nhà trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng. Môn hoá học THCS cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực đầu tiên về hoá học, là giáo viên bộ môn hoá học thì cần hình thành ở các em học sinh một kỹ năng cơ bản, thói quen học tập và làm việc khoa học để làm nền tảng cho việc hình thành quá trình học tập, phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động. Có những phẩm chất cần thiết như cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ mỉ, chính xác, yêu chân lí khoa học, có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội có thể hoà hợp với môi trường thiên nhiên, chuẩn bị cho học sinh học lên cao và đi vào cuộc sống lao động.
Tuy nhiên việc lĩnh hội kiến thức hoá học của học sinh là hết sức khó khăn. Mặt khác, Hóa học là một môn học hoàn toàn mới lạ đối với học sinh ở THCS, mà khối lượng kiến thức học sinh cần lĩnh hội tương đối nhiều và hơi khô khan so với những môn học khác. Phần lớn các bài gồm những khái niệm mới, rất trừu tượng, khó hiểu. Do đó, giáo viên cần tìm ra phương pháp dạy học gây được hứng thú học tập bộ môn giúp các em chủ động lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, không gượng ép, tạo cho các em một tâm lý thoải mái, thích khám phá là điều cần quan tâm. Khi học sinh có hứng thú, niềm say mê với môn Hóa sẽ giúp học sinh phát huy được năng lực tư duy, khả năng tự học và óc sáng tạo. Để từ đó nâng cao chất lượng bộ môn nói riêng và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung là vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình dạy học của giáo viên. Chính vì vậy, tôi nghĩ đổi mới phương pháp dạy học phải thể hiện được ba tính chất cơ bản sau:
Một là: Phát huy tính tích cực, năng lực tư duy, óc sáng tạo và khả năng tự học của học sinh trong quá trình học tập.
Hai là: Giảng dạy và học tập phải gắn liền với thực tế cuộc sống, học đi đôi với hành.
Ba là: Rèn luyện được kĩ năng sống, ý thức và tinh thần trách nhiệm cho học sinh.
Kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy hóa học tôi nhận thấy rằng: Học sinh thấy hứng thú và dễ ghi nhớ bài hơn nếu trong quá trình dạy và học giáo viên luôn có định hướng liên hệ thực tế giữa các kiến thức sách giáo khoa với thực tiễn đời sống hàng ngày. Rất nhiều kiến thức hóa học có thể liên hệ được với các hiện tượng tự nhiên xung quanh chúng ta.
Xuất phát từ những thực tế, những vấn đề đó và một số kinh nghiệm trong giảng dạy bộ môn hóa học, tôi thấy để góp phần cho chất lượng giáo dục bộ môn hóa học được nâng cao, học sinh hứng thú học tập người giáo viên ngoài phát huy tốt các phương pháp dạy học tích cực cần khai thác thêm các hiện tượng hóa học, các vấn đề thực tiễn trong đời sống đưa vào bài giảng bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập bộ môn. Từ những lí do đó tôi chọn đề tài: “Lồng ghép một số hiện tượng, vấn đề xảy ra trong thực tế vào giảng dạy môn hóa học 9”.
- Cơ sở thực tiễn
Môn hoá học trong trường trung học cơ sở giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển trí dục của học sinh. Mục đích của môn học là giúp cho học sinh hiểu đúng đắn và hoàn chỉnh, nâng cao tri thức, hiểu biết về thế giới, con người thông qua các bài học, giờ thực hành… của hoá học. Học hoá để hiểu, giải thích được các vấn đề thực tiễn thông qua cơ sở khoa học, sự chuyển hoá của các chất bằng các phương trình phản ứng hoá học… Đồng thời là khởi nguồn, là cơ sở phát huy tính sáng tạo, tạo ra những ứng dụng phục vụ trong đời sống của con người. Hoá học góp phần giải tỏa, xoá bỏ hiểu biết sai lệch làm hại đến đời sống, tinh thần của con ngời…
Để đạt được mục đích của học hoá học trong trường thì giáo viên dạy hoá học là nhân tố tham gia quyết định chất lượng. Do vậy, ngoài những hiểu biết về hoá học, người giáo viên dạy hoá học còn phải có phương pháp truyền đạt thu hút gây hứng thú khi lĩnh hội kiến thức hoá học của học sinh, cũng như phân tích, giải thích cho học sinh rõ những vấn đề mà các em hỏi, các em quan tâm. Đó là vấn đề rất quan trọng và cần nghiên cứu nghiêm túc. Trong sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) này, tôi có đề cập đến một khía cạnh “Lồng ghép một số hiện tượng, vấn đề xảy ra trong thực tế vào giảng dạy môn hóa học 9” với mục đích góp phần làm cho học sinh hứng thú và đam mê với môn học… Để hoá học không còn mang tính đặc thù khó hiểu như một “thuật ngữ khoa học”.
- Mục đích đề tài.
Xây dựng hệ thống một số hiện tượng, vấn đề xảy ra trong thực tiễn .
Vận dụng hệ thống các hiện tượng, vấn đề đã xây dựng để lồng ghép vào quá trình dạy học trong chương trình hóa 9 nhằm giáo dục ý thức, tinh thần trách nhiệm và tăng hứng thú học tập cho học sinh.
III. Lịch sử đề tài
Vào một ngày, đó là ngày ……….tôi đang dạy “bài 8: Một số bazơ quan trọng” tại lớp 9/2 trường THCS Hưng Điền B sau khi dạy xong phần lý thuyết thì từ cuối lớp có một học sinh nam giơ tay hỏi “thưa cô, cô có tin trên đời này có ma không cô, em nghe nội em kể hồi xưa ma nhiều lắm. Đi đâu về mà ngang nghĩa địa là sợ phát khiếp vì có những đóm lửa lập lòe, lập lòe thấy ghê lắm”, có em khác hỏi “lúc này em nghe rất nhiều thông tin là ở thành phố người ta thường sản xuất giá bằng hóa chất Trung Quốc, người ta còn dùng dầu nhớt thải để kích thích rau muống nhanh lớn, xanh non phải không cô?”.
Khi nghe được câu hỏi ấy thì tôi thấy thì ra học sinh cũng rất quan tâm đến vấn đề thời sự cũng như là các hiện tượng xảy ra trong thực tế, đặc biệt là vấn đề “ma quỷ” hay dị đoan. Và từ đó, tôi cũng suy nghĩ nếu trong các tiết học mà mình có nêu một số hiện tượng hay vấn đề nào đó xảy ra trong thực tế thì hay biết mấy và nhìn lại thời gian trước, khi chưa áp dụng đề tài tôi thấy trong quá trình giảng dạy nếu giáo viên chỉ giảng những phần kiến thức cũng như là nội dung chỉ giới hạn trong sách giáo khoa thì học sinh sẽ đâm ra buồn chán, không hứng thú từ đó không kích thích được được khả năng tư duy của học sinh dẫn đến việc là không thích học môn hóa, tiết học sẽ diễn ra một cách lặng lẽ, tẻ nhạt, học sinh chỉ mong cho tiết học kết thúc nhanh. Nhưng nếu mà trong quá trình giảng dạy giáo viên lồng ghép một số hiện tượng, vấn đề xảy ra trong thực tế thì trước hết là sẽ có sự tranh luận giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh và khi đó học sinh thì hiểu ra được các hiện tượng, vấn đề đó là có cơ sở khoa học chứ không theo một yếu tố tâm linh hay dị đoan mà người xưa truyền miệng. Sau nữa là học sinh sẽ chú ý vào những vấn đề mà các em nhìn thấy được trong thực tế sau đó trao đổi với nhau và cuối cùng là vào lớp hỏi giáo viên. Từ những câu hỏi nhỏ này khi được giáo viên giải thích và đã hiểu thì các em sẽ hào hứng, thích thú học hóa hơn, mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh gần gũi hơn, học sinh thích khám phá và tìm tòi hơn, tăng sự hiểu biết, sự tự tin cho các em trong quá trình giao tiếp dẫn đến chất lượng học tập tốt hơn nên năm học qua tôi đã nghiên cứu đề tài này.
- Phạm vi đề tài.
- Đề tài nghiên cứu về vấn đề.
Lồng ghép một số hiện tượng, vấn đề xảy ra trong thực tế tích hợp giáo dục môi trường, rèn luyện tinh thần trách nhiệm và kĩ năng sống cho học sinh.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
30.000 ₫
- 6
- 972
- 1
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 712
- 2
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 2803
- 3
- [product_views]
30.000 ₫
- 8
- 785
- 4
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 1485
- 5
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 772
- 6
- [product_views]
30.000 ₫
- 7
- 1067
- 7
- [product_views]
30.000 ₫
- 5
- 893
- 8
- [product_views]
30.000 ₫
- 8
- 1174
- 9
- [product_views]
30.000 ₫
- 9
- 1427
- 10
- [product_views]