SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lớp 3 hướng dẫn học sinh giải bài toán có lời văn bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng
- Mã tài liệu: BM3142 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 3 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 518 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường tiểu học Phan Chu Trinh |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường tiểu học Phan Chu Trinh |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lớp 3 hướng dẫn học sinh giải bài toán có lời văn bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Giúp học sinh đọc và hiểu kỹ nội dung và yêu cầu của bài toán.
2. Lập kế hoạch giải.
3. Hướng dẫn học sinh đặt lời giải và phép tính.
Mô tả sản phẩm
- Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong dạy học, môn Toán là môn học có tầm quan trọng đặc biệt, vì môn Toán có tính chất phát triển tư duy lôgic cho học sinh. Thông qua môn toán giúp cho chúng ta lập luận có căn cứ, diễn đạt ý nghĩ của mình một cách ngắn gọn chính xác, nó còn giúp cho các em phát triển toàn diện nhân cách.
Như chúng ta đã biết, chương trình môn Toán ở lớp 3 là một bộ phận môn Toán ở Tiểu học. Chương trình này tiếp tục thực hiện những đổi mới về giáo dục toán học ở các lớp 1 và 2, khắc phục một số tồn tại của dạy học Toán các lớp 1,2,3 theo chương trình cũ, góp phần đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, nhằm đáp ứng những nhu cầu của giáo dục và đào tạo trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời kỳ đất nước đổi mới.
Trong nội dung chương trình Toán lớp 3 bao gồm 5 mảng kiến thức: Các kiến thức về số học, các kiến thức về yếu tố hình học, đại lượng và phép đo đại lượng, một số yếu tố thống kê, giải toán có lời văn. Trong 5 mảng kiến thức đó giải toán có lời văn là mảng kiến thức trọng tâm nó có một vị trí quan trọng góp phần rèn luyện trí thông minh, phát triển tư duy, đặc biệt là tư duy giải toán cho học sinh Tiểu học, đồng thời nó còn giúp học sinh học tốt các mạch kiến thức khác.
Qua thực tế giảng dạy nhiều năm tôi thấy việc dạy giải toán cho học sinh Tiểu học là mạch kiến thức khó. Đối với học sinh lớp 1,2 thì các em cứ nhận định bài toán một cách đơn giản đó là “Nhiều hơn, ít hơn”, chính vì vậy sang đến lớp 3 đây là thời điểm kết thúc mảng kiến thức về giải toán có lời văn của giai đoạn đầu, các em sẽ làm quen dần với tư duy trìu tượng, nhưng ở đây vốn từ, vốn hiểu biết, khả năng đọc hiểu, khả năng tư duy lôgic của các em còn hạn chế nên khi thực hiện việc giải toán có lời văn thường chậm hơn so với các dạng toán khác. Với một số bài toán có lời văn các em có thể đặt và tính đúng phép tính của bài nhưng các em lại không trả lời hoặc lý giải là tại sao các em lại làm như vậy? Các em thực sự lúng túng khi giải bài toán có lời văn. Một số em chưa biết tóm tắt bài toán. Trước thực trạng như vậy bản thân đã từng là giáo viên trực tiếp đứng lớp, trưởng thành và là Cán bộ quản lý tôi nhận thấy hiệu quả của việc dạy “Giải toán có lời văn” ở lớp 3 của trường tôi chưa được như mong muốn nên bản thân vô cùng trăn trở luôn suy nghĩ làm thế nào để học sinh ghi nhớ và có cách giải bài toán có lời văn đạt hiệu quả cao nên tôi quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lớp 3 hướng dẫn học sinh giải bài toán có lời văn bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng ” nhằm tìm ra các biện pháp giúp học sinh lớp 3 trong việc giải toán có lời văn đạt kết quả tốt nhất.
1.2.Mục đích nghiên cứu.
Dùng sơ đồ đoạn thẳng để giúp học sinh lớp 3 trong việc giải toán có lời văn đạt kết quả cao.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh khối 3 trường Tiểu học Định Tường.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
– Áp dụng phương pháp thay thế .
– Áp dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng .
– Áp dụng phương pháp lập bảng.
– Phương pháp vấn đáp.
– Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
– Phương pháp suy luận.
- Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong dạy học Toán ở Tiểu học, giải toán có lời văn ở Tiểu học nói chung và giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 nói riêng có thể coi là “ Hòn đá thử vàng” của việc dạy học toán. Trong giải toán học sinh phải tư duy một cách linh hoạt, áp dụng được tất cả các kiến thức, kỹ năng và khả năng đã có vào giải toán, vào các tình huống khác nhau, trong nhiều trường hợp, phải biết vận dụng những dữ liệu, những điều kiện chưa được nêu ra một cách tường minh và chừng mực. Học sinh phải tự động trong giải toán, phát huy vai trò trung tâm, tích cực, chủ động của học sinh, vì vậy mạch kiến thức giải toán có lời văn đóng vai trò quan trọng trong nội dung chương trình Toán 3.
Trước hết nó giúp học sinh luyện tập, củng cố, vận dụng các kiến thức và thao tác thực hành các kiến thức đã học vào giải toán. Ngoài ra nó có một vị trí đặc biệt quan trọng đối vớ sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh tiểu học, giúp học sinh phát triển tư duy về toán, kỹ năng về toán. Đồng thời giáo viên dễ dàng phát hiện những ưu điểm hoặc thiếu sót trong kiến thức, kỹ năng của học sinh để giúp các em phát huy những ưu điểm, khắc phục thiếu xót. Thông qua dạy học toán, sẽ giúp cho học sinh hình thành và phát triển khả năng suy luận, tự lập và trình bày các kết quả theo một trình tự hợp lý làm cơ sở cho quá trình học toán ở lớp cao hơn sau này.
Ngoài ra tư duy sáng tạo, phương pháp và kỹ năng giải toán rất cần thiết cho đời sống học tập vì nó giúp học sinh:
– Biết cách đặt vấn đề, phân tích vấn đề, biết tìm cách hay nhất, ngắn gọn nhất để giải quyết vấn đề. Biết kiểm tra chu đáo cách giải quyết vấn đề, phân tích khả năng phê phán, biết đánh giá điều kiện đến kết quả.
– Biết nhận ra các bản chất, bỏ qua cái thứ yếu, biết nghiên cứu cắc trường hợp chung và riêng, biết phân loại, không bỏ sót trường hợp nào, biết từ những vấn đề có thể rút ra kết luận chung, biết áp dụng kết luận chung vào những vấn đề cụ thể.
– Biết suy luận một cách ngắn gọn, có căn cứ đầy đủ, chính xác, nhất quán, biết trình bày diễn đạt ý nghĩa của mình một cách ngắn gọn, rõ ràng mạch lạc.
– Biết sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác.
Dạy giải toán là giúp học sinh rèn luyện được những đức tính và phong cách làm việc của người lao động như ý thức vượt khó, thói quen xét đoán, tính cẩn thận, chu đáo, cụ thể. Đồng thời từng bước hình thành và rèn luyện thói quen về khả năng suy nghĩ, tính toán độc lập, khắc phục được tính rập khuôn, xây dựng được tính ham học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, phát triển tư duy… giải toán còn là hoạt động gồm những thao tác như xác lập được mối quan hệ giữa các dữ kiện, giữa cái đã cho và cái phải tìm trong điều kiện của bài toán. Chọn được phép tính thích hợp, trả lời đúng câu hỏi của bài toán.
Trước yêu cầu của môn học như vậy là một bản thân tôi suy nghĩ cần phải làm gì để học sinh có thể nắm bắt kiến thức một cách khắc sâu đó là một điều đang trăn trở trong tôi, chính vì vậy lựa chọn cho học sinh một phương pháp giải toán bằng sơ đồ đoạn thẳng là phương pháp tôi cho là hữu hiệu nhất giúp học sinh nắm bắt nhanh được dạng giải toán hợp ở lớp 3 nhằm nâng cao chất lượng đại trà cho lớp.
2.2.Thực trạng của việc dạy giải toán cho học sinh lớp 3
2.2.1.Học sinh chưa hiểu kĩ yêu cầu của bài toán.
Học sinh đọc hiểu chưa tốt nên các em hiểu đề bài còn thụ động, chậm chạp. Mặt khác khi dạy giải toán có lời văn cho học sinh giáo viên chưa chú ý nhiều đến việc hướng dẫn kỹ năng đọc đề toán cho học sinh, học sinh đọc đề vội vàng, chưa biết tập trung vào những dữ kiện trọng tâm của bài toán, không chịu phân tích đề toán một cách rõ ràng.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 153
- 1
- [product_views]
- 8
- 182
- 2
- [product_views]
- 0
- 136
- 3
- [product_views]
- 3
- 111
- 4
- [product_views]
- 8
- 186
- 5
- [product_views]
- 5
- 156
- 6
- [product_views]
- 4
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 167
- 8
- [product_views]
- 4
- 199
- 9
- [product_views]
- 8
- 134
- 10
- [product_views]