SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt Công nghệ giáo dục lớp 1
- Mã tài liệu: BM1037 Copy
Môn: | Quản lí |
Lớp: | 1 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 695 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 36 |
Tác giả: | Phạm Thị Thu Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Kim Đồng |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 36 |
Tác giả: | Phạm Thị Thu Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Kim Đồng |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt Công nghệ giáo dục lớp 1” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
* Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy lớp 1
* Công tác kiểm tra
* Chỉ đạo điểm nội dung rèn kĩ năng đọc đúng
Mô tả sản phẩm
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng, mục tiêu giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học sinh học tốt hơn ở bậc trung học cơ sở.
Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng dạy và học đúng thực chất là một yêu cầu vô cùng cần thiết mà các nhà quản lý giáo dục cần có những biện pháp chỉ đạo, quản lý tốt để đảm bảo chất lượng dạy và học.
Song thực tế cũng không ít những khó khăn vì trường Tiểu học Xuân Thắng – Thường Xuân thuộc vùng “kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn” của huyện, là nơi có điều kiện khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, hạ tầng cơ sở kém, đi lại khó khăn, kinh tế chậm phát triển trình độ dân trí thấp, cơ sở vật chất thiếu thốn, trình độ giáo viên không đồng đều, nên ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghiệp phát triển giáo dục.
Trong 4 năm học vừa qua nhà trường thuộc 1 trong 6 trường tham gia chương trình “ Đảm bảo chất lượng trường học SEQAP” và được tổ chức dạy học chương trình Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục trong 2 năm học gần đây. Nhận thấy rằng tuy đa số là học sinh dân tộc thiểu số, nhưng các em cũng đã từng bước tiếp cận được với nội dung chương trình, hình thức tổ chức dạy học và đạt kết quả cao, cuối năm, học sinh lớp 1 đã đọc thông viết thạo, giao tiếp tốt.
Xuất phát từ những vấn đề trên, là người cán bộ quản lí trường học, bản thân tôi muốn phát huy hơn nữa về vai trò, nhiệm vụ của mình làm đòn bẩy thúc đẩy đồng bộ các hoạt động giáo dục trong nhà trường mà trọng tâm là dạy học môn Tiếng việt Công nghệ giáo dục lớp 1. Đồng thời phải có trách nhiệm hạn chế những tồn tại, làm cho thực trạng dạy học môn Công nghệ giáo dục, từng bước nâng cao chất lượng.
Do đó, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt Công nghệ giáo dục lớp1 ở trường TH Xuân Thắng – Thường Xuân ” nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học đúng thực chất ở bậc tiểu học của chúng ta hiện nay.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
– Nghiên cứu đề tài nhằm mục đích tìm ra những biện pháp giúp cho công tác quản lý dạy và học của nhà trường đạt hiệu quả cao hơn.
– Đưa ra một số biện pháp hữu hiệu để quản lý tốt nhằm nâng cao chất lượng dạy và học đặc biệt môn Tiếng Việt Công nghệ giáo dục ở trường tiểu học Xuân Thắng – Thường Xuân hiện nay.
– Duy trì và phát huy tốt chất lượng đầu vào học sinh lớp 1, 100% học sinh đọc thông viết thạo.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
– Đối tượng nghiên cứu gồm: Học sinh khối lớp 1 Công nghệ Giáo dục, chất lượng môn Tiếng Việt 1 qua các năm học, giáo viên khối lớp 1, đội ngũ
tổ trưởng, tổ phó, cốt cán nhà trường.
– Các hoạt động, các biện pháp quản lý của hiệu trưởng để nâng cao chất lượng dạy và học đúng thực chất ở trường tiểu học.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện nghiên cứu đề tài này, tôi đã tiến hành sử dụng phối hợp nhiều phương pháp như:
* Nhóm các phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết:
– Phương pháp tìm tòi nghiên cứu các văn bản, tài liệu có liên quan đến vấn đề quản lý, nâng cao chất lượng dạy học.
– Phương pháp sưu tầm các văn bản, tài liệu có liên quan đến công tác rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 thông qua môn Tiếng Việt 1 Công nghệ Giáo dục, ghi lại những nội dung quan trọng.
– Phương pháp nghiên cứu các văn bản chỉ đạo công tác chuyên môn trong trường Tiểu học; SGK; Thiết kế bài soạn Tiếng Việt 1 Công nghệ Giáo dục; Tài liệu tập huấn môn Tiếng Việt 1 Công nghệ Giáo dục – Nhà xuất bản Giáo dục.
* Nhóm các phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
– Phương pháp điều tra, phân tích kết quả về chất lượng môn Tiếng Việt 1 qua thực tế dạy học những tháng đầu năm học.
– Phương pháp quan sát tìm hiểu, ghi chép các việc đã triển khai, kết quả đạt được. Phân tích kết quả, rút ra bài học.
– Phương pháp điều tra khảo sát ghi nhận những vấn đề có liên quan đến nội dung đề tài.
– Phương pháp trao đổi bàn bạc với tổ khối chuyên môn, giáo viên dạy giỏi, giáo viên dạy ở mức độ đạt yêu cầu.
– Phương pháp liên hệ với giáo viên chủ nhiệm lớp, tìm hiểu chất lượng học sinh học tập trong lớp, đối tượng học sinh Hoàn thành tốt, học sinh Hoàn thành, học sinh chưa hoàn thành, cá biệt, để nắm bắt cụ thể, từ đó tạo động cơ giáo dục thái độ học tập cho các em.
– Phương pháp điều tra kết quả giảng dạy của giáo viên tại đơn vị trong 2 năm học liền nhau: Năm học: ………; ………; kết quả kiểm tra hồ sơ giáo án, giờ lên lớp của giáo viên; khảo sát chất lượng từng giai đoạn,học kỳ của học sinh trong năm học.
– Phương pháp tập trung quan sát hoạt động dạy của giáo viên bằng cách trực tiếp dự giờ, thăm lớp để nắm bắt được chất lượng giảng dạy của giáo viên, song song quan sát hoạt động học của học sinh thông qua kết quả kiểm tra bài tập của học sinh qua từng giai đoạn, từng thời điểm với nhiều hình thức khác nhau. Hoạt động chỉ đạo, quản lý của phó Hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học qua sự kiểm nghiệm và tổng kết có chọn lọc.
* Nhóm phương pháp thống kê, xử lý số liệu:
– Phương pháp thống kê trình độ đào tạo của giáo viên.
– Phương pháp thống kê kết quả xếp loại khảo sát giáo viên
– Phương pháp thống kê chất lượng các kỳ kiểm tra của học sinh.
– Phương pháp Phân tích so sánh đối chiếu chất lượng giáo dục của trường trong 2 năm học: ………; ……….
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Như chúng ta đã biết, môn Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục rèn luyện cho học sinh cả bốn kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết, đồng thời hình thành và phát triển ở trẻ em lòng nhân ái và những phẩm chất mới như: Cẩn thận, tự tin, đoàn kết và biết hợp tác, có ý thức tự lập… Vì học sinh lớp 1 là giai đoạn phát triển quan trọng của đời người. Vậy nên, ở lớp 1 các em có đủ kiến thức về Tiếng Việt là giúp các em học sinh đọc thông, viết thạo, học đâu chắc đấy, nắm chắc luật chính tả, nắm chắc hệ thống cấu trúc ngữ âm Tiếng Việt. Đồng thời giúp các em phát triển tư duy và biết cách làm việc trí óc, phát huy năng lực tối ưu của mỗi cá nhân học sinh làm cơ sở vững chắc cho học sinh lên lớp 2 học tốt hơn và các em sẽ ham học, tích cực trong học tập nếu kết quả học tập của các em đạt tốt.
– “Lớp 1 là móng, cấp 1 là nền” câu nói ấy đúng với mọi chương trình, mọi nền giáo dục. Bởi thế, đầu tư cho lớp 1, cho giáo dục tiểu học cũng là cách đầu tư khôn ngoan nhất và có lãi nhất! Trong chương trình lớp 1 thì môn học chủ đạo, chiếm thời lượng chủ yếu và quyết định chất lượng là Tiếng Việt. Bên cạnh mục tiêu giúp cho học sinh biết đọc thông viết thạo, viết đúng chính tả, nắm chắc ngữ âm tiếng Việt và không tái mù thì Tiếng Việt 1 Công nghệ Giáo dục còn hướng tới một mục tiêu hết sức quan trọng là đem đến cho học sinh một cách học (công nghệ học) để các em có thể sử dụng lâu dài cho việc học nhiều môn học khác nhằm biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục. Đây quả là một vấn đề rất có ý nghĩa, bởi vì với cấp tiểu học thì quan trọng nhất không phải là học cái gì mà là học như thế nào? (cách học). Vì tập trung dạy cách học là chủ yếu nên giai đoạn đầu giáo viên cần làm chậm và chắc, đối với các bậc phụ huynh không nóng vội với những tuần đầu, tháng đầu.
Điểm nổi bật trước hết của chương trình này là tính vững chắc, đó là việc học sinh học đâu biết đấy, học đâu chắc đấy. Sự vững chắc đạt được nhờ hai yếu tố: giải quyết dứt điểm từng đơn vị học và nhắc lại thường xuyên, nhắc lại khi có cơ hội. Thứ hai là, chương trình phù hợp với mọi đối tượng dù là học sinh ở vùng thuận lợi hay vùng khó khăn. Với quan điểm dạy ngữ âm nên chương trình không đặt nặng về nghĩa mà tập trung vào cấu tạo ngữ âm của tiếng. Chính vì tuân thủ quan điểm này mà chương trình đảm bảo dạy học sinh lớp 1 nắm chắc về nguyên âm, phụ âm, biết chắc chắn một vần, một tiếng cụ thể có thể ghép với bao nhiêu thanh. Đặc biệt các em nắm rất chắc luật chính tả. Chỉ riêng điểm này thôi cũng cho thấy tính ưu việt của chương trình khi mà hiện nay nhiều học sinh học đến lớp 12 vẫn viết sai chính tả.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Những năm gần đây, trường Tiểu học Xuân Thắng vẫn luôn duy trì và tổ chức “Ngày hội đọc sách” trong toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, các em học sinh và các bậc phụ huynh, “phong trào đọc sách” trong các lớp học cũng được duy trì khá tốt.
Qua 2 năm tổ chức dạy và học lớp 1, và khảo sát thực tế cho thấy đa số học sinh còn một số hạn chế sau:
Giáo viên nhận thấy các em chưa để ý đến việc đọc của mình như thế nào. Khi phát âm, học sinh còn hay ngắt giọng để lấy hơi một cách tuỳ tiện, chưa thể hiện được cách đọc diễn cảm. Tốc độ đọc chưa đúng lại chưa kiên trì, tự giác tập luyện để sửa sai. Học sinh tiểu học nói chung và lớp 1 nói riêng, phần lớn chỉ biết bắt chước một cách tự nhiên.
Phần lớn học sinh chưa nắm chắc các âm dẫn đến các em đọc sai phụ âm, vần, thanh, tiếng, từ, câu, đoạn văn, bài văn, bài thơ. Chưa hiểu được nghĩa của một số tiếng, của từ, của câu, dẫn đến chưa nêu bật được nội dung của bài học, đôi khi các em hiểu bài học một cách mơ màng.
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
– Sáng kiến được áp dụng ở khối lớp 1 trường Tiểu học Xuân Thắng. Giải quyết những khó khăn trong việc dạy học môn Tiếng Việt, rèn cho học sinh ý thức, thói quen và hoàn thiện kĩ năng đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm của mỗi học sinh. Khắc phục việc sử dụng phương ngữ trong giao tiếp, giúp các em đọc đúng các phụ âm đầu, vần, thanh, đọc đúng các tiếng, từ, câu, đoạn văn, bài thơ. Đây là cơ sở ban đầu để các em làm quen với việc sử dụng tiếng mẹ đẻ thành thạo. Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tích lũy thêm kinh nghiệm, giúp bản thân và các giáo viên trong khối dạy tốt môn Tiếng Việt Công nghệ Giáo dục.
– Làm cho tất cả các giáo viên Tiểu học thấy rõ tầm quan trọng của việc dạy các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Từ đó, giáo viên mới kiên trì rèn luyện cho các em đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm ngay từ các lớp đầu cấp.
– Trên cơ sở đánh giá thực trạng dạy Tiếng việt nói chung về kết quả dạy học Tiếng Việt 1- Công nghệ Giáo dục tại trường nói riêng, trong năm học qua, tôi đã có một số biện pháp trong công tác chỉ đạo thực hiện nhằm nâng cao chất lượng dạy học Tiếng việt 1- Công nghệ Giáo dục ở trường Tiểu học Xuân Thắng cụ thể như sau:
* Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy lớp 1.
Để đáp ứng yêu cầu dạy và học theo phương pháp mới Công nghệ Giáo dục, việc đầu tiên phải có một đội ngũ giáo viên tiểu học nói chung, giáo viên khối 1 nói riêng có đầy đủ năng lực, phẩm chất cần thiết. Bởi lẽ vai trò người thầy giáo hết sức quan trọng, nó góp phần quyết định đối với quá trình dạy và học, đặc biệt mới đầu tiếp cận với cách dạy, và cách học mới.
Để xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong nhà trường nói chung, đội ngũ giáo viên dạy lớp 1 nói riêng, tôi đã thực hiện một số giải pháp sau:
+ Chọn giáo viên dạy lớp 1
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 102
- 1
- [product_views]
- 5
- 172
- 2
- [product_views]
- 2
- 184
- 3
- [product_views]
- 8
- 129
- 4
- [product_views]
- 0
- 151
- 5
- [product_views]
- 7
- 100
- 6
- [product_views]
- 6
- 160
- 7
- [product_views]
- 7
- 151
- 8
- [product_views]
300.000 ₫
- 4
- 178
- 9
- [product_views]
300.000 ₫
- 5
- 193
- 10
- [product_views]