SKKN Một số biện pháp đảm bảo an toàn để nâng cao chất lượng các tiết thực hành môn Hóa học lớp 8, lớp 9
- Mã tài liệu: BM8046 Copy
Môn: | Hóa học |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 803 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Đặng Thị Thanh Hiền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Tây Mỗ |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Đặng Thị Thanh Hiền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Tây Mỗ |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp đảm bảo an toàn để nâng cao chất lượng các tiết thực hành môn Hóa học lớp 8, lớp 9” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1: Xây dựng được kế hoạch sử dụng thiết bị trong các giờ thực hành Hóa 8, 9.
2: Thực hiện các quy tắc an toàn về việc sử dụng đồ dùng, hóa chất trong các giờ thực hành trong phòng thí nghiệm, chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng thiết bị trước tiết học, xác định trước những nguy hiểm có thể xảy ra.
3: Phân loại tất cả những dụng cụ, hóa chất.
4: Tuyên truyền cho giáo viên và học sinh khi tham gia phòng thí nghiệm phải biết và hiểu những hướng dẫn an toàn trong phòng thí nghiệm.
5: Xử lý những đồ dùng thiết bị hư hỏng và những hóa chất không còn đảm bảo an toàn trong sử dụng thực hành.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây đất nước ta đang tiến hành đổi mới nội dung chương trình dạy học, do đó phải đổi mới phương pháp dạy học để phù hợp với nội dung chương trình mới. Phương pháp dạy học mới là phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Một trong những yếu tố quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học chính là việc sử dụng thiết bị dạy học trong các môn học. Thiết bị dạy học là tiền đề quan trọng của việc thực hiện phương pháp dạy học. Yêu cầu của việc sử dụng đồ dùng dạy học trong các tiết học là việc rất cần thiết . Nhất là đối với vấn đề đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, việc sử dụng đồ dùng thiết bị trong các bộ môn đã đem lại hiệu quả cao trong các giờ dạy, giáo viên truyền thụ kiến thức cho học sinh một cách dễ dàng, học sinh tiếp thu bài nhanh hơn. Thiết bị dạy học ở các trường học rất phong phú, đa dạng và phức tạp. Vì vậy muốn sử dụng tốt các thiết bị dạy học có hiệu quả hơn nữa vào mục tiêu dạy học thì cần phải tăng cường công tác quản lý, bảo quản thiết bị dạy học và an toàn trong quá trình sử dụng. Đây là những việc làm rất quan trọng trong quá trình sử dụng thiết bị dạy học.
Trong các môn học thì Hóa học là bộ môn khoa học có từ lâu đời, là bộ môn khoa học gắn liền với tự nhiên, đi cùng với đời sống con người và có nhiều thí nghiệm thực hành. Ngày nay việc giảng dạy môn hóa học rất được coi trọng. Việc khám phá và tiếp thu kiến thức môn Hóa học phụ thuộc rất nhiều vào các thí nghiệm. Trong quá trình dạy môn hóa học, thí nghiệm hóa học giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Vì vậy có thể nói thí nghiệm là cơ sở của việc học hóa học và rèn luyện kĩ năng thực hành, nâng cao năng lực “học phải đi đôi với hành”cho học sinh.
Thế nhưng những thí nghiệm Hóa học luôn có những phản ứng ảnh hưởng đến sự an toàn của giáo viên và học sinh. Đặc biệt là những tiết thực hành liên quan đến việc sử dụng “Đồ dùng thiết bị thí nghiệm” có nguy cơ rủi ro cao.
Qua thực tế ở các trường trên địa bàn Huyện Hậu lộc nói chung và quá trình công tác của tôi ở trường THCS Phong Lộc nói riêng, việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và sử dụng thiết bị dạy học đã được chú trọng quan tâm. Để đáp ứng được mục tiêu của giáo dục trong giai đoạn mới và sự phát triển của công nghệ hiện nay, đòi hỏi ngành giáo dục trong nước cũng như giáo dục huyện Hậu lộc cần nâng cao đổi mới phương pháp dạy học, nhất là việc sử dụng các thiết bị đồ dùng dạy học trong các giờ giảng dạy. Thiết bị dạy học có vị trí quan trọng đối với tất cả các môn học nhưng đặc biệt quan trọng hơn đối với các môn học thực nghiệm như: Vật lý, Hóa học, Sinh học và Công nghệ. Các môn học này đã coi thực nghiệm là phương pháp cơ bản để truyền thụ và tiếp thu kiến thức. Thông qua việc trực tiếp tiến hành các thí nghiệm, học sinh rèn luyện các thao tác trí tuệ, đặc biệt là ở môn Hóa học. Thí nghiệm hóa học giúp học sinh có khả năng vận dụng những thao tác trong phòng thí nghiệm vào lĩnh vực hoạt động của con người. Do là môn học thực nghiệm nên có rất nhiều đồ dùng, hóa chất không an toàn đối với giáo viên và cả học sinh vì thế việc đảm bảo an toàn trong các tiết thực hành rất cần được quan tâm. Từ thực tiễn các tiết thí nghiệm, từ việc sử dụng và bảo quản các thiết bị thí nghiệm, tôi đã không ngừng đổi mới, tìm các giải pháp để nâng cao hiệu quả chất lượng môn học tại nhà trường. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ luôn đảm bảo an toàn, không có các rủi ro xảy ra, chất lượng môn học ngày một tăng lên. Vì vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp đảm bảo an toàn để nâng cao chất lượng các tiết thực hành môn Hóa học lớp 8, lớp 9 tại trường THCS Phong Lộc” làm đề tài SKKN để đúc kết lại những giải pháp, biện pháp đã thực hiện mang lại hiệu quả nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng môn học, đảm bảo độ an toàn và rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Sáng kiến kinh nghiệm nhằm:
– Nâng cao ý thức của học sinh trong việc nâng cao chất lượng bộ môn Hóa học.
– Tăng cường khả năng phối kết hợp giữa giáo viên bộ môn với giáo viên làm phụ tá thí nghiệm.
– Giúp cho giáo viên giảng dạy có hiệu quả hơn các bài thực hành thí nghiệm nhằm đạt được mục tiêu rèn luyện cho học sinh có kĩ năng thực hành tốt hơn. Khắc phục được những hạn chế trong các tiết thực hành của chương trình hiện nay.
– Nâng cao được hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng dạy học thiết bị thí nghiệm trong nhà trường.
– Đề tài cũng nhằm tìm ra vai trò và tác dụng của thí nghiệm thực hành trong việc đổi mới phương pháp dạy học, truyền tải kiến thức cho học sinh, phát triển khả năng tư duy của học sinh.
– Làm cho học sinh có hứng thú, yêu thích môn hóa học.
– Giáo dục được ý thức bảo vệ tài sản, bảo quản đồ dùng thiết bị dạy học, có kĩ năng bảo đảm an tòan đối với bản thân, giáo viên và học sinh trong các tiết thực hành.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
– Tìm hiểu bằng đọc, nghiên cứu tài liệu về môn Hóa học.
– Phương pháp dạy thí nghiệm hóa học, thu thập các tư liệu có liên quan như: sách giáo khoa, các bài học có làm thí nghiệm.
– Nghiên cứu lý thuyết :Tìm hiểu các chất hóa học có liên quan đến bài học.
– Thu thập, xử lí số liệu: Xem các vi deo trên mạng về các tiết thực hành Tham khảo các phòng thí nghiệm chuẩn ở các trường trên địa bàn huyện. Tham khảo ý kiến, trao đổi với các đồng nghiệp cùng chuyên môn để tìm ra các biện pháp nâng cao hiệu quả và an toàn trong các giờ thực hành.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
– Hóa học là một môn khoa học vừa mang tính lý thuyết, vừa mang tính thực hành. Một môn khoa học rất gần gũi với đời sống sản xuất. Vì vậy trong dạy học hiện nay việc sử dụng đồ dùng thí nghiệm ngày càng được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả.
– Phòng bộ môn Hóa học là phòng chuyên dùng cho bộ môn Hóa học, nơi chứa đựng những dụng cụ thí nghiệm hóa học và các chất, là nơi giáo viên thiết bị cùng với giáo viên bộ môn chuẩn bị các thí nghiệm cho việc dạy học và là nơi cho học sinh học các tiết thực hành.
– Phòng bộ môn được quản lý và sử dụng tốt sẽ làm tăng tần số sử dụng và độ bền của các trang thiết bị vì vậy mang lại hiệu quả giáo dục và kinh tế nhất định. Nó còn góp phần rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh và nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên bộ môn.
– Thiết bị môn hóa học rất phong phú, đa dạng về chủng loại, về chất chế tạo, về tính năng tác dụng như dụng cụ thủy tinh, các loại hóa chất rất độc hại vì vậy tất cả mọi người khi học và làm các tiết thực hành cần phải biết và hiểu rõ tính chất hóa học của các chất, các dụng cụ gây ra nguy hiểm cho bản thân, thực hiện đúng những hướng dẫn an toàn trong thực hành để đảm bảo an toàn cho chính bản thân,cho những người khác, cũng như đảm bảo an toàn môi trường.
– Trong quá trình dạy học hóa học thí nghiệm hóa học giữ vai trò quan trọng vì vậy có thể nói thí nghiệm là cơ sở của việc học hóa học và rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh, góp phần quan trọng tạo hứng thú học tập, phát triển khả năng tư duy của học sinh phát huy khả năng sáng tạo, tính tò mò ham học hỏi.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
30.000 ₫
- 6
- 972
- 1
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 712
- 2
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 2803
- 3
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 2675
- 4
- [product_views]
30.000 ₫
- 8
- 785
- 5
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 1485
- 6
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 772
- 7
- [product_views]
30.000 ₫
- 7
- 1067
- 8
- [product_views]
30.000 ₫
- 5
- 893
- 9
- [product_views]
30.000 ₫
- 8
- 1174
- 10
- [product_views]