SKKN Một số biện pháp dạy học phép chia hết và phép chia có dư góp phần nâng cao chất lượng học tập môn Toán cho học sinh lớp 3
- Mã tài liệu: BM3140 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 3 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 850 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Phạm Thị Minh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Trần Phú |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Phạm Thị Minh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Trần Phú |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp dạy học phép chia hết và phép chia có dư góp phần nâng cao chất lượng học tập môn Toán cho học sinh lớp 3” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Xây dựng kế hoạch
2. Trao đổi với Ban giám hiệu và đồng nghiệp
3. Họp phụ huynh học sinh của lớp
4. Lựa chọn phương pháp phù hợp
5. Giúp học sinh học tốt về bảng nhân
6. Hướng dẫn học sinh cách chia
7. Rèn kĩ năng chia thông qua hệ thống bài tập
Mô tả sản phẩm
- Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết nhiệm vụ trọng yếu của môn Toán Tiểu học là hình thành cho học sinh kĩ năng tính toán – một kĩ năng rất cần thiết trong cuộc sống, lao động và học tập của học sinh. Vì vậy giáo viên cần tìm hiểu, nghiên cứu để dạy tốt cho học sinh bộ môn này. Trọng tâm và hạt nhân của chương trình Toán ở Tiểu học là nội dung Số học. Trong đó phép chia các số tự nhiên là một phần nội dung cơ bản, quan trọng trong nội dung số học. Để dạy tốt nội dung phép chia các số tự nhiên: trước hết giáo viên cần nắm được bản chất Toán học của những kiến thức này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có không ít giáo viên Tiểu học không nắm vững bản chất Toán học của phép chia các số tự nhiên. Cụ thể, giáo viên Tiểu học phải: Hiểu đúng đắn các khái niệm, định nghĩa Toán học; có khả năng chứng minh các quy tắc, công thức, tính chất Toán học được dạy ở Tiểu học dựa trên toán học hiện đại; có khả năng giải bài tập toán ở Tiểu học tốt (thể hiện ở khả năng phân tích, tìm tòi; khả năng trình bày bài một cách logic, chặt chẽ và có khả năng khai thác bài toán sau khi giải)…Do vậy cần giúp giáo viên Tiểu học nắm được bản chất Toán học của phép chia các số tự nhiên.
Việc giúp giáo viên nắm được cấu trúc nội dung của phép chia các số tự nhiên trong chương trình Toán Tiểu học, nội dung và cách thể hiện nội dung phép chia các số tự nhiên trong sách giáo khoa là cơ sở, tiền đề để giáo viên áp dụng phương pháp dạy học các nội dung này phù hợp, theo hướng đổi mới. Điều này giúp cho việc dạy học phép chia các số tự nhiên đạt chất lượng cao hơn.
Bên cạnh đó, trong bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì phép chia là nội dung khó nhất, học sinh làm sai nhiều và khó khăn trong khi thực hiện. Hơn nữa, phép chia (chia ngoài bảng) là hoàn toàn mới lạ với học sinh lớp 3 nên học sinh bỡ ngỡ, sai lầm khá nhiều khi làm bài. Để hạn chế sai lầm của học sinh góp phần dạy học đạt kết quả cao hơn, đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn tôi chọn đề tài:
“Một số biện pháp dạy học phép chia hết và phép chia có dư góp phần nâng cao chất lượng học tập môn Toán cho học sinh lớp 3 ”
1.2 Mục đích nghiên cứu.
Đề xuất một số biện pháp giúp học sinh thực hiện phép chia hết và phép chia có dư góp phần nâng cao chất lượng học tập môn Toán lớp 3 .
1.3 Đối tượng nghiên cứu.
“Một số biện pháp dạy học phép chia hết và phép chia có dư góp phần nâng cao chất lượng học tập môn Toán cho học sinh lớp 3 ”
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu, lí luận
– Đọc các tài liệu cần thiết.
-Tìm hiểu sách giáo khoa, sách giáo viên, chương trình liệu bồi dưỡng giáo viên, sách tham khảo.
- Phương pháp điều tra quan sát
– Tìm hiểu, phỏng vấn giáo viên.
– Điều tra học sinh, các loại vở bài tập.
- Phương pháp kiểm tra, thống kê kết quả
– Kiểm tra chất lượng qua mỗi giai đoạn.
– Thống kê kết quả ở từng giai đoạn.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
– Giáo viên rút kinh nghiệm cho mình, tổng kết thành các bài học cơ bản.
- Phương pháp thực hành.
– GV cùng HS được thực hành.
- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1 Cơ sở lí luận.
Trong các môn học ở Tiểu học, môn Toán là một môn học khó và mang nặng tính tư duy, trừu tượng. Việc dạy học môn Toán ở Tiểu học nhằm giúp cho học sinh biết vận dụng những kiến thức về Toán, được rèn luyện kĩ năng thực hành với những yêu cầu cần thể hiện một cách phong phú. Nhờ vào việc học toán mà học sinh có điều kiện phát triển năng lực tư duy, tính tích cực, rèn luyện phương pháp luận và hình thành những phẩm chất cần thiết của người lao động. Học tốt môn Toán, học sinh sẽ có một nền tảng vững chắc để học các môn khác và học lên các bậc học trên. Ngoài ra, học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống các vấn đề trong cuộc sống. Chương trình toán lớp 3 là chương trình chuyển tiếp giữa lớp 1, 2 và lớp 3, 4. Học sinh được củng cố mở rộng phép cộng trừ và làm phép nhân chia. Đồng thời rèn luyện kỹ năng tính toán cho học sinh : 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia: trong phạm vi 100 000; và các dạng giải toán điển hình. Trong đó việc rèn luyện kĩ năng thực hành phép chia giúp cho học sinh nắm chắc một số tính chất cơ bản của phép tính viết, tính nhẩm, thực hiện thứ tự các phép tính trong biểu thức.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trong chương trình Toán Tiểu học, việc thực hiện bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia là trọng tâm của chương trình. Một trong những yêu cầu đối với học sinh học xong lớp 3 là làm thành thạo phép chia các số tự nhiên có đến năm chữ số cho số có một chữ số. Nhưng thực tế cho thấy ở lớp 3 phép chia là một phép tính mà học sinh khó tiếp thu và dễ sai phạm. Việc chưa thông thạo phép chia đã ảnh hưởng nhiều đến việc dạy học Toán ở giai đoạn cuối bậc Tiểu học.
Ở lớp 3, phép chia được hình thành đồng thời với phép nhân. Sau khi hình thành khái niệm phép chia, các bảng chia, phép chia được mở rộng từng bước:
+ Chia số tròn chục cho số có một chữ số.
+ Chia số có ba, bốn, năm chữ số cho số có một chữ số.
Qua thực tế tìm hiểu tình hình dạy học phép chia cho học sinh lớp 3 tôi rút ra một số nhận xét như sau:
+ Về phía học sinh:
Đại đa số học sinh vẫn còn một số tồn tại và gặp phải một số khó khăn và sai lầm khi học về phép chia hết và phép chia có dư trong chương trình Toán 3 cụ thể như sau:
– Một số học sinh do việc lập bảng chia còn lúng túng. Không thuộc bảng chia nên việc áp dụng thực hành làm bài tập gặp rất nhiều khó khăn.
– Một số học sinh do nhầm lẫn với thứ tự thực hiện phép cộng, phép trừ nên thực hiện phép chia theo thứ tự từ phải sang trái:
Ví dụ: Khi thực hiện phép chia 69 chia cho 3 một số học sinh làm như sau:
– 9 chia 3 được 3, viết 3, 3 nhân với 3 bằng 9, 9 trừ 9 bằng 0.
– Hạ 6 , 6 chia 3 được 2, viết 2, 2 nhân 3 bằng 6, 6 trừ 6 bằng 0.
Vậy 69 : 3 = 32.
– Học sinh thực hiện phép chia ở một hàng nào đó của số bị chia không chia được cho số chia thường không thêm 0 vào thương mà hạ ngay hàng tiếp theo của số bị chia để thực hiện chia.
+ Về phía giáo viên:
Trong những năm gần đây việc đổi mới phương pháp dạy học được quan tâm đặc biệt ở các bậc Tiểu học và trong các môn học. Đa số giáo viên đã cập nhật được cái mới, giảng dạy có hiệu quả hơn, chất lượng học tập học sinh được đánh giá cao hơn.
Tuy vậy đây là mảng kiến thức khó nên giáo viên cũng thường gặp phải một số khó khăn trong quá trình giảng dạy.
– Một số giáo viên trình độ còn hạn chế việc cập nhật cái mới chưa kịp thời nên vẫn giảng dạy theo kiểu dạy học truyền thống – Thầy giảng trò ghi nhớ nên kết quả học tập chưa cao.
– Một số giáo viên cho rằng việc học phép chia hết và phép chia có dư ở lớp 3 là kiến thức quá dễ với học sinh nên coi nhẹ mà không hiểu rằng dạy phép chia hết và phép chia có dư cho học sinh lớp 3 là mảng kiến thức tương đối khó với các em đòi hỏi các em không chỉ thuộc lòng các bảng chia mà còn phải biết
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 153
- 1
- [product_views]
- 8
- 182
- 2
- [product_views]
- 0
- 136
- 3
- [product_views]
- 3
- 111
- 4
- [product_views]
- 8
- 186
- 5
- [product_views]
- 5
- 156
- 6
- [product_views]
- 4
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 167
- 8
- [product_views]
- 4
- 199
- 9
- [product_views]
- 8
- 134
- 10
- [product_views]