Một số biện pháp dạy nâng cao kỹ năng nói Tiếng Anh cho học sinh lớp 7 ( Sách thí điểm/Global/Smart start/Friend plus)
- Mã tài liệu: MT7032 Copy
Môn: | Mỹ thuật |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | Thí điểm/Global/Smart start/Family&friend |
Lượt xem: | 833 |
Lượt tải: | 26 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Phương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Cẩm Thạch |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Phương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Cẩm Thạch |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp dạy nâng cao kỹ năng nói Tiếng Anh cho học sinh lớp 7 ( Sách thí điểm/Global/Smart start/Friend plus)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
2. Về phía giáo viên
3. Về phía học sinh
3.1. Luyện nói thông qua classroom language
3.2. Luyện nói qua thực hành cấu trúc ngữ pháp
3.3. Luyện nói ở giai đoạn Pre- & Post- của tiết dạy kỹ năng nghe, đọc, viết
Mô tả sản phẩm
Phần 1. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn sáng kiến
Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập với cộng đồng quốc tế, đặc biệt hơn khi nước ta đã chính thức là thành viên của tổ chức WTO. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nguồn lực người Việt Nam được phát triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Vì vậy, nền giáo dục và đào tạo của nước ta cũng đã thay đổi từ mục tiêu giáo dục và đào tạo đến phương pháp dạy và học nhằm đóng góp có hiệu quả vào quá trình chuẩn bị nguồn lực cho đất nước. Đáp ứng mục tiêu giáo dục mới, chương trình sách giáo khoa phổ thông đã có sự thay đổi tích cực: tập trung đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy và học dựa vào hoạt động tích cực của học sinh dưới sự tổ chức và hướng dẫn đúng mực, linh hoạt của giáo viên nhằm phát triển tư duy độc lập sáng tạo giúp hình thành phương pháp, nhu cầu tự học, hứng thú học tập, tạo niềm tin, niềm vui trong học tập cho học sinh.
Ngày nay, bên cạnh các bộ môn Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên, tiếng Anh đã được áp dụng giảng dạy ở tất cả các cấp học bởi nó chiếm giữ vị trí quan trọng nhất trong các mối quan hệ đối ngoại trên thế giới. Tiếng Anh giúp chúng ta nghiên cứu, giao tiếp với nước ngoài trên nhiều lĩnh vực. Vì thế, người học phải thành thạo các kỹ năng ngôn ngữ nghe, nói, đọc và viết. Một thực tế không thể phủ nhận khi học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng là học sinh có thể nghe hiểu tốt nhưng điều này không có nghĩa là nói tốt. Mục đích của sử dụng ngôn ngữ là giao tiếp các ý tưởng giữa người với người nên nói trở thành kỹ năng quan trọng nhưng lại khó phát triển nhất. Trong nhiều tiết học tiếng Anh, học sinh có rất ít cơ hội để thực hành ngôn ngữ, giáo viên thường chỉ đủ thời gian tập trung dạy các đơn vị ngữ pháp – từ vựng. Nhiều học sinh nhớ hàng trăm đơn vị từ vựng và hàng chục quy tắc ngữ pháp nhưng vẫn không thể nói được. Điều này giải thích một phần tại sao sau khi tốt nghiệp số lượng học sinh có thể giao tiếp bằng tiếng Anh ở mức độ căn bản chiếm một tỉ lệ rất khiêm tốn. Thực hiện chương trình tiếng Anh cấp Trung học cơ sở được biên soạn theo quan điểm giao tiếp, việc hình thành và phát triển các kỹ năng giao tiếp: Nghe – Nói – Đọc – Viết là mục tiêu cuối cùng của quá trình giảng dạy. Việc dạy và học môn tiếng Anh ở trường phổ thông nhằm mục đích giúp cho học sinh có khả năng sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp ở mức độ cơ bản và tương đối thành thạo dưới các hình thức Nghe – Nói – Đọc – Viết, tiến đến việc hình thành năng lực sử dụng tiếng Anh dễ dàng, hiệu quả trong giao tiếp thông thường. Xuất phát từ yêu cầu bộ môn và thực tế giảng trong các năm qua ở cả 4 khối lớp 6, 7, 8 và 9, tôi nhận thấy khả năng của học sinh, kể cả những học sinh nắm vững từ vựng, cấu trúc ngữ pháp nhưng vẫn chưa có khả năng diễn đạt như không nói được, hoặc nói ít, nói chưa chuẩn, tôi mạnh dạn trình bày kinh nghiệm của bản thân trong sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp nâng cao kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh khối 7 tại Trường …” theo bộ sách Thí điểm làm nền tảng cho học sinh lớp 8, 9 ở những năm sau. Với kinh nghiệm nói có được, học sinh trường khối lớp 7 trường TH & THCS Thị trấn sẽ có được kỹ năng giao tiếp tối thiểu với du khách nước ngoài, góp phần nhỏ bé vào việc giới thiệu về con người, mảnh đất nơi đây hòa cùng với sự phát triển tiềm năng du lịch chung của huyện nhà.
2. Mục đích chọn sáng kiến
Là giáo viên giảng dạy bộ môn tiếng Anh mới với sức trẻ, lòng yêu nghề bản thân tôi đã không ngừng nghiên cứu, tích cực, chủ động đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Tôi viết kinh nghiệm này nhằm chia sẻ những điều học hỏi được từ đồng nghiệp và thực tế giảng dạy, nghiên cứu của bản thân về một số biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng nói cho học sinh lớp 7 góp phần nâng cao kiến thức hiểu biết và chất lượng bộ môn tiếng Anh trong nhà trường nói chung.
3. Phạm vi, đối tượng áp dụng của sáng kiến
Xuất phát từ thực tế giảng dạy tiếng Anh của thầy và học tiếng Anh của trò nhà trường tôi nên sáng kiến kinh nghiệm này tôi chỉ trình bày giới hạn trong việc đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng nói Tiếng Anh cho học sinh khối 7 tại trường TH & THCS … năm học …… theo chương trình sách tiếng Anh 7 bộ sách Thí điểm.
4. Thời gian thực hiện và triển khai sáng kiến
Qua kết quả dạy và học bộ môn Tiếng Anh trong các năm học trước và trong thực tế giảng dạy tại trường, bản thân tôi nhận thấy khả năng nói và giao tiếp bằng Tiếng Anh của học sinh nói chung còn nhiều hạn chế nên tôi bắt đầu tập trung nghiên cứu các kỹ năng luyện nói cho các em HS, đặc biệt đối với HS khối 7 trong học kỳ II năm học ……. Học kỳ I năm học …… này tôi tiếp tục áp dụng những kinh nghiệm có được từ các năm học trước vào giảng dạy, giúp cho các em học sinh khối 7 có hứng thú học tập hơn đồng thời nâng cao hiệu quả dạy và học, tạo đà phát triển kỹ năng nói Tiếng Anh của em trong các năm học tiếp theo.
Phần 2. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận của sáng kiến
Đổi mới phương pháp dạy học hướng đến việc coi trọng người học, coi học sinh là chủ thể hoạt động, khuyến khích các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình dạy học. Nói cách khác, đổi mới phương pháp dạy học là quá trình chuyển từ phương pháp thầy thuyết trình, phân tích ngôn ngữ – trò nghe và ghi chép thành phương pháp: thầy là người tổ chức, giúp đỡ hoạt động học tập của học sinh, học sinh là người chủ động tham gia vào quá trình hoạt động học tập. Phương pháp dạy học mới sẽ phát huy tốt nhất vai trò chủ thể, chủ động, tích cực của học sinh trong việc rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ vì những mục đích thực tiễn và sáng tạo. Điều này đã được khẳng định trong Nghị quyết TW 2 khóa VIII: “Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền đạt một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện dạy học hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”.
Trong quá trình giảng dạy, việc vận dụng các phương pháp dạy học nhằm hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức một cách nhanh nhất, vận dụng tốt nhất kiến thức đó là cả một vấn đề lớn đối với các bộ môn văn hóa nói chung và bộ môn Tiếng Anh nói riêng. Ngành giáo dục huyện Mù Cang Chải đã, đang và sẽ tích cực hướng tới sự hoàn thiện về đổi mới phương pháp dạy học. Đối với việc phát triển kỹ năng nói, lấy ngôn bản hay chủ đề làm đơn vị dạy nói và lấy trước khi nói (Pre-speaking), trong khi nói (While-speaking) và sau khi nói (Post-speaking) làm quy trình chuẩn để rèn luyện những nội dung và ngữ liệu cần thiết để học sinh có thể nói được một chủ đề nào đó sau một tiết học nói. Ngoài ra, để học sinh có thêm cơ hội giao tiếp bằng tiếng Anh ở mức độ căn bản và dần hình thành năng lực sử dụng ngôn ngữ thì giáo viên phải để cho học sinh luyện nói trong cả các tiết dạy các kỹ năng khác, trong các tiết học kiến thức ngôn ngữ hoặc đơn giản hơn chỉ là những lúc làm nóng bầu không khí lớp học (Warm – up), lúc kiểm tra miệng hoặc chỉ lúc thầy trò đối đáp bình thường trong lớp học. Tất cả những điều này rất quan trọng nhằm mục đích nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học.
Việc đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ được tiến hành cùng với sự đổi mới nội dung, song công việc này đòi hỏi sự nỗ lực tiến hành một cuộc cách mạng thực sự mà người giáo viên phải thực hiện nhằm thay đổi những quan điểm thói quen không phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ dạy học hiện nay.
Mục tiêu của môn Tiếng Anh ở trường Trung học cơ sở là hình thành cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản của chương trình từ lớp 6 đến lớp 9 và một khối lượng từ vựng và các cấu trúc cơ bản được thể hiện qua các kĩ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết, từng bước hình thành các khả năng giao tiếp cho học sinh.
Để đạt được mục tiêu của bài học người giáo viên phải vận dụng nhiều biện pháp có hiệu quả trong hoạt động dạy và học trên lớp. Trong đó phương pháp luyện kỹ năng nói là không thể thiếu trong mỗi giờ học ngoại ngữ.
II. Thực trạng của sáng kiến
Trường TH & THCS … được thành lập năm 2016 sau khi sáp nhập Trường Tiểu học … theo quyết định của Ủy ban nhân dân Huyện Mù Cang Chải. Những ngày đầu sau khi sáp nhập, cán bộ, giáo viên, công nhân viên còn gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, nhưng với lòng yêu nghề tập thể giáo viên, công nhân viên nhà trường luôn cố gắng khắc phục khó khăn để đạt được kết quả cao nhất có thể.
Năm học ……, nhà trường có 3 đồng chí làm công tác quản lý và 12 đồng chí giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy tất cả các bộ môn ở khối THCS theo quy định của ngành. Tuy nhiên, riêng bộ môn Tiếng Anh từ những năm học trước đã chỉ có một giáo viên đứng lớp ở cả bốn khối: 6, 7, 8, 9 – không có nhiều thời gian đầu tư cho việc nghiên cứu bài soạn nên hiệu quả tiết dạy chưa cao – nhất là việc rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh – bên cạnh đó ý thức thực hành của học sinh chưa tốt cộng với việc chưa có động lực học do đó phần lớn học sinh không tự tin khi thực hiện giao tiếp bằng Tiếng Anh. Sau một thời gian quan sát, tôi nhận thấy việc rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh đối với học sinh là hết sức quan trọng, cần thiết cho việc giao tiếp cơ bản. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện tôi gặp phải một số khó khăn về cơ sở, vật chất, trang thiết bị dạy học, về cả giáo viên và học sinh. Cụ thể như sau:
1. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
Với yêu cầu đổi mới giáo dục, cơ sở vật chất của nhà trường cũng đã từng bước được đầu tư. Song do sự thiếu đồng nhất trong các năm học trước nên cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học còn thiếu như: không có đủ bộ tranh cho chương trình tiếng Anh 7 theo bộ sách Thí điểm; chưa có đủ sách giáo khoa và sách bài tập cho học sinh, chưa có phòng học bộ môn nên giáo viên chưa thể sắp xếp bàn ghế theo đường hướng người học làm trung tâm, kích thích sự tương tác hay giao tiếp của học sinh như thảo luận, trò chơi ngôn ngữ, phỏng vấn, hỏi – đáp và các hoạt động tự làm việc của các cá thể học sinh và giáo viên khó cố định vị trí của các phương tiện giảng dạy như đèn chiếu, overhead projector, powerpoint, speaker … để đỡ vận chuyển dễ gây hỏng hóc, mất thời gian lắp ráp.
2. Về phía giáo viên
– Thuận lợi: Là giáo viên mới vào nghề, có chuyên môn vững cộng với kinh nghiệm giao tiếp với người nước ngoài trong thời gian làm việc tại Sa Pa – Lào Cai, luôn nhiệt tình trong công tác giảng dạy, nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của chuyên môn nhà trường. Bên cạnh đó, bản thân được thực hiện giảng dạy ở tất cả các khối lớp giúp cho việc nắm bắt điểm mạnh cũng như tồn tại, yếu kém của các đối tượng học sinh được dễ dàng.
– Khó khăn: Thời gian công tác chưa nên chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như còn nhiều hạn chế về phương pháp giảng dạy, tổ chức lớp. Trong trường lại không có đồng nghiệp cùng chuyên môn cấp học nên tôi rất khó khăn trong việc trao đổi kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy, chủ yếu là phải tự nghiên cứu. Bên cạnh đó trình độ, năng lực của học sinh trong mỗi lớp có sự phân hóa lớn nên trong quá trình dạy tôi gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động trên lớp.
3. Về phía học sinh
Trong những năm qua, theo chương trình và sách giáo khoa mới, phương pháp mới trong dạy và học, đặc biệt hơn là khi bài giảng của giáo viên soạn trên phần mềm trình chiếu PowerPoint sinh động, hấp dẫn, nhiều học sinh rất yêu thích môn học, năng động hơn trong mọi hoạt động. Lớp 7A1 là lớp chọn, các em khả năng tiếp thu bài học rất tốt, tuy nhiên, lớp 7A2 lại là các em người Mông nên gặp rất nhiều khó khăn: khả năng giao tiếp bằng tiếng phổ thông vẫn còn nhiều hạn chế, các em lại chưa từng được làm quen với bộ môn tiếng Anh ở cấp tiểu học nên giáo viên giảng dạy gặp nhiều khó khăn trong quá trình truyền tải kiến thức. Trong khi học nói Tiếng Anh các em phải đối diện với giáo viên do đó thấy khó diễn đạt bằng ngôn ngữ, các em sợ mắc lỗi, sợ bị thầy cô chê, xấu hổ khi phải nói trước các bạn trong lớp nhất là khi các em còn thiếu nhiều yếu tố để có thể nói được một cách hữu hiệu và tự tin. Bên cạnh được giáo viên yêu cầu nói về một chủ đề nào đó các em thường không có ý diễn đạt, mặc dù ở một số thời điểm học sinh đã được chuẩn bị một số ý nhưng khi được yêu cầu nói các em dường như bị quên hết. Chính vì vậy, khi nói một điều gì đó bằng tiếng Anh các em thường cảm thấy mình buộc phải nói và do đó không có giao tiếp thực thụ. Một trở ngại nữa thường chỉ có một học sinh được yêu cầu nói một lần trong nhóm lớn. Điều này có nghĩa là học sinh sẽ có rất ít thời gian và cơ hội để nói. Ngoài ra, khi học sinh có hai phương tiện ngôn ngữ là tiếng Anh và tiếng Việt để sử dụng thì xu hướng tự nhiên là các em sẽ sử dụng phương tiện tốt và dễ dàng hơn là tiếng Việt. Đây là hạn chế không dễ khắc phục đặc biệt là các trường ở nông thôn và vùng sâu vùng xa. Điều này khiến cho giáo viên đứng lớp suy nghĩ tìm ra những mô thức tương tác hiệu quả hơn.
4. Thực trạng của việc giảng dạy kỹ năng nói tiếng Anh ở Trường…
Thực hiện đổi mới giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bản thân tôi đã chú trọng nhiều đến phương pháp dạy học song trong quá trình thực hiện việc tổ chức hoạt động dạy học tiếng Anh, đôi lúc còn dập khuôn với những gì đã được hướng dẫn, thiếu sáng tạo, linh hoạt nên hiệu quả tiết học chưa cao. Học sinh khi luyện nói trên lớp còn e dè, không tự tin, không dám xung phong đưa ra ý kiến hay trả lời câu hỏi. Vì vậy, chất lượng dạy học môn tiếng Anh chưa được như mong muốn. Theo số liệu thống kê điểm kiểm tra miệng kỹ năng nói tháng 4 năm học ……, chất lượng kỹ năng nói tiếng Anh các lớp 7A1, 7A2 tôi giảng dạy được thể hiện như sau:
Lớp | Số lượt KT | Giỏi
8.0 -10.0 |
Khá
6.5 – 7.9 |
Tb
5.0 – 6.4 |
Yếu
2.1 – 4.9 |
Kém
0 – 2.0 |
7A1 | 34 | 6 | 15 | 8 | 5 | 0 |
7A2 | 33 | 2 | 8 | 17 | 6 | 0 |
Cộng | 67 | 8 | 23 | 25 | 11 | 0 |
Tỉ lệ % | 100% | 11,9% | 34,3% | 37,3% | 16,5 % | 0% |
Căn cứ vào bảng thống kê chất lượng trên ta có thể thấy rằng tỉ lệ học sinh bị điểm yếu khá cao, chiếm tới 16.5%. Số lượng học sinh đạt điểm khá giỏi mới chỉ đạt 46.2%, tức là chưa chưa tới một nửa. Điều này chứng tỏ học sinh chưa thể giao tiếp tiếng Anh ở mức độ căn bản.Từ thực tế đó, là người trực tiếp giảng dạy tiếng Anh tôi đã cố gắng suy nghĩ, tìm tòi các phương pháp để cải thiện kỹ năng nói cho học sinh, đặc biệt là học sinh ở khối lớp 7 trong môn tiếng Anh để từ đó nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn nói riêng và kết quả giáo dục toàn diện học sinh nói chung.
III. Các biện pháp giải quyết vấn đề
1. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
Với những khó khăn và hạn chế nêu ở trên, bản thân tôi luôn cố gắng khắc phục để có được sự chuẩn bị tốt nhất cho các tiết dạy:
– Tự làm đồ dùng dạy học bằng cách in tranh, ảnh, làm handout hay bảng phụ …
– Tôi cũng đã tự đầu tư mua loa cho học sinh nghe băng – cách phát âm của người bản địa sẽ giúp HS cải thiện trọng âm, ngữ điệu trong khi nói;
– Nhắc nhở học sinh chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa để tất cả học sinh đều có cơ hội quan sát tranh, suy luận tình huống, ngữ cảnh, tư duy về những điều mình sẽ nói.
– Ngoài ra, trong năm học …… này chuyên môn nhà trường đã lắp máy chiếu cố định tại một phòng học giúp cho các tiết dạy trở nên sinh động, hấp dẫn, việc hướng dẫn học sinh được thực hiện nhanh chóng do đó học sinh có nhiều thời gian hơn để luyện nói trên lớp.
– Bên cạnh đó, vị trí ngồi cũng được bố trí, sắp xếp hợp lý hơn để học sinh cảm thấy thuận tiện, thoải mái khi thảo luận, trao đổi bài với nhau.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 7
- 198
- 2
- [product_views]
- 7
- 172
- 3
- [product_views]
- 8
- 138
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 4
- 173
- 6
- [product_views]
200.000 ₫
- 0
- 494
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 7
- 529
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 7
- 423
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 551
- 10
- [product_views]