SKKN Một số biện pháp ghi nhớ tên nốt nhạc cho học sinh lớp 6
- Mã tài liệu: BM6007 Copy
Môn: | Âm nhạc |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1087 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Lam Sơn |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Lam Sơn |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp ghi nhớ tên nốt nhạc cho học sinh lớp 6” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Bước 1: Hướng dẫn học sinh nắm rõ lý thuyết nhạc lí
Bước 2: Xây dựng phương pháp ghi chép nhạc
Bước 3: Treo bảng phụ bài tập đọc nhạc trong mỗi tiết dạy để học sinh luôn luôn được tiếp xúc với khuông nhạc bàn tay nhằm mục đích xác định tên nốt nhạc
Bước 4: Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học
Bước 5: Thường xuyên củng cố kiến thức và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh trong từng giờ học âm nhạc
Mô tả sản phẩm
- PHẦN MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài
“Người tràn ngập âm nhạc trong lòng mới có thể tràn ngập lòng yêu mến đối với những thứ đẹp đẽ nhất. ( Plato người Hy Lạp)”
Đây là một câu nói tôi rất thích bởi lẽ nó nói lên được tầm quan trọng của âm nhạc đối với tâm hồn của con người.Và Âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh, nó thuộc loại văn hóa phi vật thể, có tác động mạnh mẽ đến tình cảm, cảm xúc cuả con người. Dạy âm nhạc trong trường phổ thông không nhằm đào tạo nghề mà thông qua phương tiện âm nhạc để tác động vào thế giới tinh thần của các em, có tác dụng cân bằng, hài hòa các hoạt động giáo dục trong nhà trường, góp phần cùng với môn học khác thực hiện mục tiêu của nhà trường phổ thông.
Với học sinh Trung học sơ sở môn âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cho học sinh nhằm giáo dục toàn diện theo mục tiêu đào tạo, tạo cơ sở hình thành nhân cách con người mới.
Theo điều 2 chương I của luật giáo dục số 38/2005/QH11 mục tiêu giáo dục là: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.” Từ đó đã góp phần thúc đẩy ngành giáo dục và đào tạo phải thay đổi, phát triển để đáp ứng nhu cầu đặt ra.
Muốn cho học sinh, nhất là học sinh bậc Trung học cơ sở có tính tích cực, tự giác, say mê với môn học, đòi hỏi giáo viên phải có một số phương pháp dạy học nhằm tạo sự hứng khởi, lôi cuốn các em vào tiết học.
Để hướng tới và đạt được mục đích cuối cùng của mục tiêu và nhiệm vụ của môn Âm nhạc ở trường THCS là tạo nên một “Trình độ văn hoá Âm nhạc nhất định” bao gồm sự hiểu biết, năng lực thực hành tối thiểu và năng lực cảm thụ Âm nhạc của học sinh. Do đó, đòi hỏi người giáo viên trực tiếp đứng lớp phải có sự đầu tư thời gian thích đáng để tìm tòi, nghiên cứu nhằm tìm ra phương pháp tối ưu trong quá trình tổ chức hoạt động học tập cho các em.
Ở tiểu học âm nhạc là một phần của môn nghệ thuật (gồm cả mĩ thuật và thủ công), các em không chỉ học hát là chủ yếu, ngoài ra các em còn bước đầu làm quen với một số kí hiệu âm nhạc như: tên nốt nhạc, hình nốt nhạc, khuông nhạc, khóa Son, những kiến thức đó rất quan trọng trong việc hỗ trợ cho các em học tập đọc nhạc xuyên suốt chương trình âm nhạc THCS sau này. Tuy nhiên, trên thực tế giảng dạy âm nhạc ở trường PTDT Nội Trú THCS Krông Ana, các em từ tiểu học mới lên lớp 6 nhưng hầu như không còn nhớ về các kiến thức đã được học, hầu hết học sinh không thuộc tên các nốt nhạc trên khuông, các em thường viết tên nốt nhạc ở dưới khuông nhạc và nhìn vào đó để đọc nhạc. Một số em còn chưa biết vẽ khóa nhạc và vẽ sai khuông nhạc.
Sách giáo khoa của các em đếu ghi tên nốt nhạc phía dưới khuông nhạc
Từ thực tế đó, để giúp học sinh thuộc tên nốt nhạc và đọc tốt tên nốt, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp ghi nhớ tên nốt nhạc cho học sinh lớp 6 trường PTDT Nội Trú THCS Krông Ana” như là một sáng kiến kinh nghiệm của mình để giúp các em nắm bắt tốt, tiếp thu nhanh kiến thức bài học, đồng thời giúp học sinh cảm thấy ghi nhớ tên nốt nhạc là đơn giản và dễ dàng, phát huy được tính tích cực của bản thân, hứng thú hơn trong mỗi tiết học.
- Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài
- Mục tiêu:
Hiện nay, môn âm nhạc đã được đưa vào chương trình chính khóa. Bằng ngôn ngữ và đặc thù riêng, âm nhạc không chỉ mang lại những xúc động, niềm vui sướng trong cuộc sống tinh thần mà còn giúp các em học sinh mở rộng tầm hiểu biết về thế giới xung quanh. Thông qua âm nhạc giúp các em có thêm nghị lực vươn tới những ước mơ tươi đẹp, biết ghét bỏ và loại trừ những thói hư, tật xấu, biết yêu cuộc sống và yêu lao động, yêu trường lớp, yêu thầy cô, có tình thân ái với bạn bè, tạo được hứng thú học tập nhằm nâng cao chất lượng bộ môn âm nhạc.
- Nhiệm vụ:
nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 6 ghi nhớ và đọc tốt tên nốt nhạc trong môn âm nhạc ở trường PTDT Nội Trú THCS Krông Ana. Làm thế nào để tiết dạy và học tập đọc nhạc đạt hiệu quả cao, giúp học sinh hiểu bài tốt và mang lại hứng thú học tập cho học sinh? Làm sao để việc dạy nốt nhạc trên khuông nhạc bàn tay thật sự phổ biến, gắn liền vào mỗi tiết dạy, bài dạy có liên quan đến nốt nhạc của bộ môn âm nhạc 6.
- Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp ghi nhớ tên nốt nhạc cho học sinh lớp 6 trường PTDT Nội Trú THCS Krông Ana
- Giới hạn của đề tài:
Phạm vi nghiên cứu là học sinh khối 6 trường PTDT Nội Trú THCS Krông Ana. Học sinh khối 6 là đối tượng tiếp thu, lĩnh hội thông qua hoạt động dạy học bằng giáo án điện tử.
Đề tài được nghiên cứu từ tháng ………đến tháng ………được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Từ tháng ………đến tháng ………chọn đề tài.
Giai đoạn 2: Từ tháng ………đến ………đi sâu vào nghiên cứu đề tài.
Giai đoạn 3: Từ tháng ………đến tháng ………đưa đề tài vào thực tế và hoàn thành sáng kiến.
* Trang thiết bị sử dụng: Đàn oorgan; Giáo án Âm nhạc về Dân ca; Tranh ảnh minh họa; Thanh phách.
- Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp nghiên cứu lý luận .
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu, đọc sách, tìm hiếu tổng hợp trên các thông tin đại chúng. Tham khảo qua báo chí băng đĩa, các chương trình truyền hình dân ca.
– Đúc rút kinh nghiệm của bản thân trong quá trình công tác.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
– Sử dụng phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động trong quá trình học phân môn Tập đọc nhạc:
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm:
– Sử dụng phương pháp thống kê toán học bằng phiếu điều tra và tổng hợp kết quả đối chiếu số liệu
- PHẦN NỘI DUNG
- Cơ sở lý luận:
– Căn cứ vào nhiệm vụ, yêu cầu bộ môn.
– Căn cứ vào nội dung chương trình sách giáo khoa.
– Căn cứ vào chương trình của Bộ giáo dục và đào tạo.
– Xuất phát từ thực tế hiện nay là đang đổi mới phương pháp dạy học, học sinh tự chủ động chiếm lĩnh kiến thức, giáo viên là người hướng dẫn điều khiển việc tạo hứng thú học tập cho các em có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học.
Trong âm nhạc, nốt nhạc có 2 ý nghĩa chính:
+ Nó là một kí hiệu dùng kí hiệu nhạc để biểu thị thời gian tương đối về độ cao (âm nhạc) của âm thanh.
+ Một âm thanh cao độ của chính nó.
Để ghi lại một bản nhạc một cách chính xác, người ta dùng sử dụng các kí hiệu âm nhạc như khuông nhạc, khóa nhạc… và nốt nhạc. Nốt nhạc giúp nhận biết được cao độ và trường độ của âm thanh.
Nốt nhạc là thành phần cơ bản của âm nhạc phương Tây: phân tích âm nhạc của hiện tượng âm nhạc để tiện trình bày, hiểu rõ, và phân tích âm nhạc.
Để ghi lại độ cao thấp của âm thanh người ta dùng 7 âm, thứ tự từ thấp đến cao là: Đồ (C), Rê (D), Mi (E), Fa (F), Son (G), La (A), Si (B). Nốt thứ 8, hay quãng tám, có tên giống hệt như nốt thứ nhất, nhưng gấp đôi tần số so với nốt thứ nhất. Để phân biệt, người ta thường ghép chữ cái Latin kí hiệu nốt và số thứ tự.
VD:
Xuất phát từ thực trạng giảng dạy âm nhạc cho học sinh. Vấn đề học và kết quả học tập của các em là hết sức quan trọng, điều đó không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mà còn phụ thuộc vào phương pháp truyền thụ của người thầy. Hơn nữa còn phụ thuộc vào ý thức học tập của các em cùng với sự quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện của gia đình và toàn thể xã hội.
Bản thân tôi là giáo viên được phân công giảng dạy bộ môn âm nhạc, tôi nhận thấy đại đa số các em rất thích ca hát nhưng lại ngại tập đọc nhạc vì lí do không thuộc tên nốt nhạc. Qua thực tế giảng dạy từ những năm trước đây. Tôi nhận thấy rằng trước một bài tập đọc nhạc, ghi chép nhạc, để các em hiểu, nắm được và thực hiện tốt yêu cầu của bài người giáo viên cần có một phương pháp truyền đạt, hướng dẫn thật tốt , đơn giản nhưng lại hiệu quả nhất, để giúp các em nắm bắt, tiếp thu nhanh nhất kiến thức bài học, tạo cho tiết học trở nên sinh động và thú vị hơn.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 8
- 139
- 1
- [product_views]
- 2
- 124
- 2
- [product_views]
- 3
- 147
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 992
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 992
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 12
- 680
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 773
- 7
- [product_views]
30.000 ₫
- 3
- 408
- 8
- [product_views]
30.000 ₫
- 9
- 918
- 9
- [product_views]
30.000 ₫
- 5
- 977
- 10
- [product_views]