SKKN Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 6

4.5/5

Giá:

50.000 đ
Cấp học: THCS
Môn: Giáo dục công dân
Lớp: 6
Bộ sách:
Lượt xem: 673
File:
TÀI LIỆU WORD
Số trang:
19
Lượt tải:

4

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 6” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

1. Mô tả biện pháp trước khi tạo ra sáng kiến:
Biện pháp thứ nhất: Họp phụ huynh đầu năm cùng giáo viên chủ nhiệm phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục đạo đức cho các em.
Biện pháp thứ hai: Lắng nghe học sinh nói về quan điểm của cá nhân về sự phát triển toàn diện bản thân trong những tuần đầu của năm học.
2. Mô tả biện pháp sau khi có sáng kiến
Biện pháp thứ nhất: Tham mưu với nhà trường thành lập tổ tư vấn tâm lí cho học sinh.
Biện pháp thứ hai: Kết hợp Ban giám hiệu, giáo viên Tổng phụ trách đội tổ chức cho học sinh học tập nội quy của nhà trường, quy tắc ứng xử của học sinh ngay từ đầu năm học.
Biện pháp thứ ba: Ứng dụng các thành tựu công nghệ, thiết lập kênh thông tin đa chiều giữa giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và phụ huynh học sinh
Biện pháp thứ tư: Tổ chức phong phú các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm, vui chơi, văn nghệ, thể thao, các câu lạc bộ.
Biện pháp thứ 5: Giáo viên chủ nhiệm phải làm tốt công tác phối hợp, tìm nguyên nhân và hướng khắc phục:
3. Dùng nghệ thuật sư phạm trong công tác chủ nhiệm.
3.1. Dùng nghệ thuật tạo cơ hội để khen học sinh:
3.2. Phải biết giao việc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp:
3.3. Phải nghiên cứu lý lịch, hồ sơ học sinh:
3.4. Xây dựng ban cán sự lớp với tinh thần tự quản, ý thức trách nhiệm cao:
3.5. Xây dựng tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh, có tinh thần yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau.
3.6. Phối hợp tốt ba môi trường giáo dục.
3.7. Nhiệt tình, linh động với công việc, công bằng với học sinh, khen thưởng và phê bình kịp thời.
4. Giáo dục kĩ năng giao tiếp thông qua tổ chức đoàn đội.
5. Dùng kĩ năng giao tiếp, nhân cách người thầy giáo dục kĩ năng giao tiếp ,nhân cách học sinh.
6. Giáo dục kĩ năng giao tiếp, nhân cách học sinh thông qua môn đạo đức.

Mô tả sản phẩm

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Giáo dục đạo đức học sinh là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác chủ nhiệm. Bởi trung học là bậc học nền tảng, mà trẻ em  là tương lai của đất nước. Muốn cái nền tảng, cái tương lai này tốt đẹp, muốn các em trở thành  người có ích cho xã hội thì cần phải hội đủ hai điều kiện: đức  và tài  như  Bác Hồ đã từng nói: “Có đức mà không có tài  thì vô dụng, còn có tài mà không có đức thì cũng không giúp ích gì cho xã hội ”. Câu nói ấy của Bác vô cùng thấm thía trong lòng mỗi người, đặc biệt là mỗi thầy, cô giáo chúng ta.

Muốn phát triển con người toàn diện, muốn đào tạo nhân tài của đất nước, chúng ta không chỉ dạy cho các em giỏi về văn hoá mà còn phải làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho các em. Đặc biệt là giáo dục các em học sinh Tiểu học. Qua nhiều năm giảng dạy ở trường Trung học, tôi nhận thấy việc giáo dục hành vi đạo đức qua việc hình thành kĩ năng giao tiếp cho các em là vô cùng cần thiết, hay nói đúng hơn là phát triển toàn diện về nhân cách con người thể hiện qua hai mặt là: “Tài và Đức”.

Dù ở xã hội nào thì cái đức vẫn luôn được coi trọng vì: Cái đức là gốc, cái tài là sự biểu hiện của cái đức. Vì vậy việc giáo dục cái đức cho học sinh là một yêu cầu quan trọng, đang trở thành một vấn đề bức xúc mà xã hội quan tâm. Tình trạng này không chỉ xuất hiện ngoài xã hội mà còn len lỏi vào trong cả trường học. Biểu hiện rõ nhất là trong các lớp học vẫn còn có những học sinh thuộc dạng “chưa ngoan”, thiếu lễ phép với người lớn, hạn chế về đạo đức, nhân cách. Cũng chính vì sự chưa ngoan đó mà dẫn đến tình trạng học sinh “chưa hoàn thành nội dung học tập môn học và hoạt động giáo dục” dẫn đến bỏ học làm ảnh hưởng không ít đến những thành viên khác trong lớp học và ảnh hưởng đến toàn trường, sâu xa hơn là gánh nặng của xã hội.

Với những lí do trên, bản thân tôi đã tiến hành nghiên cứu và áp dụng có hiệu qủa đề tài “Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 6 THCS thạch đông”

  1. NỘI DUNG:
  2. Thực trạng:
  3. Thực trạng về giáo dục đạo đức nhân cách cho học sinh nói chung.

Các ngành, các cấp đã quan tâm nhiều đến việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh; trong soạn giảng từng môn học và hoạt động giáo dục, kể cả hoạt động ngoại khóa thì đều có văn bản chỉ đạo lồng ghép kĩ năng sống, giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh. Tuy nhiên vấn đề này chỉ được thực hiện với hình thức đối phó (chỉ thể hiện trên giáo án), còn thực tế thì chưa khắc sâu, chưa được coi trọng, bởi giáo viên đa số chỉ tập chung vào môn Toán – Tiếng Việt là chủ yếu.

Mỗi ngày, khi bước ra ngoài xã hội thường nghe những lời than phiền đạo đức, kĩ năng giao tiếp của trẻ em sao xuống cấp quá! Trẻ em ngày nay không ngoan bằng trẻ em ngày xưa, trẻ em ngày nay hay ỷ lại, trẻ em ngày nay không chịu đựng được khó nhọc, kiên trì, nhẫn nại bằng trẻ em ngày xưa. Thật ra do các em sinh ra, lớn lên và chịu ảnh hưởng, tác động từ rất nhiều gương sống, làm việc, sinh họat, quan hệ của người lớn chúng ta. Ảnh hưởng đầu tiên trong cuộc đời các em chính là những thành viên trong chiếc nôi gia đình như anh, chị, em, bố mẹ; nối tiếp chiếc nôi gia đình là chiếc nôi trường học, là thầy cô, anh chị phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong, bạn bè, anh chị ở các lớp trên, đàn em ở các lớp nhỏ, bác bảo vệ, chị nhân viên phục vụ . . . Các em sẽ dễ bị cám dỗ bởi tất cả các thói hư tật xấu, vì ở tuổi các em rất nhạy cảm với tất cả những cái tốt lẫn cái xấu trong xã hội, chiếc nôi gia đình và  chiếc nôi trường học chính là chiếc lá chắn, môi trường vững chắc  bảo vệ cho các em trước những cám dỗ bởi những cái  xấu trong xã hội, tạo  cho các em có đề kháng tốt, hình thành kỹ năng sống, chọn lọc, tự chống chọi những cái xấu.

  1. Thực trạng về giáo dục đạo đức nhân cách cho học sinh ở trường thcs

Qua  thực  tế  làm công tác chủ nhiệm và giảng dạy, nhìn chung kĩ năng giao tiếp của đa số các em ngày càng xuống cấp, thậm chí vẫn còn một số em có những biểu hiện chưa ngoan, thiếu lễ phép và dẫn đến việc bỏ học ở các em. Qua nghiên cứu những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những biểu hiện chưa ngoan, thiếu lễ phép và dẫn đến việc bỏ học ở các em. Tôi có thể phân loại và  xác định nguyên nhân như sau:

        + Do việc dạy của giáo viên vẫn bám vào phương pháp  dập khuôn máy móc, chưa tìm ra phương pháp để nâng cao chất lượng giờ học. Giáo viên hầu hết chưa kiểm soát hết việc việc làm, suy nghĩ và hành động của học sinh. Đây là nguyên nhân làm cho học sinh hoạt động không tích cực và nhàm chán khi học.

+ Giáo viên thường có quan niệm chỉ giáo dục hành vi đạo đức và kĩ năng giao tiếp, ứng xử cho học sinh thông qua  hệ thống kiến thức của 14 bài đạo đức như: Kính yêu Bác Hồ; giữ lời hứa; tự làm lấy việc của mình; quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em; chia sẻ vui buồn cùng bạn; tích cực tham gia việc trường, việc lớp; quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng; biết ơn thương binh, liệt sĩ; đoàn kết với thiếu nhi quốc tế; tôn trọng khách nước ngoài; tôn trọng đám tang; tôn trọng thư từ, tài sản của người khác; tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước; chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Thường thì giáo viên cũng có nhắc nhở, có giáo dục học sinh, nhưng chỉ mang tính hình thức chứ chưa chịu khó tìm hiểu hoàn cảnh, nguyên nhân dẫn đến những biểu hiện tiêu cực nêu trên.

Bảng 1: Chất lượng khảo sát biểu hiện hành vi đạo đức của học sinh:

Lớp Tổng số HS Số em có kĩ năng giao tiếp, nhân cách tốt. Số em có kĩ năng giao tiếp, nhân cách khá. Số em có kĩ năng giao tiếp, nhân cách đạt yêu cầu. Số em còn hạn chế về kĩ năng giao tiếp, nhân cách.
SL % SL % SL % SL %
6a 35 18 51.43 10 28.57 4 11.43 3 8.57

Qua việc điều tra trên cho thấy tỉ lệ học sinh có biểu hiện hành vi đạo đức chưa tốt chiếm gần 50% số học sinh của lớp. Từ lí do trên tôi quyết định nghiên cứu và thực hiện đề tài “Biện pháp giáo dục đạo đức qua việc hình thành kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 6 THCS Thạch Đông”. Đây là một việc làm thiết thực mà trong mỗi giáo viên chúng ta băn khoăn, suy nghĩ nên dạy như thế nào để nâng cao hiệu quả các giờ dạy trên lớp 

nói chung và giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh nói riêng.

  1. Mô tả sáng kiến:
  2. Mô tả biện pháp trước khi tạo ra sáng kiến:

Biện pháp thứ nhất: Họp phụ huynh đầu năm cùng giáo viên chủ nhiệm  phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục đạo đức cho các em.

Hàng năm nhà trường thường mời phụ huynh học sinh đến để họp đầu năm, cũng có thể mời họp đột xuất, để thống nhất giữa nhà trường, giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh trong việc giáo dục học sinh. 

 Sau khi hoàn thành các nội dung về thống nhất trong việc giáo dục học sinh, giáo viên trực tiếp trao đổi với phụ huynh và lắng nghe từ họ những thông tin về ý thức, thói quen hay việc ứng xử với ông bà, cha mẹ, và những người xung quanh lúc của các em lúc ở nhà. Từ đó giáo viên nắm bắt được những thông tin cần thiết để có kế hoạch giáo dục trong năm cho các em phù hợp. Bên cạnh việc trao đổi về đặc tính và ý thức, thói quen hành vi ứng xử của các em ở nhà, giáo viên cần lưu tâm trong việc phối hợp với phụ huynh nhằm giáo dục các em, để các em biết ứng xử phù hợp hơn trước những vấn đề thực tiễn của cuộc sống. Đồng thời giúp phụ huynh nhận thức rõ việc nếu gia đình quan tâm giáo dục ý thức các em ở nhà bắt đầu từ những suy nghĩ, hành động tích cực sẽ giúp cho các em có một nền tảng ngay từ gia đình và tránh được những hành vi không tốt, hay những điều đáng tiếc có thể xảy ra ngoài xã hội. Bởi vì hiện nay ngoài xã hội có những em vi phạm pháp luật là lứa tuổi học sinh, nguyên nhân chỉ vì chưa được quan tâm đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống từ trong gia đình nên dẫn đến những hành vi thiếu kiểm soát để lại hậu quả đáng tiếc. Từ đó gia đình sẽ có trách nhiệm hơn với con em trong vấn đề giáo dục đạo đức từ việc biết lễ phép với người lớn đến việc biết lắng nghe và điều chỉnh hành vi  của mình một cách phù hợp để có những hành động đúng. 

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

6
Giáo dục công dân
4.5/5
TÀI LIỆU WORD

30.000 

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)