SKKN Một số biện pháp giáo dục‎ thức tiết kiệm điện cho học sinh lớp 8 qua bài 48: Sử dụng hợp l‎í điện năng – Môn Công nghệ 8

4.5/5

Giá:

50.000 đ
Cấp học: THCS
Môn: Công nghệ
Lớp: 8
Bộ sách:
Lượt xem: 643
File:
TÀI LIỆU WORD
Số trang:
24
Lượt tải:

5

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp giáo dục thức tiết kiệm điện cho học sinh lớp 8 qua bài 48: Sử dụng hợp l‎í điện năng – Môn Công nghệ 8” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

2.3.1. Tổ chức dạy học bài 48: “Sử dụng hợp lý điện năng”.
2.3.2. Giáo viên luôn phải là tấm gương sử dụng điện hợp lý và tiết kiệm điện năng cho học sinh noi theo
2.3.3. Giải thích cho những học sinh gia đình có điều kiện cần có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc tiết kiệm điện
2.3.4. Tổ chức cuộc thi về nội dung sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện vào ngày 23 – 3 – Ngày thế giới hưởng ứng “Giờ trái đất” để giáo dục, tuyên truyền cho HS tiết kiệm điện

Mô tả sản phẩm

MỤC LỤC

1. Mở đầu                                                                                             

1.1. Lí do chọn đề tài  ……………………………………………………………………

1.2. Mục đích nghiên cứu……………………………………………………………….

1.3. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………

1.4. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………                                                                             

2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm                                                                                      

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

2.1.1. Vai trò của điện năng đối với đời sống và sản xuất  ………………….

    2.1.2. Nhu cầu tiêu thụ điện năng…………………………………………………….

    2.1.3. Lợi ích của việc sử dụng hiệu quả đồ dùng điện để tiết kiệm điện năng ……………………………………………………………………………………………….

     2.1.4. Sản xuất điện năng, hệ quả đối với môi trường, tài nguyên,…khi càng có nhiều nhà máy điện được xây dựng  ……………………………………….

     2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ………       

     2.2.1. Tìm hiểu về thói quen sử dụng điện của học sinh ……………………

     2.2.2. Kết qủa của thực trạng trên ………………………………………………….

     2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 

     2.3.1. Tổ chức dạy học bài 48: “Sử dụng hợp lý điện năng”.   

     2.3.2. Giáo viên luôn phải là tấm gương sử dụng điện hợp lý và tiết kiệm điện năng cho học sinh noi theo  ………………………………………………..

      2.3.3. Giải thích cho những học sinh gia đình có điều kiện cần có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc tiết kiệm điện ……………..

     2.3.4. Tổ chức cuộc thi về nội dung sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện vào ngày 23 – 3 – Ngày thế giới hưởng ứng “Giờ trái đất” để giáo dục, tuyên truyền cho HS tiết kiệm điện …………………………………………………….

    2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ……………………………………….

3. Kết luận và đề xuất                                                                                              

   3.1. Kết luận  ……………………………………………………………………………….                                                                                              

   3.2. Đề xuất  ………………………………………………………………………………..

Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………………..

                                                                                  

 

  1. MỞ ĐẦU

1.1. Lí do chọn đề tài

Cùng với sự phát triển của xã hội nói chung và của công nghệ nói riêng, điện năng ngày càng có vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt cũng như mọi hoạt động sản xuất của con người. Điều đó dẫn đến việc gia tăng nhanh chóng về số lượng và chủng loại các đồ dùng điện trong gia đình cũng như các nhà máy sản xuất và ở nơi công cộng. Thực tế trên đồng nghĩa với lượng điện năng tiêu thụ ngày càng nhiều, tăng nhanh một cách đột biến.

Mặt khác, do nhận thức và thói quen sử dụng đồ dùng điện chưa hợp lý của con người dẫn đến tình trạng thiếu điện. Thêm nữa, đó là việc quá tải của hệ thống các đường dây dẫn điện do thời gian sử dụng quá lâu chưa được nâng cấp; chạm chập các thiết bị điện, đồ dùng điện, trên đường dây dẫn điện và hiệu suất của các đồ dùng điện của một số gia đình thấp cũng là các nguyên nhân gây ra lãng phí điện năng một cách đáng kể.

Thực trạng trên đã gây ra một hệ quả là: “Nước ta luôn trong tình trạng thiếu điện”. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của người đân, đặc biệt gây thiệt hại cho sản xuất. Mặc dù các nhà máy điện liên tục được xây dựng, công suất của các nhà máy điện tăng lên, nhưng tình trạng thiếu điện vẫn diễn biến trong một thời gian dài, nhiều thời điểm xảy ra với mức độ vô cùng nghiêm trọng. Để người dân nâng cao ý thức và trách nhiệm trong việc sử dụng điện, Nhà nước đã ban hành các văn bản qui định về việc sử dụng điện năng trong sinh hoạt và sản xuất. Ngoài việc giảm bớt chi phí cho gia đình, cho quốc gia nhưng lợi ích lớn hơn là giảm số lượng các nhà máy điện sẽ được xây dựng trong tương lai để bảo vệ môi trường và tài nguyên quốc gia hiện có.

Do đó, tôi nhận thấy việc trang bị đầy đủ những kiến thức về tiết kiệm điện cho học sinh là rất cần thiết. Vì vậy, tôi mạnh dạn trình bày kinh nghiệm dạy học và giáo dục của mình qua sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp giáo dục ‎ thức tiết kiệm điện cho học sinh lớp 8 qua bài 48: Sử dụng hợp l‎í điện năng – Môn Công nghệ 8”.

1.2. Mục đích nghiên cứu

– Giáo dục ý‎ ‎thức sử dụng điện năng hợp lí và tiết kiệm

– Rèn luyện đức tính cẩn thận có trách nhiệm và tiết kiệm cho HS

– Vai trò của việc sử dụng tiết kiệm điện năng đối với gia đình, xã hội và môi trường.

1.3. Đối tượng nghiên cứu

– 35 HS lớp 8 trường THCS nơi tôi công tác. 

– Bài 48: Sử dụng hợp lí điện năng

1.4. Phương pháp nghiên cứu

– Khảo sát thực tế, thu thập thông tin sử dụng điện của học sinh ở lớp, ở nhà.

– Phân tích kết quả, đánh giá nhận thức của học sinh dựa trên các hoạt động học tập, vui chơi mà giáo viên tổ chức. 

  1. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

2.1.1. Nhu cầu tiêu thụ điện năng

Trong ngày có những giờ tiêu thụ điện năng nhiều, đó gọi là giờ cao điểm tiêu thụ điện năng, giờ cao điểm dùng điện trong ngày từ 18 giờ đến 22 giờ.

Điện năng tiêu thụ rất lớn trong khi khả năng cung cấp điện của các nhà máy điện không đáp ứng đủ, điện áp của mạng bị giảm xuống, ảnh hưởng xấu đến chế độ làm việc của các đồ dùng điện. Để giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm chúng ta cần cắt điện một số đồ dùng không thiết yếu, tiêu thụ lượng điện năng lớn: Cắt bình nước nóng, lò sưởi, tắt một số đèn không cần thiết, không là quần áo, tắt bớt quạt điện…

Còn đối với điện sinh hoạt, Nhà nước không khuyến khích sử dụng điện ngành điện đã sử dụng giá điện bậc thang. Ví dụ ở thời điểm hiện tại điện năng sinh hoạt được tính theo giá bậc thang như sau:

– Từ 0 – 100 kW: Giá 1 550 đồng / 1kWh

– Từ 101 – 150 kW: 1 745 đồng/1kWh

– Từ 151 – 200 kW: 1950 đông/1kWh….

2.1.2. Lợi ích của việc sử dụng hiệu quả đồ dùng điện để tiết kiệm điện năng

Đầu tiên sử dụng tiết kiệm điện sẽ giảm chi tiêu cho gia đình, tăng tuổi thọ đồ dùng điện và giảm bớt các sự cố gây tổn hại chung cho hệ thống cung cấp điện, đặc biệt trong những giờ cao điểm. Mặt khác ngắt nguồn điện khi không sử dụng điện hoặc khi ra khỏi nhà sẽ tránh sự cố gây tai nạn, lãng phí và thiệt hại do dòng điện gây ra. Mặt khác còn giảm bớt chi phí xây dựng các nhà máy điện, bớt gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên hiện có của quốc gia.

2.1.3. Sản xuất điện năng và hệ quả đối với môi trường, tài nguyên

Ở Việt Nam, theo thống kê năm 2010 tổng công suất của các nhà máy điện sản xuất ra khoảng 17.5 triệu kW. Dự kiến đên năm 2020, tổng công suất của các nhà máy điện tăng lên khoảng 30 – 40 triệu kW. Trong 10 năm tới, công suất điện dự kiến cung cấp của các nhà máy điện sẽ tăng một cách đột biến – Xấp xỉ gấp đôi thời điểm năm 2010. Như vậy, số lượng và công suất của các nhà máy điện sẽ không ngừng gia tăng một cách nhanh chóng do nhu cầu sử dụng các đồ dùng điện tăng đột biến.

Khi xây dựng các nhà máy thuỷ điện người ta phải ngăn sông, đắp đập… làm biến đổi dòng chảy tự nhiên của nó, làm biến đổi hệ sinh thái vốn có của khu vực lân cận. Mặt khác, còn ảnh hưởng trực tiếp đến địa chất của khu vực, làm cho môi trường sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân bị ảnh hưởng đáng kể. Xây dựng Thuỷ điện Sông Tranh II là một ví dụ.

Đặc biệt, khi các nhà máy nhiệt điện khí và nhiệt điện than hoạt động thì sẽ thải ra một lượng khí cácbônic rất lớn, làm ô nhiễm môi trường trầm trọng.

Đối với các nhà máy điện nguyên tử, khi xây dựng với công nghệ cao và khoản tài chính khổng lồ, người ta đã kỳ vọng vào việc chúng sẽ hạn chế được ô nhiễm. Nhưng những vụ rò rỉ hạt nhân gần đây ở Nhật Bản và Hàn Quốc đã làm cho chính phủ và người dân vô cùng hoảng hốt, chưa khắc phục được hậu quả một cách triệt để. Đó cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm, biến đổi khí hậu, biến đổi địa chất ngày càng diễn biến một cách phức tạp hơn, sâu sắc hơn ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người và nền kinh tế toàn cầu. 

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

2.2.1. Tìm hiểu về thói quen sử dụng điện của học sinh

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

6
Công nghệ
4.5/5
TÀI LIỆU WORD

30.000 

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)