SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 trường tiểu học học tốt phân môn kể chuyện
- Mã tài liệu: BM1027 Copy
Môn: | Tiếng việt |
Lớp: | 1 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 759 |
Lượt tải: | 15 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Phạm Thị Thanh Hà |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Khuyến |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Phạm Thị Thanh Hà |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Khuyến |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 trường tiểu học học tốt phân môn kể chuyện” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Biện pháp 1: Giáo viên chuẩn bị bài chu đáo trước khi lên lớp
Biện pháp 2: Giúp học sinh chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Biện pháp 3: Giáo viên kể mẫu đóng vai trò quan trọng
Biện pháp 4: Phát triển ngôn ngữ nói theo tranh
Biện pháp 5: Khích lệ, động viên kịp thời giúp học sinh tự tin
Biện pháp 6: Rèn kỹ năng nghe, kể, nhận xét
Biện pháp 7: Giúp học sinh kể chuyện sáng tạo
Biện pháp 8: Lồng ghép phân môn kể chuyện với các phân môn khác.
Biện pháp 9: Phối hợp với phụ huynh học sinh “ cô và mẹ là hai cô giáo”
Mô tả sản phẩm
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết “ Ngôn ngữ là công cụ của tư duy”. Trong các môn học ở Tiểu học thì môn Tiếng Việt là môn học có ý nghĩa rất quan trọng, bởi môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học nhằm hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói,đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy cho học sinh. Nếu như các em không biết đọc thông, viết thạo thì các môn học khác các em sẽ không thể học được. Phân môn kể chuyện là một trong những phân môn của môn Tiếng Việt 1 có nhiệm vụ: Bồi dưỡng tâm hồn trẻ, góp phần hình thành cảm xúc và thẩm mĩ lành mạnh, làm giàu thêm vốn sống và vốn hiểu biết, phát triển tư duy và nâng cao trình độ Tiếng Việt cho các em. Vì vậy kể chuyện là phân môn có ý nghĩa quan trọng trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt ở bậc Tiểu học nói chung và dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 nói riêng. Học tốt kể chuyện không những giúp cho học sinh rèn luyện kỹ năng nghe – nói (kể) mà còn tạo điều kiện cho học sinh tự tin để học tốt các môn học khác và giúp các em tự nhiên hơn trong giao tiếp.
Trong quá trình trực tiếp giảng dạy, tôi còn thấy có một số điều tồn tại và vướng mắc trong phân môn kể chuyện. Học sinh nhìn chung còn ít học và việc chuẩn bị trước cũng chưa được chu đáo, chỉ nhìn bài qua loa, chiếu lệ, chưa biết cách kể. Đến lớp, nhiều em chưa phát huy tốt vai trò của cá nhân trong quá trình kể chuyện, nhất là kể cho nhau trong nhóm (vì kể cho nhau nghe trong nhóm yêu cầu tính tự giác là chủ yếu). Trong khi bạn bè kể thì một số em còn chưa có ý thức theo dõi, quá trình học tập của bạn là thời gian nghỉ ngơi của một số em khác. Từ những hạn chế và vướng mắc trong quá trình giảng dạy, tôi đã suy nghĩ, trăn trở để tìm ra nhiều phương pháp tối ưu nhất để giúp cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc truyện theo ngôn ngữ của mình. Vì vậy, tôi đã nghiên cứu đề tài “ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1B trường Tiểu học Thị Trấn, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa học tốt phân môn kể chuyện ” nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Kể chuyện lớp 1.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nhằm nâng cao chất lượng học phân môn kể chuyện cho học sinh lớp 1 ở trường Tiểu học Thị Trấn. Giúp các em hình thành nhân cách, hình thành những kĩ năng cơ bản ban đầu về đức, trí, thể, mĩ,…và cho cả sự phát triển các kĩ năng giao tiếp, giúp các em tiếp tục học tốt phân môn này ở các lớp trên.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
– Học sinh lớp 1B trường Tiểu học Thị Trấn Lang Chánh năm học ………..: gồm 27 em, trong đó: nữ 11 em, nam 16 em.
– Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn kể chuyện lớp 1.
1.4. Phương pháp nghiên cứu :
– Phương pháp thực nghiệm: Tôi chọn lớp 1B (do tôi chủ nhiệm) có tổng số học sinh 27 em, tôi chia lớp thành 2 đối tượng có chất lượng học tập ngang nhau. Lớp đối chứng10 em lớp thực nghiệm17 em.
+ Lớp đối chứng: Dạy học và kiểm tra trình độ theo phương pháp truyền thống.
+ Lớp thực nghiệm: Dạy học, kiểm tra theo trình độ chuẩn. Dạy học dựa trên hoạt động tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh. Đổi mới đánh giá và sử dụng hợp lý các phương tiện dạy học.
II. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận:
Quá trình dạy học là một quá trình nghệ thuật khoa học phức tạp, tinh tế nhiều mặt và độc đáo. Đối với phân môn Kể chuyện thì đặc điểm này được bộc lộ rõ rệt và sâu sắc. Vì mục tiêu của phân môn Kể chuyện là giúp học sinh phát triển các kỹ năng nghe, nói; mở rộng hiểu biết, góp phần hình thành nhân cách con người mới cho trẻ.
Các câu chuyện luôn có nội dung phong phú và hấp dẫn vì thế, truyện có khả năng bồi dưỡng tâm hồn của trẻ , tâm hồn trẻ sẽ nghèo nàn đi biết bao nhiêu khi trẻ không được tiếp xúc với truyện, đặc biệt là kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, các câu chuyện cổ dân gian trong sáng và sinh động. Suốt những năm ở Tiểu học nếu các em được nghe và kể chuyện đầy đủ thì chương trình kể chuỵên góp phần cho tâm hồn các em giàu có thêm bằng biết bao nhiêu chuyện bổ ích và lí thú, những hình tượng quen thuộc của truyện sẽ trở thành vốn văn học tích lũy kho tàng kiến thức cho các em.
Đó là những ngôn ngữ đầu tiên giúp học sinh phát triển tư duy tưởng tượng. Mặt khác nhiều từ ngữ ban đầu thực ra chỉ xuất hiện trong truyện cổ mà chỉ có trong truyện cổ các em khi tiếp xúc với truyện kể sẽ không quên những từ ngữ đó. Khi tập kể chuyện lại các em học sinh sẽ có điều kiện sử dụng vốn ngôn ngữ của mình để kể lại truyện. Nhờ đó cùng với tư duy cũng phát triển.
Như vậy nhiệm vụ của giáo dục, giáo dưỡng của phân môn Kể chuyện lại trở nên đa dạng phong phú. Dạy tốt tiết Kể chuyện giáo viên sẽ tạo điều kiện tốt cho việc phát triển năng khiếu ở nhiều học sinh, tạo điều kiện ươm mầm cho những nhân tài mai sau . Đó cũng là một mặt trong việc xây dựng nhân cách con người mới, con người của thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
2.2. Thực trạng
2.2.1. Thuận lợi:
Là trường Tiểu học Thị Trấn vùng miền núi thuộc huyện nghèo có cả HS con cán bộ, công nhân cũng có HS con nông thôn (Bản Lưỡi, Bản Trải,….) Hầu như tất cả các bậc phụ huynh rất quan tâm đến việc học tập và giáo dục của con em mình.
Năm học ……….., tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 1B. Với tổng số là 27 học sinh. Tất cả các em đều cùng độ tuổi và đã qua lớp mẫu giáo 5 tuổi nên đa số các em đã nhận biết được 29 chữ cái.
Nhìn chung tất cả các em đều chăm ngoan thích học tập và vui chơi. Qua tìm hiểu tôi được biết, các em rất thích học môn kể chuyện, hình như hàng giờ, hàng tuần lúc nào các em cũng mong ngóng để đến giờ kể chuyện. Đặc biệt trong giờ kể chuyện các em thích nghe cô kể hơn là thích nghe cô đọc lại văn bản truyện. Song vẫn còn số ít học sinh biết kể chuyện một cách trôi chảy và hấp dẫn, biết nhập vai nhân vật trong truyện để kể lại. Hơn nữa qua mỗi bài lại có thêm phần luyện nói (nó bổ trợ một phần lớn cho phân môn kể chuyện).
2.2.2. Khó khăn :
Bản thân là giáo viên trực tiếp đứng lớp nhưng cũng chưa dành nhiều thời gian tìm hiểu và khám phá hết được điểm mạnh, điểm yếu, điểm còn hạn chế của từng học sinh. Đặc biệt là chưa tìm được giải pháp để phát huy. Trong quá trình trực tiếp giảng dạy, tôi thấy bản thân còn rất nhiều vướng mắc khi dạy kể chuyện như khi chuẩn bị bài hầu như giáo viên còn phụ thuộc nhiều vào sách giáo viên. Chính vì thế mà bài dạy trên lớp còn mang tính áp đặt, đơn điệu chưa phù hợp với đối tượng học sinh, làm cho học sinh nắm nội dung chuyện còn chàng màng, máy móc… coi môn kể chuyện chỉ là giải trí cho các em, các môn học khác quan trọng hơn.
Do đó sự chuẩn bị của giáo viên chưa chu đáo dẫn đến tiết dạy, giờ học chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Hơn nữa nhiều giáo viên rất ngại dạy tiết kể chuyện, nhất là đợt thao giảng, dự giờ thăm lớp vì sợ khâu kể chuyện không hấp dẫn,ít học sinh biết kể chuyện một cách trôi chảy mạch lạc và kỹ năng nói còn kém, làm sao để có cách kể hay cho học sinh nghe và nhớ được truyện, sau đó sẽ luyện tập thế nào cho học sinh kể lại từng đoạn truyện một cách tự nhiên. Đó cũng là những băn khoăn của tôi và nhiều giáo viên đang đứng lớp hiện nay.
– Khả năng giao tiếp giữa học sinh với giáo viên, giữa học sinh với học sinh còn nhiều hạn chế, chưa tự tin tham gia các hoạt động học tập,nhút nhát thu mình ngại tham gia.
– Học sinh chưa mạnh dạn, tự tin trong việc phân tích, xử lý tình huống. Nếu được gọi kể chuyện thì các em chỉ kể theo gợi ý của truyện sau mỗi tranh, các em chưa biết liên kết được các bức tranh để được một đoạn truyện.
– Lí do là các em chưa kịp nắm được nội dung truyện khi nghe kể và kỹ năng nói (diễn đạt) còn kém, mặc dù sau mỗi bài học vần và bài tập đọc các em đã được rèn kỹ năng nói)… Nếu có sự đầu tư hơn về rèn luyện kỹ năng kể của giáo viên và tập luyện cho học sinh, chắc chắn rằng các em sẽ có kỹ năng kể tốt hơn.
2.2.3. Khảo sát chất lượng:
Tôi đã tiến hành theo dõi và khảo sát chất lượng ngay từ đầu năm như sau:
Tổng số học sinh
Kể chuyện hay
(có năng khiếu)
Biết kể đúng nội dung chuyện
Chưa biết kể
27
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
2
7,4
19
70,4
6
22,2
2.3. Các biện pháp
Đứng trước thực trạng lớp như vậy tôi trăn trở và tìm ra một số biện pháp thực hiện như sau:
Biện pháp 1: Giáo viên chuẩn bị bài chu đáo trước khi lên lớp.
Ngoài việc chuẩn bị kế hoạch bài học chu đáo thì giáo viên còn phải nghiên cứu và nắm vững nội dung của truyện (đọc kĩ văn bản để nhớ và hiểu truyện). Một trong những yếu tố quan trọng nữa giúp cho giờ học thành công là chuẩn bị đồ dùng (trang phục, diễn kịch, sắm vai,…).
Ví dụ: Truyện: Khỉ và Rùa [1]; Sói với Cừu [1].
– Tôi đã sử dụng tranh minh hoạ trong bộ đồ dùng của phân môn kể chuyện giúp học sinh cả lớp cùng quan sát, gây hứng thú cao trong giờ học và học sinh dễ nhớ ngay từ lần đầu.
– Về trang phục để gây hứng thú cho học sinh tôi có thể chuẩn bị như:
+ Vai Khỉ: Mặt nạ khỉ
+ Vai Rùa: Mặt nạ rùa
+ Vai Sói: Mặt nạ sói
+ Vai Cừu: Mặt nạ cừu
Khi kể giáo viên có thể sử dụng trang phục, đạo cụ hoặc khi học sinh nhập vai nhân vật các em sẽ hoá trang bằng các trang phục đó.
Như vậy: Sự chuẩn bị kĩ về nội dung truyện và chuẩn bị chu đáo về đồ dùng của giáo viên đã kích thích, gây hứng thú cao cho cả học sinh và giáo viên, góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy.
Biện pháp 2: Giúp học sinh chuẩn bị bài trước khi đến lớp:
Học sinh muốn nhớ được nội dung truyện nhanh thì trước khi đến lớp các em nên quan sát kỹ nội dung từng tranh để phỏng đoán nội dung của truyện.
Ví dụ 1: Thỏ và Sư tử [1]; Rùa và Thỏ [1].
Khi học đến truyện này ở nhà học sinh quan sát kỹ nội dung từng tranh minh họa nội dung câu truyện như:
– Tranh 1: Sư tử đang nằm chờ Thỏ đến
– Tranh 2: Thỏ đang nói chuyện với Sư Tử và Sư Tử đang rất tức giận với Thỏ.
– Tranh 3: Thỏ cùng với Sư Tử đang đứng trên thành một cái giếng, Sư Tử
đang giận dữ nhìn xuống giếng.
– Tranh 4: Sư Tử lao xuống giếng còn Thỏ thì đang nhảy múa trên thành giếng.
Sau khi quan sát tranh và phỏng đoán được như vậy thì đến lớp khi nghe cô giáo kể chuyện thì học sinh dễ nhớ và nhớ nhanh nội dung câu chuyện.
Ví dụ 2: Truyện Rùa và Thỏ [1].
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 102
- 1
- [product_views]
- 5
- 172
- 2
- [product_views]
- 2
- 184
- 3
- [product_views]
- 8
- 129
- 4
- [product_views]
- 0
- 151
- 5
- [product_views]
- 7
- 100
- 6
- [product_views]
- 6
- 160
- 7
- [product_views]
- 7
- 151
- 8
- [product_views]
300.000 ₫
- 4
- 178
- 9
- [product_views]
300.000 ₫
- 5
- 193
- 10
- [product_views]