SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 biết dùng hình ảnh so sánh khi học tập làm văn
- Mã tài liệu: BM3074 Copy
Môn: | Tiếng việt |
Lớp: | 3 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1077 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Phạm Thị Diệp |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn An Ninh |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Phạm Thị Diệp |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn An Ninh |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 biết dùng hình ảnh so sánh khi học tập làm văn” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Hướng dẫn học sinh quan sát sự vật một cách tinh tế
2. Dạy kiến thức về biện pháp so sánh ở phân môn luyện từ và câu.
3. Bồi dưỡng trí tưởng tượng, óc liên tưởng cho học sinh.
4. Hướng dẫn học sinh vận dụng các kiểu so sánh vào viết tường câu văn, đoạn văn.
5. Hướng dẫn học sinh tích lũy những hình ảnh so sánh trong thơ, văn; trong cuộc sống
6. Giáo dục ý thức nói và viết câu văn có hình ảnh so sánh thông qua dạy học tích hợp các phân môn Tiếng Việt với rèn kĩ năng sống hằng ngày
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Tiếng Việt là tiếng nói phổ thông, tiếng nói dùng trong giao tiếp của các dan tộc trên đất nước Việt Nam. Bởi vậy dạy Tiếng Việt có vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi con người. Những thay đổi quan trọng trong đời sống văn hóa – giáo dục đều có liên quan đến dạy Tiếng Việt. Trong đó việc dùng biện pháp tu từ so sánh góp một phần làm nên điều đó. Mặt khác, giúp học sinh biết dùng hình ảnh so sánh để viết văn là một hoạt động quan trọng trong chuỗi các hoạt động dạy học nhằm làm tốt các đoạn văn, bài văn ở học sinh Tiểu học. Viết thành những đoạn văn, bài văn là kết quả của một quá trình lĩnh hội kiến thức tổng hợp môn Tiếng Việt. Một bài văn, đoạn văn hay không thể thiếu đi các biện pháp nghệ thuật. So sánh là một biện pháp nghệ thuật phổ biến trong văn chương, là cách nói ví von quen thuộc trong cuộc sống. So sánh được coi là một trong những phương thức tạo hình, gợi cảm hiệu quả nhất, có tác dụng lớn trong việc tái tạo đời sống, hình thành và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng nhận xét, đánh giá của con người. So sánh còn làm cho tâm hồn và trí tuệ con người thêm phong phú, cảm nhận văn học và cuộc sống thêm tinh tế và sâu sắc hơn. Đối với học sinh Tiểu học, biện pháp nghệ thuật chủ yếu trong các đoạn văn, bài văn các em viết là biện pháp so sánh. Việc sử dụng biện pháp so sánh khi làm văn sẽ giúp các đoạn văn, bài văn của các em thêm sinh động, gợi hình ảnh, âm thanh, cảm xúc và cả sự ngộ nghĩnh, đáng yêu. Khi chấm bài, chúng ta vẫn thường gặp các hình ảnh so sánh quen thuộc như: “Chú mèo có đôi mắt tròn như hòn bi ve”, hay “Đầu Mi-lu giống như một quả đu đủ”. Đôi khi chúng ta còn bắt gặp những hình ảnh so sánh khập khiễng như: “Mặt cô giáo giống như quả xoài”,“Mái tóc của bà em dài như những đám mây”.
Biện pháp so sánh được đưa vào chương trình học môn Tiếng Việt bắt đầu từ lớp 3. Đối với phân môn Tập làm văn, các em học sinh lớp 3 chưa viết thành từng bài văn hoàn chỉnh mà mới chỉ tập viết từng đoạn. Việc viết được một đoạn văn đúng yêu cầu đề bài các em có thể đáp ứng được, song việc viết được những đoạn văn có những hình ảnh so sánh thì các em còn nhiều lúng túng. Để giúp các em học sinh lớp 3 biết viết những đoạn văn giàu hình ảnh so sánh, làm nền tảng để viết văn tốt ở các lớp trên tôi đã băn khoăn, trăn trở tìm các biện pháp giúp học sinh lớp 3 biết dùng hình ảnh so sánh khi viết đoạn văn.
Với những lí do cơ bản trên cùng với lòng ham thích và mong muốn được tìm hiểu và học hỏi thêm kinh nghiệm từ các thầy cô giáo, các đồng nghiệp đã thôi thúc tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 biết dùng hình ảnh so sánh khi học Tập làm văn”, với hi vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ bé công sức của mình vào việc nâng cao chất lượng môn tập làm văn cho học sinh.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Đề xuất một số giải pháp giúp học sinh lớp 3 biết dùng những hình ảnh so sánh khi viết các đoạn văn, bài văn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
– Công tác giảng dạy các hình ảnh so sánh trong các đoạn văn, bài văn của học sinh lớp 3.
– Học sinh lớp 3D.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
– Nghiên cứu các tài liệu liên quan
– Nghiên cứu thực tiễn dạy học
– Thống kê toán học
– So sánh, phân tích, tổng hợp, tư duy.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Tiếng Việt ở trường Tiểu học được dạy và học thông qua các phân môn: Đó là: Tập đọc, Chính tả, Tập làm văn, Luyện từ và câu, Tập viết, Kể chuyện. Một trong các phân môn đó thì phân môn tập làm văn có vị trí đặc biệt quan trọng bởi nó tận dụng các hiểu biết và kĩ năng Tiếng Việt do các phân môn khác rèn luyện và cung cấp đồng thời góp phần hoàn thiện chúng. Mặt khác, phân môn Tập làm văn còn rèn luyện cho HS các kĩ năng trình bày và viết văn bản. Sản phẩm của phân môn Tập làm văn là các bài văn viết và nói. Để thực hiện được các văn bản này, HS phải có thêm nhiều kĩ năng khác ngoài các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Đó là các kĩ năng dùng từ, đặt câu, phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý, liên kết câu, đoạn và kĩ năng sử dụng các biện pháp tu từ trong đó biện pháp so sánh.
Chúng ta đều biết rằng, chất lượng của một bài văn, nhất là văn miêu tả là “nói ít gợi nhiều”, chi tiết đưa ra không cần nhiều nhưng phải dẫn đến cảm xúc mãnh liệt nhất, dẫn đến những hình ảnh sinh động nhất hiện lên trước mắt người đọc khiến họ nhìn thấy rõ và ấn tượng. Yếu tố tạo nên chất lượng trên là các chi tiết có góc cạnh, sinh động, thể hiện được cái thần, cái hồn, cái dáng vẻ đặc biệt của con người, con vật, hoa trái… Để có được những đoạn văn, bài văn như thế, ngoài sự quan sát có chọn lọc, biết phát hiện, rất cần sự biểu đạt, phô diễn các chi tiết đã có bằng cách dùng ngôn ngữ, vẽ nó lên trước mắt người đọc, người nghe. Sử dụng biện pháp so sánh trong làm văn là một cách kết nối giữa cảm nhận tinh tế của mọi sự vật ở người viết và người đọc.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Đặc điểm tình hình
Là một trường Tiểu học nằm trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa, cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng được nhu cầu đối với phương pháp dạy học. Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, năng động, chịu khó và luôn có ý thức trách nhiệm cao trong công việc. Năm học ………., nhà trường tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học, đã tổ chức tốt nhiều hình thức học tập để nâng cao chất lượng đại trà cho HS.
2.2.2. Thực trạng về công tác dạy học sinh dùng hình ảnh so sánh trong viết văn.
Hoạt động dạy HS viết các hình ảnh so sánh trong các đoạn văn, bài văn được lồng trong các tiết tập làm văn. Một thức tế cho thấy trong mỗi lớp có nhiều đối tượng HS khác nhau, việc hướng dẫn các em viết được các đoạn văn không thể dẫn đến một đáp số đúng như môn toán mà có rất nhiều đáp số khác nhau. Để đạt được mục tiêu em nào cũng biết viết được một đoạn văn theo yêu cầu đề bài, thay vì phải mất rất nhiều thời gian, công sức, phần đa số GV cho HS thuộc văn mẫu và viết lại đoạn, bài đã thuộc. Với cách làm đó, việc giúp HS biết dùng hình ảnh so sánh trong làm văn cũng mờ nhạt, ít ỏi dần. Việc hướng dẫn con em làm văn ở nhà của các bậc phụ huynh không được coi trọng, rất ít phụ huynh quan tâm đến việc hướng dẫn con em mình viết các câu văn có hình ảnh so sánh.
2.2.3. Nội dung chương trình Tập làm văn liên quan đến dùng hình ảnh so sánh trong bài viết và thực trạng viết văn của học sinh lớp 3.
Trong chương trình phân môn Tập làm văn ở lớp 3, các tiết Tập làm văn được cụ thể thành các bài tập nhỏ. Các bài tập như: Kể lại buổi đầu đi học; Kể về người hàng xóm; viết đoạn văn về quê hương; viết đoạn văn về cảnh đẹp đất nước; viết đoạn văn về thành thị, nông thôn; kể về việc học tập của em; kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân của em đối với em (Ở học kì I), viết đoạn văn về người lao động trí óc; kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật; kể về lễ hội, kể lại một trận thi đấu thể thao; viết đoạn văn về bảo vệ môi trường …(Ở học kì II) là những bài tập yêu cầu HS phải viết thành đoạn văn. Trước khi viết thành những đoạn văn ngắn, các em được thực hành kể hoặc trả lời các câu hỏi tìm ý cho đoạn văn. Việc viết thành một đoạn văn ngắn đối với các em HS lớp 3 đã trở nên quen thuộc vì từ lớp 2 các em đã thực hành viết đoạn văn nhiều lần. Tuy nhiên, việc đưa vào trong đoạn văn những hình ảnh so sánh chưa nhiều. Một số em đã viết được hình ảnh so sánh trong đoạn văn nhưng có hình ảnh lại thiếu chính xác, không phù hợp khiến cho câu văn, đoạn văn trở nên thiếu tự nhiên, gò bó và ảnh hưởng đến chất lượng đoạn văn.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 153
- 1
- [product_views]
- 8
- 182
- 2
- [product_views]
- 0
- 136
- 3
- [product_views]
- 3
- 111
- 4
- [product_views]
- 8
- 186
- 5
- [product_views]
- 5
- 156
- 6
- [product_views]
- 4
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 167
- 8
- [product_views]
- 4
- 199
- 9
- [product_views]
- 8
- 134
- 10
- [product_views]