SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt các bài toán tính giá trị của biểu thức
- Mã tài liệu: BM3153 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 3 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 735 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt các bài toán tính giá trị của biểu thức” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Tiến hành hỏi đáp sự hứng thú học Toán và không hứng thú học Toán.
2. Nghiên cứu mối quan hệ và chuẩn bị hướng dẫn cho HS làm bài
3. Phân loại đối tượng học sinh.
4. Rèn cho học sinh những thói quen cần thiết trong quá trình học tập môn Toán và tính giá trị biểu thức.
5. Lựa chọn các phương pháp dạy học toán tính giá trị biểu thức
6. Lựa chọn các hình thức dạy học
7. Dạy cách thực hiện các dạng bài toán tính giá trị biểu thức lớp 3 trong chương trình VNEN
8. Thi đua, khen thưởng
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Bậc Tiểu học là bậc học đầu tiên đặt nền móng cho các bậc học khác. Ở Tiểu học, môn Toán có vị trí rất quan trọng nó cung cấp kiến thức, kỹ năng cơ bản ban đầu, đồng thời chuẩn bị cơ sở để tiếp tục học ở các lớp trên. Môn Toán giúp học sinh phát triển tư duy lô gíc trí thông minh, óc sáng tạo. Là công cụ cần thiết và liên quan đến các môn học khác, giúp con người nhận thức thế giới xung quanh để hoạt động hiệu quả trong thực tế. Ngoài ra, nó còn giúp con người có lí trí, đức tính cần cù vượt khó khăn, biết cách làm việc có kế hoạch, nề nếp và tác phong khoa học. Góp phần trong việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất tốt như: tính cẩn thận, chính xác và trung thực.
Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn toán lớp 3, tôi thấy mình phải trau rồi kiến thức, học tập nâng cao trình độ, tìm tòi vận dụng phương pháp dạy – học mới giúp học sinh nắm bắt kiến thức mới một cách nhanh nhất, hiệu quả và toàn diện nhất. Trong quá trình giảng dạy tôi thấy dạy Toán nói chung và dạy giải toán nói riêng gặp không ít những khó khăn với đa số học sinh vì ở lứa tuổi này tư duy còn hạn chế mà dạng toán “ Tính giá trị biểu thức” là một dạng toán khó đối với học sinh lớp 3. Hướng dẫn cho học sinh nhận biết các dạng của bài toán tính giá trị của biểu thức sẽ giúp học sinh hiểu nhanh và giải chính xác hơn, hiệu quả hơn là tiền đề để các em học tốt các dạng bài tính giá trị của biểu thức ở lớp 4, 5.
Năm học ………..bản thân tôi được phân công trực tiếp giảng dạy lớp 3A, tôi đã mạnh dạn áp dụng các biện pháp thực hiện vào dạy học sinh “Tính giá trị biểu thức”. Hết học kì I tôi đã khảo sát chất lượng về thực hiện giải dạng toán này gần 90 % học sinh đã làm tốt dạng toán tính giá trị biểu thức mà không bị nhầm lẫn cách tính. Tôi rất phấn khởi,…Từ đó tôi đã nghiên cứu và sử dụng sáng kiến ” Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt các bài toán tính giá trị của biểu thức.” vào dạy học có hiệu quả trong những năm học vừa qua. Tôi đã mạnh dạn viết thành sáng kiến này.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Tìm ra những biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt các học toán tính giá trị biểu thức ở trường Tiểu học Thị Trấn Lang Chánh nói riêng và lớp 3 nói chung. Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Toán 3 giúp các em tiếp tục học tốt môn này ở các lớp trên.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
– Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt các bài toán tính giá trị của biểu thức.
– Học sinh lớp 3A trường tiểu học Thị Trấn Lang Chánh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
– Phương pháp nghiên cứu các tài liệu: Sách giáo viên, tài liệu hưỡng dẫn học toán 3, vở bài tập toán 3.
– Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Thực trạng tổ chức dạy – học toán 3 ở trường TH Thị Trấn Lang Chánh. Trong quá trình thực hiện tôi đã đề ra các phương án, phù hợp với điều kiện của lớp mình và chỉ đạo tổ chức thực hiện.
– Phương pháp điều tra: Điều tra hoàn cảnh gia đình học sinh, đặc điểm tâm lí của học sinh.
– Phương pháp hỏi – đáp: Hỏi học sinh thích học toán, ngại học toán, nguyên nhân ngại học toán.
– Phương pháp thống kê toán học: Kết quả khảo sát học sinh.
– Phương pháp so sánh đối chiếu: Đối chiếu các số liệu thống kê trước và sau khi thực hiện.
– Phương pháp luyện tập thực hành: Luyện tập và thực hành làm các bài toán tính giá trị biểu thức.
– Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Đề ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy – học Toán 3 ở trường Tiểu học.
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 HỌC TỐT CÁC BÀI TOÁN TÍNH GIÁ TRỊ BIỂU THỨC
2.1. Cơ sở lý luận.
Dạy Toán học là dạy cho học sinh sáng tạo, rèn luyện các kỹ năng, trau dồi phẩm chất đạo đức, tính siêng năng, cần cù, chịu khó. Đó là phẩm chất quý báu của con người Việt Nam. Thông qua học toán để đức tính đó được thường xuyên phát huy và ngày càng hoàn thiện.
Trong quá trình dạy học ở Tiểu học, toán là một trong những môn học giúp học sinh phát triển toàn diện. Môn toán có hệ thống kiến thức cơ bản cung cấp những kiến thức cần thiết, ứng dụng vào đời sống sinh hoạt và lao động. Những kiến thức kĩ năng toán học là công cụ cần thiết để học các môn học khác và ứng dụng trong thực tế đời sống. Toán học có khả năng to lớn trong giáo dục học sinh nhiều mặt như: phát triển tư duy lôgic, bồi dưỡng những năng lực trí tuệ ( trừu tượng hoá, khái quát hoá, phân tích, tổng hợp, chứng minh, so sánh, . . . ). Giúp học sinh biết tư duy, suy nghĩ làm việc góp phần giáo dục những phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của người lao động.
Giáo dục toán học là một bộ phận của giáo dục tiểu học. Do đó, môn Toán có nhiệm vụ góp phần vào thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu của bậc học. Đó là: trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức và kĩ năng cơ bản, cần thiết cho việc học tập tiếp hoặc đi vào cuộc sống. Giúp học sinh biết vận dụng kiến thức vào hoạt động thiết thực trong đời sống, từng bước hình thành, rèn luyện thói quen phương pháp và tác phong làm việc khoa học, phát triển hợp lí phù hợp với tâm lí của từng lứa tuổi. Tạo tiền đề cho học sinh học tốt các môn học khác.
2.2. Thực trạng.
2.2.1. Về phía giáo viên.
Đa số giáo viên đều có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình, yêu nghề. Bên cạnh đó vẫn có giáo viên không nắm được hoàn cảnh cũng như tâm lí học sinh, không nắm được lí do vì sao học sinh ngại học tính giá trị biểu thức, chưa nắm bắt được mối quan hệ của nội dung dạng toán này ở các lớp, chưa phân loại được đối tượng học sinh trong lớp để có kế hoạch phụ đạo cho học sinh chưa hoàn thành và bồi dưỡng được học sinh có khả năng hoàn thành tốt môn toán. Việc đánh giá, nhận xét học sinh chưa thường xuyên, liên tục. Chưa có hình thức thi đua, khen thưởng trong dạy học hoặc có nhưng chưa kịp thời. Việc sử dụng phương pháp dạy học còn đơn điệu, không linh hoạt. Các hình thức tổ chức dạy học chưa phong phú.
2.2.2. Về phía học sinh.
Năm học ……….., tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 3A. Với tổng số là 29 học sinh. Tất cả các em đều cùng độ tuổi và đã hoàn thành chương trình lớp 2.
Trong quá trình giảng dạy và dự giờ tôi thấy HS làm dạng bài tính giá trị biểu thức còn chưa tốt hay nhầm lẫn về cách thực hiện. Là lớp có nhiều đối tượng HS khác nhau nên phần nhiều các em đã làm bài đúng kết quả nhưng có em chưa nắm được cách làm phù hợp với từng dạng bài. Nhiều bài làm tính giá trị biểu thức cách giải chưa hợp lí. Mặt khác, các bài tính giá trị biểu thức có nhiều dạng bài. Do đó học sinh thường lúng túng khi gặp các dạng bài khác nhau, đặc biệt đối với dạng bài là biểu thức có phép tính cộng trừ nhân chia trong cùng một biểu thức, biểu thức có dấu ngoặc đơn ( ) dạng bài mới mà ở lớp 2 các em chưa được làm quen,… Học sinh còn ngại tính toán, không thích học toán tính giá trị biểu thức.
Toán 3 đã có nhiều mạch kiến thức đòi hỏi các em phải tư duy, thực hành nhiều, phải biết nhận diện đúng dạng toán thì các em mới có thể làm đúng và yêu thích môn học. Nhưng nhiều em vẫn ngại học toán vì các em cho rằng Toán khó bởi các em không hiểu. Hơn nữa chủ yếu các bài toán tính giá trị biểu thức đều phải xác định thứ tự và thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia tuy không khó như các bài toán có lời văn song dễ nhầm lẫn, hay sai.
2.2.3. Về phía phụ huynh:
Là trường Tiểu học Thị Trấn vùng miền núi thuộc huyện nghèo, đa số phụ huynh là cán bộ, công chức đều rắt con quan tâm việc học tập, giáo dục và giúp đỡ các em hoàn thành hoạt động ứng dụng (Hoạt động cần người thân giúp đỡ ở gia đình); còn số phụ huynh làm nghề nông hay đi làm ăn xa (Bản Lưỡi, Bản Trải,….) chưa quan tâm được các em do sống xa nhà hoặc không biết cách dạy bảo các em.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 153
- 1
- [product_views]
- 8
- 182
- 2
- [product_views]
- 0
- 136
- 3
- [product_views]
- 3
- 111
- 4
- [product_views]
- 8
- 186
- 5
- [product_views]
- 5
- 156
- 6
- [product_views]
- 4
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 167
- 8
- [product_views]
- 4
- 199
- 9
- [product_views]
- 8
- 134
- 10
- [product_views]