SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt phân môn Tập đọc
- Mã tài liệu: BM3060 Copy
Môn: | Tiếng việt |
Lớp: | 3 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 642 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Hà |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Hà |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt phân môn Tập đọc” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch bài học phù hợp với đối tượng học sinh.
Giải pháp 2: Giáo viên cần có kĩ năng đọc đúng, đọc hay
Giải pháp 3: Hướng dẫn, rèn cho học sinh các kĩ năng đọc văn bản.
Giải pháp 4: Sử dụng phiếu bài tập khi dạy đọc hiểu trong phân môn Tập đọc.
Giải pháp 5: Sử dụng một số hình thức trò chơi khi luyện đọc nâng cao hiệu quả giờ dạy
Giải pháp 6: Giúp học sinh thực hiện đúng tư thế khi đọc bài
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài.
Tiếng việt là một bộ môn quan trọng ở bậc tiểu học. Cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản ban đầu về Tiếng Việt, tạo cho các em năng lực sử dụng Tiếng Việt một cách có hiệu quả. Thông qua hoạt động dạy Tiếng Việt, rèn cho các khả năng tư duy và những phẩm chất đạo đức cần thiết. Tập đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, rèn luyện và phát triển ở các em kĩ năng nghe- đọc- nói và giúp học sinh tiểp nhận được tri thức của loài người, trau dồi vốn Tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tư duy mở rộng hiểu biết về cuộc sống. Bồi dưỡng cho các em tư tưởng tình cảm, tâm hồn lành mạnh, trong sáng, tình yêu cái đẹp, cái thiện, có thái độ ứng xử đúng mực trong cuộc sống. Hình thành cho học sinh ham muốn đọc sách, khả năng cảm thụ văn bản văn học, cảm thụ vẻ đẹp của Tiếng Việt. Từ đó, các em càng yêu quý và trân trọng tiếng mẹ đẻ.
Tập đọc là phân môn có vị trí đặc biệt trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học, vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng đọc một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc học đầu tiên trong trường phổ thông.
Biết đọc là con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần.Từ đây, họ biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức mối quan hệ tự nhiên, xã hội, tư duy. Đặc biệt, khi đọc các tác phẩm văn chương, con người không chỉ được thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, khơi dậy được năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như bồi dưỡng tâm hồn.
Trong khi đó, ở trường Tiểu học việc dạy đọc cho học sinh là một yêu cầu kiến thức trọng tâm của chương trình. Hầu hết học sinh đọc trơn tốt đúng yêu cầu của mục tiêu đề ra nhưng yêu cầu đọc diễn cảm chưa được như mong muốn. Các em chưa nắm chắc được công cụ hữu hiệu để lĩnh hội tri thức, tư tưởng, tình cảm của con người chứa đựng trong văn bản được đọc. Về phía giáo viên phần lớn còn một số khó khăn khi dạy Tập đọc: cần dạy bài tập đọc với giọng như thế nào cho hay, làm thế nào để sửa lỗi phát âm cho học sinh, làm thế nào để các em đọc nhanh hơn, hay hơn, làm thế nào để các em hiểu văn bản đọc … Đó chính là những băn khoăn, thắc mắc của giáo viên Tiểu học nói chung và bản thân tôi dạy lớp 3 nói riêng. Với lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt phân môn Tập đọc ” nhằm giúp việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh đạt kết quả cao hơn.
- Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài này chủ yếu giúp cho các đồng chí giáo viên, có các giải pháp để rèn kĩ năng học sinh lớp 3 học tốt phân môn Tập đọc trong trường tiểu học.
III. Đối tượng nghiên cứu:
– Nghiên cứu khái quát chương trình Tiếng Việt lớp 3.
– Nghiên cứu về một số giải pháp học tốt phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3.
– Tổng kết, rút ra một số bài học sinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu đề tài để giúp các đồng chí giáo viên có kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy bộ môn Tập đọc.
- Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Nghiên cứu tài liệu qua các đầu sách tham khảo, trên mạng Internet. Tài liệu sách, báo. Tạp chí giáo dục tiểu học.
– Phương pháp nghiên cứu để xây dựng cơ sở lí luận:
+ Điều tra tình hình thực tế học sinh trong nhà trường.
+ Thông qua dự giờ, thăm lớp, trao đổi với đồng nghiệm về những thuận lợi, khó khăn khi dạy Tập đọc.
– Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin:
+ Tổng hợp điều tra mức độ học sinh đọc bài trong các giờ học.
+ Kiểm tra việc học tập của học sinh để phân loại học lực của học sinh.
– Phương pháp thống kê, xử lý số liệu:
Sử dụng bảng biểu đối chiếu, xử lý số liệu, so sánh số liệu.
- NỘI DUNG
- Cơ sở lý luận
Nội dung sách giáo khoa được trình bày theo hướng giao tiếp và hoạt động là điều kiện tốt để định hướng cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Qua quá trình giao tiếp nhân cách học sinh được hình thành và phát triển. Các em có cơ hội tham gia hoạt động, có thái độ và kỹ năng sống, luôn tự khám phá cố gắng hoàn thiện mình. Với ý nghĩa và tầm quan trọng như vậy, nhiệm vụ của phân môn Tập đọc cần được coi trọng và đề cao. Đòi hỏi mỗi một giáo viên phải phát huy hết khả năng và năng lực của mình, có cách nhìn cách nghĩ mới. Cần phải đổi mới phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh có tư duy tiếp thu nhanh chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức, đạt hiệu quả giáo dục cao. Người thầy phải biết đưa vốn kiến thức trong sách vở trở thành vốn kiến thức riêng của từng cá thể học sinh.
Dạy tốt phân môn Tập đọc là tạo cho học sinh có một nền tảng vững chắc để học tốt môn Tiếng Việt và tất cả các môn học khác. Có đọc đúng, đọc trôi chảy mới cảm thụ được bài văn và đọc đúng sẽ hiểu tất cả các văn bản khác.
*Phân môn tập đọc ở lớp 3 có nhiệm vụ:
- Phát triển kĩ năng nghe, đọc, nói cho học sinh. Học sinh biết phát âm đúng, nghỉ hơi hợp lí, cường độ đọc vừa phải đạt yêu cầu tối thiểu 70 tiếng/ phút. Ngoài ra phải biết đọc thầm, hiểu được nghĩa của các từ ngữ trong văn cảnh, nắm được nội dung các câu, đoạn và ý nghĩa của bài. Học sinh còn biết nghe để hiểu các câu hỏi và nhận xét ý kiến của bạn.
- Trau dồi vốn Tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết của học sinh về cơ sở như:
– Làm giàu vốn từ.
– Bồi dưỡng vốn văn học ban đầu cho học sinh.
– Phát triển một số thao tác tư duy.
- Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sáng, tình yêu cái đẹp, cái thiện và thái độ ứng xử đúng mực trong cuộc sống, hứng thú đọc sách và tình yêu Tiếng Việt như:
– Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, kính trọng và biết ơn ông bà, cha mẹ.
– Xây dựng ý thức và năng lực thực hiện những phép xã giao tối thiểu.
– Hình thành ham muốn đọc sách, khả năng cảm thụ văn bản văn học, cảm thụ vẻ đẹp của Tiếng Việt, bồi dưỡng tình cảm yêu quý, trân trọng Tiếng Việt.
- Thực trạng:
* Thực trạng chung:
Việc giảng dạy phân môn tập đọc ở trường Tiểu học Đại Lộc nói chung và của giáo viên dạy khối 3 nói riêng, qua dự giờ thăm lớp, trao đổi trực tiếp với một số giáo viên cùng khối. Tôi được biết, giáo viên vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm trong dạy phân môn Tập đọc. Khi lên lớp việc sử dụng đồ dùng dạy học trong tiết Tập đọc vẫn máy móc, thiếu linh hoạt. Một số giáo viên chưa có biện pháp phù hợp luyện cho học sinh đọc to, đọc nhanh, đọc hay cũng như các cách để tổ chức hoạt động “chiếm lĩnh” nội dung văn bản được đọc, ngoài cách nói ra những điều mình hiểu biết, cảm nhận về tác phẩm. Với những hạn chế trên đã ảnh hưởng đến chất lượng dạy học Tập đọc.
* Thực trạng giáo viên.
Thực tế trong giảng dạy ở trường việc đổi mới phương pháp của giáo viên còn hạn chế mang tính hình thức. Giáo viên truyền thụ áp đặt một chiều, học sinh thụ động tiếp thu bài giảng của thầy một cách máy móc rập khuôn, không tự khám phá ra tri thức mới. Cách dạy này hiệu quả chưa cao, hạn chế tính tích cực chủ động sáng tạo của người học. Giáo viên chưa xác địmh rõ tầm quan trọng và mục đích yêu cầu của phân môn Tập đọc. Hầu như trong giờ tập đọc phần lớn giáo viên chú tâm vào việc tập cho học sinh trả lời các câu hỏi để nắm nội dung bài tập đọc, hay chỉ chú ý đến số lượng học sinh đọc mà không cần quan tâm đến việc các em đọc như thế nào? đã đúng chưa, ít hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách đọc. Nhìn chung chất lượng dạy học phân môn Tập đọc còn nhiều hạn chế. Giáo viên thiếu linh hoạt trong các phương pháp dẫn đến kỹ năng và tốc độ đọc của học sinh còn chậm. Bài soạn còn quá lệ thuộc vào sách hướng dẫn, sự sáng tạo trong các bước chuẩn bị bài chưa cao. Giáo viên đã chú trọng đồ dùng giáo cụ trực quan trong dạy học. Tuy nhiên, ngoài những đồ dùng được cấp, giáo viên chưa có sự đầu tư thời gian cho việc làm đồ dùng dạy học. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học còn hạn chế. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa hiện nay. Đối với phân môn Tập đọc đòi hỏi người giáo viên phải thay đổi căn bản về phương pháp, bỏ thói quen khi giảng bài sa vào giảng văn, ít quan tâm đến đối tượng học sinh. Đổi mới phương pháp là thiết thực và tối ưu nhất để nâng cao chất lượng.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 153
- 1
- [product_views]
- 8
- 182
- 2
- [product_views]
- 0
- 136
- 3
- [product_views]
- 3
- 111
- 4
- [product_views]
- 8
- 186
- 5
- [product_views]
- 5
- 156
- 6
- [product_views]
- 4
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 167
- 8
- [product_views]
- 4
- 199
- 9
- [product_views]
- 8
- 134
- 10
- [product_views]