SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp Ba viết đúng chính tả
- Mã tài liệu: BM3083 Copy
Môn: | Tiếng việt |
Lớp: | 3 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 724 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Mai |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Tố |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Mai |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Tố |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp Ba viết đúng chính tả” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Phân loại đối tượng học sinh
2. Luyện phát âm
3. Phân tích so sánh
4. Giải nghĩa từ
5. Giúp học sinh viết đúng chính tả qua các bài tập
6. Giúp học sinh ghi nhớ mẹo luật chính tả
7. Giúp học sinh viết dúng chính tả qua các môn học khác
8. Hướng dẫn viết và chữa bài
Mô tả sản phẩm
- PHẦN MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài
Mỗi chúng ta đã biết chính tả là phân môn đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kỹ năng rèn chữ viết, một kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở cấp tiểu học, cấp học đầu tiên trong trường phổ thông. Vì học sinh phải dùng chữ viết để học tập và giao tiếp. Đây cũng là một công cụ giúp học sinh học tốt các môn học. Qua chữ viết đúng, đẹp giáo viên bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt cho học sinh. Ngoài ra, còn bồi dưỡng cho học sinh một số đức tính và thái độ cần thiết trong công việc như: tính cẩn thận, chính xác; có óc thẩm mĩ, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm.
Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy chữ viết của học sinh Tiểu học nói chung đặc biệt là học sinh trường Tiểu học Tây Phong nói riêng, đã có sự đầu tư nên nhiều em viết chữ không chỉ đúng mà còn rất đẹp; trình bày bài viết sạch sẽ, khoa học, sáng tạo. Song bên cạnh đó vẫn còn một số em viết chưa đẹp, bài viết còn mắc nhiều lỗi chính tả, trình bày bài thiếu cẩn thận. Cụ thể hơn đối với lớp Ba tôi chủ nhiệm kĩ năng viết của các em chưa cao. Đa số học sinh hoàn thành bài viết nhưng tốc độ chưa đồng đều. Số em viết đúng, đẹp văn bản chưa nhiều. Cách trình bày bài, viết chữ sáng tạo trong một bài văn, bài thơ còn hạn chế. Một số em tốc độ viết còn chậm, trình bày bài bẩn, bài viết mắc nhiều lỗi. Viết sai nhiều ở những tiếng có âm ch/tr; n/l; x/s; d/gi thanh hỏi/ thanh ngã. Đối với giáo viên chưa thực sự mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học; hình thức tổ chức chưa được linh hoạt; sử dụng đồ dùng dạy học hiệu quả chưa cao; đôi lúc còn rập khuôn, máy móc theo sách giáo khoa, theo sách tham khảo. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho học sinh chưa chủ động, tích cực trong học tập, nên chưa nâng cao được chất lượng môn Tiếng Việt nói chung và kỹ năng viết nói riêng.
Là một giáo viên tôi nhận thấy mình cần phải làm như thế nào để nâng cao kĩ năng viết chính tả cho học sinh, giúp các em thuận lợi hơn trong quá trình học tập các môn học. Nên tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp Ba viết đúng chính tả”.
- Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
- a) Mục tiêu
Sử dụng một số biện pháp rèn kỹ năng viết qua dạy phân môn Chính tả để giúp học sinh viết đúng chính tả, viết đúng tốc độ, viết đẹp.
- b) Nhiệm vụ
Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài
Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh còn gặp khó khăn khi viết hoặc kỹ năng viết chưa tốt; đề xuất một số biện pháp, phương pháp giảng dạy để nâng cao kỹ năng viết, sự ham thích học phân môn Chính tả cho học sinh trong lớp cũng như trong khối, trong trường học nói chung.
- Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp, phương pháp dạy học, kỹ năg sư phạm nhằm rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh.
- Giới hạn của đề tài
Các biện pháp, phương pháp nâng cao kỹ năng viết cho học sinh lớp 3, trường TH Tây Phong từ năm học ………… đến nay
- Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu
– Phương pháp điều tra
– Phương pháp thống kê
– Phương pháp đàm thoại
– Phương pháp làm mẫu
– Phương pháp thực hành, luyện tập
– Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
- PHẦN NỘI DUNG
- Cơ sở lý luận
Người ta thường nói: Một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường, được học đọc, học viết. Bởi vậy vấn đề rèn luyện chữ viết cho học sinh Tiểu học là vô cùng quan trọng và cấp thiết. Ngày nay khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển thì việc viết chữ dần dần trở thành thứ yếu. Tuy nhiên, đối với giáo viên, học sinh tiểu học thì việc rèn chữ viết vẫn chiếm một vai trò rất quan trọng, bởi lẽ tiểu học đặt nền móng cơ bản cho toàn bộ quá trình học tập, rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt. Cố vấn Phạm Văn Đồng đã nói: “ Nét chữ biểu hiện nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như với thầy và bạn đọc bài vở của mình…”
Theo Sách giáo viên Tiếng Việt 3, mục tiêu của môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học nói chung và mục tiêu của phân môn Chính tả nói riêng là: hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng dùng tiếng Việt ( nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện cho học sinh các thao tác của tư duy. Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Phân môn Chính tả có nhiệm vụ cơ bản là giúp học sinh nắm vững quy tắc chính tả, rèn luyện kỹ năng viết chính tả và kỹ năng nghe. Ngoài ra, còn bồi dưỡng cho học sinh một số đức tính và thái độ cần thiết trong công việc như: tính cẩn thận, chính xác; có óc thẩm mĩ, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm. Phân môn Chính tả có một vị trí rất quan trọng ở bậc Tiểu học bởi vì bậc Tiểu học là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành kĩ năng chính tả cho học sinh. Chính tả được bố trí thành một phân môn độc lập, có tiết dạy riêng trong khi bậc trung học cơ sở không có. Phân môn Chính tả ở chương trình tiểu học nói chung và lớp 3 nói riêng có nội dung dạy học và các hình thức luyện tập cụ thể. Hình thức luyện tập có hai kiểu bài là Chính tả đoạn bài gồm Tập chép; Nghe -viết; Nhớ – viết (kiểu bài này có độ dài trên dưới 60 chữ) và Chính tả âm vần. Nội dung các bài chính tả âm vần là luyện viết đúng chữ ghi tiếng có âm, vần dễ viết sai chính tả do không nắm vững quy tắc của chữ quốc ngữ hoặc do ảnh hưởng cách phát âm phương ngữ. Người giáo viên muốn học sinh có kĩ năng viết đúng chính tả, năng lực học tập tốt thì mỗi thầy, cô giáo cần phải nhiệt tình trong công tác giảng dạy, sử dụng phương pháp dạy học phù hợp nhằm thu hút sự ham học của các em. Để từ đó các em có thói quen ham thích học phân môn chính tả cũng như các môn học khác.
- 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Trường Tiểu học Tây phong thuộc địa bàn vùng sâu, vùng xa, có 3 phân hiệu nằm cách xa nhau. Khối Ba có 4 lớp rải đều ở các phân hiệu, tổng số học sinh trên 90 em, tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số chiếm trên 30% học sinh của khối. Cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và học tương đối đầy đủ, khang trang.
Trong những năm qua việc rèn chữ viết cho học sinh toàn trường cũng như học sinh lớp Ba ở trường Tiểu học Tây Phong rất được quan tâm. Việc rèn chữ viết được thực hiện ngay từ đầu năm học. Ngoài việc kiểm tra, giúp đỡ của giáo viên còn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ Ban giám hiệu nhà trường nên nhiều năm qua số lượng học sinh tham gia dự thi chữ viết đẹp cấp trường được nâng lên, cấp huyện dự thi đủ số lượng và đạt giải cao. Để việc rèn chữ viết cho học sinh đạt hiệu quả cao hơn nữa chuyên môn nhà trường cũng như tổ chuyên môn đã tổ chức các chuyên đề nhằm nâng cao kĩ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh. Bản thân giáo viên có trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy, chịu khó tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, tài liệu, sách báo,… để nâng cao năng lực chuyên môn; có kế hoạch dạy học cụ thể, sử dụng đồ dùng dạy học thường xuyên có hiệu quả; kiên trì, nhiệt tình dẫn dắt, hướng dẫn học sinh đến nơi đến chốn qua các tiết học nói chung và tiết Chính tả nói riêng. Nhiều năm làm công tác chủ nhiệm nên bản thân nắm được tâm lý, khả năng nhận thức của học sinh từ đó thiết kế bài giảng, sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh hơn. Học sinh tin tưởng, yêu quý giáo viên. Nhìn chung các em ngoan có ý thức học tập, chữ viết tương đối rõ ràng. Một số em có chữ viết đẹp, đúng chính tả. Đa số các gia đình quan tâm đến việc học tập của con em, mua sắm đầy đủ đồ dùng học tập. Giáo viên dạy thay, giáo viên bộ môn giảng dạy nhiệt tình, có trách nhiệm rèn chữ viết cho học sinh qua các tiết học.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 153
- 1
- [product_views]
- 8
- 182
- 2
- [product_views]
- 0
- 136
- 3
- [product_views]
- 3
- 111
- 4
- [product_views]
- 8
- 186
- 5
- [product_views]
- 5
- 156
- 6
- [product_views]
- 4
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 167
- 8
- [product_views]
- 4
- 199
- 9
- [product_views]
- 8
- 134
- 10
- [product_views]