SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp Một viết đúng chính tả
- Mã tài liệu: BM1025 Copy
Môn: | Tiếng việt |
Lớp: | 1 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 472 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Lê Thị Minh Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Lê Thị Minh Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp Một viết đúng chính tả” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Giải pháp 1: Giúp học sinh hiểu nghĩa từ – ghi nhớ từ
Giải pháp 2: Dạy học sinh viết – trình bày bài chính tả
Giải pháp 3: Dạy theo nhóm đối tượng học sinh, kết hợp sử dụng một số “mẹo
luật” chính tả
Giải pháp 4: Dạy chính tả theo nguyên tắc tích hợp
Giải pháp 5: Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh.
Giải pháp 6: Thay đổi giọng đọc.
Giải pháp 7: Tổ chức “Đôi bạn giúp nhau tiến bộ”
Giải pháp 8: Chú ý tư thế ngồi và cách cầm bút
Giải pháp 9: Hướng dẫn học sinh cách chọn bút và đặt vở
Mô tả sản phẩm
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất mà còn là công cụ tư duy của một dân tộc nói chung và của các em học sinh trong nhà trường nói riêng. Ngôn ngữ đồng thời còn là một trong những yếu tố cấu thành quan trọng nhất của một nền văn hóa dân tộc, góp phần làm nên và thể hiện ra bản sắc, giá trị của nền văn hóa ấy. Là hệ thống ký hiệu bằng các con chữ và các dấu, chữ viết ghi lại ngôn ngữ âm thanh, thành tiếng của con người, giúp con người vượt qua những trở ngại về không gian và thời gian, ghi lại những kinh nghiệm ngàn đời của cha ông về tự nhiên và xã hội, sáng tạo ra các tác phẩm văn chương cho muôn đời. Chữ viết là một hệ thống ký hiệu bằng đồ hình có chức năng cố định hoá ngôn ngữ âm thanh, thay cho lời nói – chữ viết là phương tiện giao tiếp quan trọng trong cuộc sống của chúng ta nói chung và trong học tập nói riêng. “Nét chữ – Nết người”, là phản ánh ý thức rèn luyện tư duy vào óc thẩm mĩ của người viết. Chữ viết có vai trò rất quan trọng đối với con người. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “ Chữ viết là một sự biểu hiện của nết người, dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện các tính cẩn thận, tính kỷ luật và lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy đọc bài, đọc vở của mình”. Vì vậy chữ viết cần phải đúng, đẹp. Chữ viết sai chính tả hiệu quả giao tiếp sẽ giảm, gây hiểu lầm trong giao tiếp và hậu quả khó lường trước được.
Đối với nhà trường phổ thông ở Việt Nam, việc phát âm chuẩn và viết đúng chính tả có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xây dựng và rèn luyện ngôn ngữ là tiếng Việt. Môn Tiếng Việt có chức năng là rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ trong nhà trường; và mục tiêu đầu tiên của giáo dục tiểu học là rèn luyện cho học sinh kỹ năng “đọc thông viết thạo” chữ Quốc ngữ. Chính tả là một phần trong nội dung chương trình môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học. Đây là môn học có vị trí đặc biệt trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển các kỹ năng cơ bản – đó là nghe, nói, đọc, viết. Có kỹ năng chính tả thành thạo sẽ giúp cho học sinh học tập, giao tiếp và tham gia các quan hệ xã hội được thuận lợi; đồng thời việc mỗi thành viên trong xã hội (trong đó có học sinh) phát âm chuẩn và viết đúng chính tả sẽ góp phần giữ gìn sự trong sáng và thống nhất của Tiếng Việt.
Ở lớp Một, chính tả bắt đầu từ phần luyện tập tổng hợp. Các kỹ năng chính tả ở lớp Một là:
– Điền vần, điền chữ ghi phụ âm đầu.
– Tập chép (khuyến khích viết chữ hoa).
– Nghe – viết ( khuyến khích viết chữ hoa).
– Trả lời câu hỏi trong mục câu hỏi và bài tập .
Ở lớp Một, chủ yếu vẫn là kỹ năng: xác định vần, âm đầu và tập chép, kỹ năng nghe – viết chỉ được yêu cầu 3/22 bài chính tả ở lớp Một.
Như vậy, nhìn chung, chính tả lớp Một vẫn là giúp học sinh tập viết và
luyện đọc cho chính xác, không có ý đánh đố các em về cách viết chữ.
Trong những năm gần đây, phong trào “Giữ vở sạch, viết chữ đẹp” ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Hậu Lộc nói chung và trường Tiểu học Hưng Lộc 2 nói riêng đang được quan tâm và gặt hái được những thành công đáng kể. Tất cả giáo viên và học sinh đều chú trọng tham gia nhiệt tình với quyết tâm cao. Đó chính là động lực giúp giáo viên và học sinh thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đề ra “Giáo dục con người toàn diện”.
Học sinh lớp Một – lớp học đầu tiên của bậc Tiểu học. Khả năng tư duy của các em còn rất hạn chế. Trong suốt quá trình học từ tuần 1 đến tuần 24 học sinh mới được học vần (môn Tiếng Việt), học sinh đọc, viết vần, từ theo cỡ chữ vừa sang tuần 25, học sinh được học Tiếng Việt với nội dung tổng hợp trong đó có phân môn chính tả. Ở đây, yêu cầu từ sự hiểu biết, từ thói quen có được trong phần học vần, trong các môn học khác, học sinh phải chuyển từ viết chữ cỡ chữ vừa sang cỡ chữ nhỏ để chép và viết chính tả. Vì thế, các em thường lúng túng trong khi viết, khi trình bày bài, chữ viết không đều, không đúng cỡ và mắc nhiều lỗi chính tả, chất lượng chữ viết chưa thực sự cao.
Vậy, làm như thế nào để nâng cao chất lượng phân môn chính tả cho học sinh lớp Một? Đó cũng chính là lí do khiến tôi chọn đề tài này: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp Một viết đúng chính tả”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
– Nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp Một nhằm nâng cao chất lượng chữ viết cũng như cách trình bày bài cho học sinh ngay từ những năm học đầu cấp học.
– Đề xuất một số kinh nghiệm trong việc rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp Một để các bạn đồng nghiệp tham khảo và vận dụng trong quá trình dạy học nói chung và dạy học sinh lớp Một nói riêng.
– Phạm vi sử dụng: Sáng kiến này được vận dụng vào tất cả các giờ học chính tả ở lớp Một và có thể vận dụng trong phân môn chính tả ở các lớp học trên (các biện pháp 1, 3, 4, 5, 7, 8, 9).
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
– Kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp Một
– Học sinh lớp 1A trường Tiểu học Hưng Lộc 2 năm học: ………..
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp điều tra. (Dự giờ, đối chiếu. …)
– Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
– Phương pháp thực nghiệm khoa học giáo dục.
– Phương pháp nghiên cứu sản phẩm.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
Sáng kiến này bản thân đã vận dụng trong năm học ………..và đã thu được những kết quả đáng kể. Song qua quá trình trực tiếp giảng dạy và kinh nghiệm của bản thân, tôi thấy để chất lượng chữ viết của học sinh nói chung và học sinh lớp Một nói riêng ngày một được nâng lên. Trong năm học này, tôi đã bổ sung vào sáng kiến một số nội dung sau:
– Giải pháp 9: Hướng dẫn học sinh cách chọn bút và đặt vở
– Một số hình ảnh minh họa về: Bài viết mẫu của giáo viên; bài viết của học
sinh; tư thế ngồi viết của học sinh.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Như chúng ta đã biết, mỗi một dân tộc, một quốc gia đều có một ngôn ngữ riêng, một tiếng nói riêng. Tiếng Việt là ngôn ngữ được thống nhất trên toàn đất nước ta. Để giữ gìn và phát triển vốn chữ viết của Tiếng Việt thì nhà trường đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển ngôn ngữ cả một quốc gia trong một giai đoạn xã hội – lịch sử nhất định, là nơi thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo ở mỗi cấp học, bậc học. Trong đó dạy chính tả ở tiểu học là một trong những nội dung đang được quan tâm nhằm nâng cao chất lượng của môn Tiếng Việt trong nhà trường. Thông qua việc học chính tả mà các em nắm được quy tắc chính tả và hình thành những kỹ năng, kỹ xảo về chính tả. Từ đó, mà
nâng cao dần tình cảm quý trọng tiếng mẹ đẻ và nền văn học dân tộc.
* Tình hình lớp:
Năm học ………..tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 1A. Lớp có 30 em trong đó có 13 em nữ và 17 em nam. Đa phần là con gia đình ngư nghiệp, nông nghiệp và có một bộ phận là lao động tự do.
* Thuận lợi:
Học sinh còn nhỏ nên các em đều biết nghe lời cô giáo, luôn luôn làm theo những gì cô giáo hướng dẫn.
– Có môi trường cho các em học tập tốt, cơ sở vật chất tương đối đầy đủ.
– Các em nhìn chung đều có ý thức học tập tốt, có tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.
* Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi thì vẫn còn những khó khăn như sau:
– Học sinh lớp Một còn rất non nớt, các em sống trong những gia đình có hoàn cảnh khác nhau, nếp sống khác nhau như: có em mồ côi, có em bố mẹ lại đi làm ăn xa… nên nhận thức và nếp sống cũng khác nhau và các em chưa thật sự được quan tâm đến việc học. Đặc biệt tư duy trẻ lớp Một cũng rất cụ thể cảm tính. Các em rất ham hiểu biết, thích bắt chước, hiếu động chưa biết tập trung lâu sự chú ý vào một cái gì đó. Năm đầu tiên của đời học sinh, trẻ rất bỡ ngỡ với việc chuyển hoạt động chủ đạo từ chơi sang hoạt động học tập, đặc biệt rất dễ xúc động với các yêu cầu và quy tắc của trường học.
– Hưng Lộc là một xã ven biển của Hậu Lộc. Người dân nơi đây ảnh hưởng của phương ngữ rất lớn. Chính vì thế hiện tượng học sinh phát âm sai dẫn đến viết sai khá phổ biến
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
* Thực trạng:
Qua thực tế giảng dạy lớp Một, qua tìm hiểu học sinh tôi thấy:
– Học sinh lớp Một viết chính tả nhìn chung đảm bảo tốc độ viết chữ theo qui định.
– Có nhiều học sinh viết bài sạch sẽ, trình bày đẹp chất lượng về vở sạch
chữ đẹp đều đạt kết quả cao trong các đợt kiểm tra.
Song bên cạnh đó, giáo viên và học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn trong giờ học chính tả. Cụ thể:
+ Học sinh còn viết sai nhiều về độ cao các con chữ (đặc biệt là ở những bài chính tả đầu tiên), nét chữ chưa chuẩn, sai cách ghi dấu thanh.
+ Do ảnh hưởng của phương ngữ: l- n, ch – tr, s – x… nên khi viết chính tả hay mắc lỗi.
+ Một số học sinh chưa nắm chắc qui tắc chính tả: ng – ngh, g – gh, c – k nên khi gặp bài chính tả nghe – viết, học sinh dễ viết sai.
+ Trong các buổi học, học sinh thường viết chính tả đẹp và đúng hơn khi làm bài kiểm tra trong các lần kiểm tra định kì.
+ Học sinh không biết cách trình bày một bài viết chính tả (đoạn văn, đoạn thơ hay bài thơ). Đặc biệt với bài thơ viết theo thể lục bát hoặc viết chính tả tập chép, học sinh nhìn bài “mẫu” của giáo viên để chép và khi thấy giáo viên xuống dòng ở chữ nào thì học sinh cũng xuống dòng ở chữ đó (vì học sinh chưa hiểu bản chất của vấn đề).
Ví dụ: Dạy bài chính tả tập chép “ Trường em”
Bài viết bảng của giáo viên:
+ Bài viết vở của học sinh:
* Kết quả của thực trạng:
Với thực trạng như đã nêu trên, ngay từ bài viết chính tả đầu tiên bài “Trường em” tôi đã tiến hành khảo sát và thu được kết quả như sau:
Tổng số học sinh
Trình bày đúng, đẹp
Trình bày đúng, nhưng chưa đẹp
Trình bày chưa đúng
SL
%
SL
%
SL
%
30
8
26,6
11
36,7
11
36,7
Riêng về trình bày:
Tổng số học sinh
Viết đúng, viết đẹp
Viết đúng nhưng chưa đẹp
Viết còn sai một vài lỗi
Viết còn sai nhiều lỗi
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
30
6
20,0
10
33,3
8
26,7
6
20,0
Trước vấn đề trên, tôi đã tìm hiểu, suy nghĩ kết hợp với sự tiếp thu ý kiến của đồng nghiệp, cuối cùng tôi xin đưa ra ý kiến của mình về“ Một số biện pháp giúp học sinh lớp Một viết đúng chính tả” mà tôi đã thực hiện và cảm thấy có hiệu quả.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Giải pháp 1: Giúp học sinh hiểu nghĩa từ – ghi nhớ từ
Là giáo viên giảng dạy lớp Một, tôi luôn chú trọng yếu tố này. Ngay từ các bài học vần, tôi luôn giải nghĩa từ khoá từ áp dụng trong các bài học vần qua tranh ảnh mô hình, lời giải thích giúp học sinh hiểu nghĩa từ, hiểu câu, đồng thời tôi đưa từ, câu văn vào văn cảnh cụ thể để học sinh dễ dàng hiểu từ, hiểu câu và hiểu sâu hơn (Phần luyện nói, đoạn ứng dụng), từ đó có cách đọc đúng, viết đúng.
Bài viết chính tả phần lớn là viết lại một phần nội dung bài tập đọc đã học. Vì vậy, để học sinh viết tốt các bài chính tả thì ngay các tiết học tập đọc, giáo viên cần cho học sinh hiểu nghĩa từ trong bài đọc, hiểu câu, hiểu nội dung cơ bản của bài đọc. Trước khi viết bài chính tả, giáo viên gợi ý, hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài viết. như vậy, khi viết chính tả, học sinh bắt đầu đã có vốn từ, nắm được nội dung bài, học sinh sẽ tự đọc – phân tích – viết đúng, đặc biệt là những tiếng, từ viết khó, hạn chế sự mắc lỗi.
Giải pháp 2: Dạy học sinh viết – trình bày bài chính tả
Từ tuần 25 học sinh lớp Một bắt đầu viết chính tả. Giai đoạn này học sinh vừa luyện chữ cỡ vừa và bắt đầu học phân môn chính tả. Như vậy, học sinh lớp Một không có một tiết học riêng nào và cũng chưa có lần nào để làm quen với cách viết các chữ theo cỡ chữ nhỏ trước khi các em viết bài chính tả. Do đó học sinh thường lúng túng khi viết chính tả như:
+ Không biết cách trình bày bài viết.
+ Chưa nắm được độ cao từng con chữ.
Vậy, cần phải làm gì giúp các em khỏi bị lúng túng khi viết chính tả, đặc biệt ở những bài đầu ở của phân môn chính tả ?
Với học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp Một, các em “nói đấy”, “nghe đấy” rồi cũng “quên ngay đấy”. Nếu như các em không được làm quen, được nhắc nhở thường xuyên thì các em sẽ không biết làm, nếu có làm thì dễ bị sai, bị nhầm lẫn và không tránh khỏi lúng túng. Với lớp tôi, tôi đã thực hiện như sau:
a) Giới thiệu chữ viết thường cỡ nhỏ:
+ Sau khi học sinh đã được làm quen, thực hành viết các chữ cái, học sinh
đã nắm được cấu tạo con chữ, độ cao, độ rộng của từng con chữ cũng như kĩ thuật viết từng con chữ cỡ vừa. Khi chuyển sang phần vần, từ tuần 15, trong những giờ luyện Tiếng Việt, tôi “giới thiệu” với học sinh các con chữ trong vần hôm đó ôn luyện theo cỡ chữ nhỏ theo hình thức “đưa chữ mẫu viết theo cỡ chữ nhỏ để giới thiệu” với mục đích chủ yếu để học sinh có sự nhận biết ban đầu về độ cao, độ rộng của từng con chữ theo cỡ chữ nhỏ.
Ví dụ: Luyện đọc bài 72: ut- ưt ( Tiếng Việt 1-tập 1 ). Trong bài này tôi giới thiệu cho học sinh con chữ “u. ư”, viết theo cỡ chữ nhỏ có độ cao 1 đơn vị, con chữ “t” cao 1,5 đơn vị. Trong một số tiết luyện Tiếng Việt sau khi có vần
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 102
- 1
- [product_views]
- 5
- 172
- 2
- [product_views]
- 2
- 184
- 3
- [product_views]
- 8
- 129
- 4
- [product_views]
- 0
- 151
- 5
- [product_views]
- 7
- 100
- 6
- [product_views]
- 6
- 160
- 7
- [product_views]
- 7
- 151
- 8
- [product_views]
300.000 ₫
- 4
- 178
- 9
- [product_views]
300.000 ₫
- 5
- 193
- 10
- [product_views]