SKKN Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp một
- Mã tài liệu: BM1048 Copy
Môn: | Tiếng việt |
Lớp: | 1 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 2182 |
Lượt tải: | 19 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Lương Văn Can |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Lương Văn Can |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp một” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Quan tâm hướng dẫn việc chuẩn bị và sử dụng đồ dùng học tập của học sinh
2. Xây dựng nền nếp học tập cho học sinh ở hai tuần học đầu tiên
3. Sử dụng các phương tiện trực quan khi hướng dẫn học sinh tập viết
4. Hướng dẫn học sinh trong quá trình tập viết, lưu ý khắc sâu ở những chỗ học sinh thường gặp khó khăn
5. Hướng dẫn học sinh viết chữ viết hoa
6. Đánh giá bài viết của học sinh
7. Hướng dẫn học sinh trình bày bài viết trên vở ô li
8. Quan tâm động viên học sinh rèn chữ và chú ý đến các đối tượng học sinh trong lớp
Mô tả sản phẩm
LỜI NÓI ĐẦU
Chữ viết là một công cụ dùng để giao tiếp và trao đổi thông tin, là phương tiện để ghi chép và tiếp nhận tri thức văn hóa, khoa học và đời sống… Do vậy, ở trường Tiểu học, việc dạy học sinh biết chữ và từng bước làm chủ công cụ chữ viết để phục vụ cho học tập và giao tiếp là yêu cầu quan trọng hàng đầu của môn Tiếng Việt.
Vấn đề chữ viết và dạy viết chữ được cả xã hội quan tâm. Học sinh viết đúng, rõ ràng, đẹp, nhanh sẽ giúp cho các em có điều kiện ghi chép bài của tất cả các môn học khác tốt hơn. Chữ viết còn là biểu hiện của nết người. Việc rèn luyện kĩ năng viết được, viết đúng, viết đẹp, viết nhanh cho học sinh lớp 1 là nền tảng, là cơ sở để các em tiếp tục rèn luyện chữ viết ở các lớp trên.
Trong quá trình giảng dạy, có nhiều giáo viên đã không ngừng cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng chữ viết của học sinh. Thế nhưng qua quan sát tập vở và bài viết của học sinh từ nhiều năm nay, tôi nhận thấy chữ viết của nhiều học sinh còn chưa đạt yêu cầu. Các em viết chưa đúng mẫu chữ viết, chữ viết không rõ ràng, viết thiếu dấu, thiếu nét, đặt dấu thanh tùy tiện, trình bày bẩn,… Điều này không chỉ thể hiện chất lượng của riêng bài tập viết mà còn ảnh hưởng đến chất lượng học tập các môn học khác của học sinh.
Năm học ………, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp Một” và đã vận dụng có hiệu quả ở lớp mình phụ trách. Năm học ………, tôi lại được phân công giảng dạy lớp 1. Với thực trạng về chữ viết của học sinh chưa được như mong muốn, tôi ý thức được tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng viết cho học sinh ngay từ lớp học nền tảng này. Vì thế, tôi tiếp tục chọn đề tài: “Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp Một” để vận dụng thực hiện ở lớp 1B, Trường Tiểu học Kiến Bình. Do năm học ……… là năm học đầu tiên trường tôi thực hiện giảng dạy chương trình Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục nên tôi có nghiên cứu điều chỉnh, cải tiến và bổ sung một số giải pháp nhằm phù hợp hơn với tình hình thực tế, góp phần nâng cao chất lượng chữ viết của học sinh.
Tôi nghĩ nâng cao chất lượng chữ viết của học sinh là đề tài có nhiều giáo viên cũng như nhà giáo dục quan tâm. Tuy nhiên, ở từng khối lớp, từng địa phương có điều kiện phục vụ cho việc dạy và học khác nhau sẽ có những giải pháp và vận dụng thực hiện khác nhau. Ở đề tài này, tôi chỉ nghiên cứu và đề xuất những giải pháp góp phần giúp học sinh lớp 1 rèn luyện chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp, bồi dưỡng cho các em tính cẩn thận, tôn trọng chữ viết của mình, làm nền tảng để các em tiếp tục rèn luyện chữ viết ở lớp trên.
Phần I: THỰC TRẠNG
Qua nhiều năm quan tâm và theo dõi chất lượng chữ viết của học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 1 ở Trường Tiểu học Kiến Bình, tôi nhận thấy về cơ bản học sinh biết cách viết chữ ghi âm Tiếng Việt, nắm được quy trình viết chữ, biết nối nét các chữ ghi vần, ghi tiếng, tốc độ viết đa số đạt yêu cầu.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn không ít học sinh có chữ viết chưa đúng theo mẫu, chưa rõ ràng, chưa đẹp, trình bày dơ, hay gạch xóa chữ. Một số lỗi về chữ viết mà các em học sinh lớp 1 thường mắc phải phổ biến như:
– Chữ viết không đúng về cỡ chữ, về độ cao, độ rộng, khoảng cách giữa các con chữ có khi hẹp quá, có khi rộng quá làm cho chữ không đẹp hoặc không rõ nét.
– Một số chữ viết chưa thể hiện đúng, đủ các nét theo mẫu như: những chữ u, i, t,… thiếu nét hất; kết thúc các nét móc những chữ a, d, n,… chưa đúng; điểm giao nhau của các nét khuyết chưa chính xác. Trong một chữ cái, có khi nét này đúng nhưng nét kia lại không đúng về độ cao.
– Chữ viết có dấu phụ và dấu thanh chưa hợp lí: thường các em viết các dấu phụ ở những chữ cái ơ, ư to quá. Một số em đặt dấu thanh không đúng vị trí chữ ghi âm chính, dấu thanh đặt quá xa chữ hoặc chạm vào chữ, dấu thanh to so với cỡ chữ,…
– Chữ viết thể hiện các nét chưa ngay ngắn, có lúc nét thẳng đứng, có lúc nét nghiêng trái hoặc nghiêng phải tùy tiện.
– Học sinh còn lúng túng khi trình bày bài viết ở chữ cỡ nhỏ: viết một dòng, bỏ một dòng trong vở ô li; trình bày không cân đối tên phân môn, tên bài học; kẻ hàng trong vở không ngay ngắn.
– Học sinh viết được các chữ viết hoa nhưng chưa đúng các nét theo mẫu. Các em thường viết chưa đạt ở những chỗ uốn lượn của các nét; độ rộng, độ cao của chữ cũng không đều nhau.
Điều tra về kết quả xếp loại vở sạch chữ đẹp của học sinh lớp 1B, Trường Tiểu học Kiến Bình ở những năm qua vào thời điểm cuối năm học, tôi thống
kê như sau: (Chỉ thống kê phần xếp loại chữ đẹp)Như vậy, khi chưa vận dụng đề tài này, năm học ………, ở lớp 1B, số học sinh có chữ viết xếp loại C là 17,7%; kiểm tra môn Tiếng Việt phần viết ở cuối năm, số bài điểm dưới 5 chiếm 11,8%. Năm học ………, số học sinh có chữ viết xếp loại C là 18,8%; kiểm tra môn Tiếng Việt phần viết ở cuối năm, số bài điểm dưới 5 chiếm 6,3%.
Từ bảng thống kê trên cho thấy số học sinh viết chưa đạt yêu cầu không nhiều hơn so với số học sinh viết đúng, viết đạt nhưng nếu chữ viết của các em không đúng, không rõ ràng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng những môn học khác cũng như kết quả rèn luyện chữ viết sau này của các em ở các lớp trên.
Qua tìm hiểu và quan sát học sinh từ thực tế giảng dạy, tôi nhận định thực trạng về chữ viết của học sinh là do các nguyên nhân:
– Giáo viên còn ít chú trọng đến việc rèn chữ viết cho học sinh. Do chương trình của môn Tiếng Việt 1- Công nghệ giáo dục có một số bài nội dung hơi nhiều, mỗi bài học phải theo quy trình bốn việc, có đôi lúc giáo viên còn chú trọng nhiều hơn ở việc 1 và việc 3, giúp học sinh chiếm lĩnh ngữ âm và luyện đọc. Phần việc 2 và việc 4 giáo viên còn hối thúc học sinh viết nhanh để hoàn thành bài viết cho kịp thời gian của tiết dạy. Vì vậy, giáo viên cũng chưa quan tâm uốn nắn, sửa sai tỉ mỉ cho học sinh khi các em luyện viết. Trong quá trình dạy học, giáo viên còn hướng dẫn chung chung, chưa phân loại đối tượng học sinh để đặt ra yêu cầu rèn luyện phù hợp. Đôi khi giáo viên viết chữ cũng chưa chân phương nên chưa đáp ứng được yêu cầu trực quan cho học sinh. Khi hướng dẫn viết chữ, có lúc giáo viên cũng ngại kẻ ô li trên bảng lớp vì mất thời gian, giáo viên chỉ viết mẫu “độ chừng” làm cho học sinh không nắm chắc vị trí đặt bút, dừng bút, độ cao chữ,… Giáo viên cũng chưa chú trọng hướng dẫn học sinh ở giai đoạn chuyển từ chữ cỡ vừa sang chữ cỡ nhỏ vì nghĩ học sinh đã viết được chữ rồi. Do đó, học sinh dễ bị lẫn lộn về độ cao của các nét trong một chữ cái.
– Học sinh chưa nắm vững các nét cơ bản, quy trình viết chữ cái, cách viết nối nét giữa các chữ cái trong chữ ghi tiếng. Bên cạnh một số học sinh ham học, thích viết vẫn còn không ít học sinh chưa tập trung chú ý nghe cô hướng dẫn, không quan tâm chữ viết của mình đẹp hay xấu mà chỉ muốn viết nhanh để lấy “thành tích” với bạn. Mặt khác, tâm lí học sinh lớp 1 chóng nhớ mau quên, nếu không được rèn luyện thường xuyên và uốn nắn tỉ mỉ, các em sẽ không nhớ quy trình viết cũng như cấu tạo chữ. Đặc biệt, với những chữ cái viết hoa, học sinh ít được ứng dụng luyện viết hơn các chữ cái viết thường nên có khi các em còn lẫn lộn, không nhớ mẫu chữ hoặc quy trình viết.
– Phụ huynh học sinh chưa chuẩn bị chu đáo về dụng cụ học tập cho con em như bảng con, phấn, bông lau, bút chì, bút mực, gôm,… Chất lượng giấy vở, bút, bảng con cũng ảnh hưởng rất lớn đến chữ viết của học sinh. Có khi đầu năm phụ huynh mua đầy đủ dụng cụ học tập theo yêu cầu nhưng trong thời gian học tập, phụ huynh thiếu quan tâm, kiểm tra nên xảy ra trường hợp học sinh quên mang dụng cụ học tập, bút nghẹt mực, bảng con bị trơn nhẵn hoặc bị gãy,… làm cho các em không có dụng cụ thực hành luyện viết ở lớp. Phụ huynh học sinh cũng thiếu sự phối hợp với giáo viên để cùng đánh giá động viên bài viết của con em mình.
Từ những thực trạng nêu trên, bản thân tôi đã nghiên cứu, tìm những giải pháp cụ thể nhằm giúp học sinh trong việc rèn luyện chữ viết đạt kết quả tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng chữ viết nói riêng và chất lượng học tập các môn học nói chung ở lớp mình phụ trách.
Phần II: GIẢI PHÁP
1. Quan tâm hướng dẫn việc chuẩn bị và sử dụng đồ dùng học tập của học sinh:
Chất lượng chữ viết của học sinh có sự tác động rất lớn của yếu tố khách quan như các phương tiện phục vụ cho việc dạy và học tập viết. Do vậy, muốn rèn cho học sinh viết chữ rõ ràng, sạch đẹp, tôi đã quan tâm đến việc chuẩn bị và hướng dẫn sử dụng đồ dùng học tập của học sinh.
Đầu năm học, ngay sau khi thu nhận học sinh lớp 1, tôi chủ động họp phụ huynh học sinh sớm để hướng dẫn phụ huynh học sinh chuẩn bị dụng cụ học tập cho con em. Tôi chọn và đưa ra một số loại vở, bút, bảng con để phụ huynh tham khảo. Tôi phân tích những ưu điểm, hạn chế của một số loại vở, bút để phụ huynh so sánh, cân nhắc khi lựa chọn đồ dùng học tập cho con em mình.
Bảng con là công cụ thực hành tiện lợi và hiệu quả nhất với học sinh. Các em sẽ chuyển biểu tượng chữ viết trong đầu thành sản phẩm nhìn thấy và đánh giá được. Viết chữ trên bảng con, học sinh dễ điều chỉnh, sửa chữa những chỗ chưa đạt của chữ viết, giáo viên cũng dễ dàng nắm thông tin phản hồi trong quá trình dạy tập viết để kịp thời xử lí, uốn nắn.
Tôi yêu cầu học sinh cả lớp mua bảng con giống nhau để thuận tiện trong việc hướng dẫn đồng loạt cả lớp. Tôi gợi ý phụ huynh nên chọn bảng Thiên Long vừa phổ biến dễ tìm mua, vừa phù hợp túi tiền người dân vùng nông thôn. Bảng có bề mặt nhám vừa phải, một mặt có dòng kẻ li nhỏ, đồng dạng với dòng kẻ li trong vở Em tập viết, mặt này tôi hướng dẫn học sinh sử dụng khi viết chữ cỡ vừa. Mặt kia có kẻ ô vuông to hơn và đều nhau, học sinh dùng để luyện viết chữ cỡ nhỏ.
Học sinh sử dụng bảng con một thời gian, các đường kẻ trên bảng sẽ mờ
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 102
- 1
- [product_views]
- 5
- 172
- 2
- [product_views]
- 2
- 184
- 3
- [product_views]
- 8
- 129
- 4
- [product_views]
- 0
- 151
- 5
- [product_views]
- 7
- 100
- 6
- [product_views]
- 6
- 160
- 7
- [product_views]
- 7
- 151
- 8
- [product_views]
300.000 ₫
- 4
- 178
- 9
- [product_views]
300.000 ₫
- 5
- 193
- 10
- [product_views]