SKKN Một số biện pháp hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của từ trong giờ học vần ở lớp 1
- Mã tài liệu: BM1020 Copy
Môn: | Tiếng việt |
Lớp: | 1 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 825 |
Lượt tải: | 14 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Huyên |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Huyên |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của từ trong giờ học vần ở lớp 1” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Biện pháp thứ nhất: Nghiên cứu, tham khảo tài liệu
2. Biện pháp thứ 2: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị các điều kiện(tranh ảnh, đồ
dùng học tập, câu hỏi..) và tâm thế để học bài mới.
3. Biện pháp thứ 3: Khai thác, sử dụng đồ dùng dạy học sẵn có để giải nghĩa từ
4. Biện pháp thứ 4: Khai thác, sử dụng các đồ dùng dạy học trực quan trên mạng
5. Biện pháp thứ 5: Tổ chức cho học sinh tham quan và trải nghiệm thực tế để
hiểu nghĩa từ
Mô tả sản phẩm
A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài:
Để đáp ứng mục tiêu giáo dục đào tạo của nước ta, giáo dục Tiểu học đang đổi mới toàn diện và đồng bộ, góp phần đào tạo những con người có tính chủ động – sáng tạo, linh hoạt – con người trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đai hoá của thế kỷ 21. Đổi mới phương pháp dạy học là rất quan trọng vì hoạt động chủ yếu trong nhà trường là hoạt động dạy và học.
Đổi mới phương pháp dạy học có nghĩa là lấy học sinh làm trung tâm theo phương thức là dạy học tạo sự phát triển tự nhiên, lấy kỹ năng phương pháp làm mục đích của sự lên lớp. Thầy là người tổ chức, hướng dẫn, trò là người hoạt động, tìm tòi và chiếm lĩnh kiến thức.
Học sinh Tiểu học được giáo dục toàn diện. Mỗi môn học đều có một đặc điểm riêng mà giáo viên phải đào sâu suy nghĩ để tìm ra phương pháp dạy học đạt hiệu quả cao.
Học vần là môn học khởi đầu giúp trẻ chiếm lĩnh một công cụ mới để sử dụng trong học tập và giao tiếp, đó là chữ viết. Thông qua việc học chữ, trẻ lớp 1 được tiếp thu những kiến thức rất cơ bản về con người và thế giới xung quanh.
Trong giai đoạn học vần, đơn vị ngôn ngữ cung cấp cho học sinh chủ yếu là từ. Việc dạy học cho học sinh hiểu nội dung ý nghĩa của từ có trong bài là quan trọng. Dạy học vần cần đảm bảo nguyên tắc dạy chữ gắn với dạy nghĩa lấy đơn vị tiếng, từ ngữ làm đơn vị trung tâm, đảm bảo cho học sinh hiểu được những gì mình đọc, viết, nói. Nếu học sinh chỉ đánh vần từng chữ một cách máy móc, không biết đến ý nghĩa của từ, của câu thì kết quả học tập rất hạn chế.
Dạy học vần cần đặc biệt quan tâm đến yêu cầu giáo dục tư tưởng. Qua từng bài học, giáo viên giúp các em có vốn hiểu biết ban đầu về quê hương đất nước và bồi dưỡng cho các em tình cảm yêu quê hương của mình.
Phân môn học vần ở Tiểu học chỉ có ở lớp Một. Phân môn này giúp truyền thụ cho học sinh những kiến thức cơ bản về cách đọc, viết trên cơ sở phát triển và hoàn thiện toàn diện các kĩ năng khác (nghe và nói)
Phân môn tập đọc đối với lớp Một chính là giai đoạn sau học chữ: Là những câu, đoạn về thiên nhiên, đất nước, gia đình, trường học, so với các lớp trên thì ở lớp Một ngữ liệu có cách diễn đạt trong sáng, dễ hiểu, có tác dụng giáo dục giá trị nhân văn và cung cấp cho học sinh những hiểu biết về cuộc sống và kiến thức học ở lớp trên. Để học tốt phân môn tập đọc lớp 1và các phân môn khác của môn Tiếng Việt ở các lớp trên thì trước hết học sinh phải học tốt phân môn Học vần, mà trong đó việc học sinh hiểu nghĩa từ là rất quan trọng, đó chính là nền tảng, gốc rễ của việc học môn Tiếng Việt hiệu quả. Trong thực tế, học sinh lớp 1 chưa hiểu rõ nghĩa của từ mới. Việc hiểu nghĩa từ mới đối với các em là khó vì các em còn bé, vốn hiểu biết, vốn từ chưa nhiều, nói câu còn chưa rõ nghĩa. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc giúp học sinh hiểu nghĩa từ, ngay từ khi được phân công giảng dạy lớp Một, tôi đã đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của từ trong giờ học vần ở lớp 1”.
II. Mục đích nghiên cứu:
1. Nghiên cứu SGK để nắm được nội dung chương trình, trên cơ sở lí luận thực tiễn, phân tích những ưu điểm, tồn tại để tìm ra những biện pháp, giải pháp hữu ích nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy học sinh tìm hiểu nghĩa của từ trong giờ học vần.
2. Tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân dẫn đến những sai lầm của học sinh khi tìm hiểu nghĩa của từ.
3. Đề xuất một số biện pháp giúp học sinh hiểu nghĩa từ trong giờ Học vần ở lớp Một.
III. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu một số biện pháp hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của từ trong giờ học vần lớp Một.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện mục đích đề ra của sáng kiến này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
Nghiên cứu, tham khảo tài liệu.
Hướng dẫn chuẩn bị của học sinh.
Sử dụng đồ dùng dạy học.
Khai thác trên mạng.
Tham quan và trải nghiệm thực tế.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Mục tiêu của việc giải nghĩa từ cho học sinh lớp 1 là:
1. Cung cấp cho học sinh một số kiến thức về sử dụng đồ dùng học tập để tìm hiểu nghĩa từ.
– Qua kênh hình, tranh ảnh, để học sinh hiểu được nghĩa của các từ khoá, từ ứng dụng, từ trong câu ứng dụng.
2. Bước đầu rèn luyện hình thành các kỹ năng:
– Quan sát kênh hình, tranh ảnh, … để tìm kiếm sưu tầm các tư liệu ở các nguồn khác nhau.
– Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giải đáp
– Mô tả được nghĩa các từ qua tư liệu.
– Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống.
3. Góp phần bồi dưỡng và giáo dục tư tưởng, hướng học sinh đến với cái hay, cái đẹp nhằm đạt mục tiêu giáo dục học sinh phát triển toàn diện cả về trí lực và đạo đức.
– Ham học hỏi, tìm hiểu.
– Tôn trọng và yêu quý Tiếng Việt
Để đạt được các mục tiêu trên, người giáo viên phải có các biện pháp phù hợp để hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa của từ.
II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
1. Một số đặc điểm dạy học Học vần ở lớp 1D trường Tiểu học Lê Văn Tám.
Lớp 1D gồm: 38 học sinh (Nam: 18 em, Nữ: 20 em)
a) Thuận lợi:
– Phòng học có đủ ánh sáng, quạt mát, có bảng chống lóa, sân chơi rộng rãi.
– Có một số tranh ảnh, đồ dùng đã được nhà trường trang bị phù hợp với nội dung bài học. Nhà trường có máy tính xách tay, máy chiếu đa năng.
– Phần lớn phụ huynh quan tâm đến các em học sinh.
– Hầu hết các em học sinh được qua lớp mẫu giáo.
b) Khó khăn:
– Các em học sinh khi bước vào lớp Một gặp rất nhiều khó khăn và bỡ ngỡ trong việc tiếp thu kiến thức. Vì ở mẫu giáo hoạt động chủ yếu của các em là vui chơi còn khi bước vào lớp Mộ thì hoạt động chủ đạo là học tập nên còn một số em chưa bắt nhịp được với bài học và hiểu được nghĩa từ là một thách thức với học sinh.
– Trong lớp có một số em hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố mẹ đi làm xa không có điều kiện để quan tâm, nhắc nhở thường xuyên tới các em.
– Còn một vài em không đi học mẫu giáo điều này thực sự khó khăn cho việc giảng dạy của giáo viên. Vì với các em này ý thức kỷ luật, vốn từ của các em còn hạn chế. Các em nhút nhát, thiếu tự tin khi giao tiếp với mọi người.
2. Thực trạng của việc sử dụng đồ dùng dạy học để tìm hiểu nghĩa của từ ở phân môn học vần
Như tôi đã phân tích ở trên, phân môn học vần chỉ có ở lớp Một và người giáo viên phải giúp các em học sinh hiểu được nghĩa của từ ngay từ bài học đầu qua mối liên hệ với chữ cái với tiếng chỉ đồ vật, sự vật. Tuy vậy, do tiết học chỉ có 40 phút mà khả năng tiếp thu bài và trình độ ban đầu của các em là khác nhau. Điều này hạn chế khả năng truyền thụ kiến thức của giáo viên và lĩnh hội kiến thức của học sinh dẫn đến việc học sinh thì đọc chay mà không hiểu được nghĩa của từ
Giáo viên và học sinh chưa tận dụng phát huy hết các tác dụng của đồ dùng trực quan (tranh ảnh, đồ vật) khiến cho giờ học chưa sinh động và đạt hiệu quả chưa cao.
Ví dụ: Khi tôi dạy bài 12: i – a trong đó có từ “ba lô”. Rất nhiều em không hiểu “ba lô” là gì khi tôi chưa cho các em quan sát đồ dùng trực quan hoặc tranh, ảnh.
Hay khi dạy bài 16: Ôn tập trong đó có từ “thợ nề”. Học sinh không biết “thợ nề” là gì nếu như GV không có tranh, ảnh cho HS quan sát.
Hay khi dạy bài 39: au – âu, trong phần từ ứng dụng có từ “lau sậy” – là học sinh thành phố nên rất ít em biết về cây lau, cây sậy.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 102
- 1
- [product_views]
- 5
- 172
- 2
- [product_views]
- 2
- 184
- 3
- [product_views]
- 8
- 129
- 4
- [product_views]
- 0
- 151
- 5
- [product_views]
- 7
- 100
- 6
- [product_views]
- 6
- 160
- 7
- [product_views]
- 7
- 151
- 8
- [product_views]
300.000 ₫
- 4
- 178
- 9
- [product_views]
300.000 ₫
- 5
- 193
- 10
- [product_views]