SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn tự nhiên và xã hội cho học sinh lớp 3
- Mã tài liệu: BM3118 Copy
Môn: | Tự nhiên và xã hội |
Lớp: | 3 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1266 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Lê Thị Mai Phương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Lê Thị Mai Phương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn tự nhiên và xã hội cho học sinh lớp 3” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Tăng cường sử dụng các trò chơi, bài hát trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội để học sinh yêu thích môn học hơn.
2. Tăng cường các hoạt động trải nghiệm, thực hành dựa trên những điều kiện sẵn có tại địa phương.
3. Điều chỉnh hướng dẫn học thích hợp giúp học sinh đi vào tiến trình phân tích thuận lợi và hiệu quả.
4. Giáo viên thực hiện tốt Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT
5. Tổ chức sử dụng đạt hiệu quả cao nhất góc học tập và góc thư viện.
6. Chú trọng công tác bồi dưỡng đội ngũ hội đồng tự quản, nhóm trưởng.
7. Thực hiện nghiêm túc, linh hoạt tích hợp dạy học Tự nhiên và Xã hội qua các môn học khác.
8. Tham mưu với Hiệu trưởng tổ chức tốt chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để giáo dục kiến thức tự nhiên và xã hội.
9. Làm tốt công tác phối hợp với cộng đồng, quan hệ tốt với gia đình học sinh.
10. Tăng cường các hoạt động gắn kết với “Hòm cam kết”
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Dự án Mô hình trường học mới Việt Nam (Dự án GPE- VNEN, Global Partnerarhip for Education- Viet Nam Escuela Nueva) là một trong những giải pháp nhằm thực hiện tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo với quan điểm cơ bản là biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, dự án nhằm xây dựng và nhân rộng kiểu mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm giáo dục Việt Nam. Điểm nổi bật của mô hình này là đổi mới các hoạt động sư phạm, đổi mới hệ thống tài liệu dạy học, đổi mới phương pháp học, phương pháp giáo dục học sinh. Đây là mô hình được UNICEP, UNESCO,WB đánh giá cao, thực hiện thành công ở nhiều nước đang phát triển.
Trong dạy học ở tiểu học theo mô hình VNEN, môn học Tự nhiên và Xã hội là môn học giáo dục cho trẻ biết tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân, giáo dục kĩ năng sống, giúp trẻ biết quan sát, nhận xét về các sự vật, hiện tượng xung quanh mình.
Ở lớp 3, dạy môn học Tự nhiên và Xã hội cần chú trọng khai thác và sử dụng những kinh nghiệm của bản thân học sinh trong đời sống hàng ngày. Gắn kết giữa nội dung dạy học với đời sống thực tiễn của học sinh, của cộng đồng. Bởi môn Tự nhiên và Xã hội có vai trò, vị trí rất quan trọng trong việc góp phần hình thành cho học sinh về nhân cách và sự phát triển, hiểu biết toàn diện về các mối quan hệ gia đình, xã hội và các kiến thức đơn giản về tự nhiên, làm nền tảng cho các em học tốt các môm Khoa học, Lịch sử và Địa lý ở các lớp 4, 5
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy đối với môn Tự Nhiên và Xã hội ở khối lớp 3, việc học sinh tìm hiểu, tiếp thu và vận dụng chất lượng chưa cao. Xuất phát từ vốn hiểu biết của bản thân học sinh về gia đình, trường học, cuộc sống xung quanh, cây cối, con vật đến thiên nhiên còn nhiều hạn chế. Mặt khác, việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu các vấn đề trên đối với giáo viên cũng gặp nhiều khó khăn do thiết bị dạy học còn thiếu, ít có điều kiện để học sinh tham quan thực tế, thực hành, chưa cải tiến phương pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với thực tiễn, còn nhiều lúng túng…. Tôi đã suy nghĩ, tìm tòi, áp dụng một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 đã mang lại hiệu quả rất thiết thực. Do đó, tôi mạnh dạn chia sẻ “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội cho học sinh lớp 3A Trường Tiểu học Thành Tiến, năm học ……….. ”
- Mục đích nghiên cứu.
– Đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3A tại Trường Tiểu học Thành Tiến.
– Góp phần cùng với đồng nghiệp cải tiến phương pháp giảng dạy linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với địa phương xã Thành Tiến.
– Nhằm trau dồi và nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân.
- Đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3. Nghiên cứu, tổng kết các biện pháp, giải pháp để dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3A phù hợp với học sinh địa phương nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở Trường Tiểu học Thành Tiến năm học ………..
- Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp thuyết trình, tranh luận.
-Phương pháp điều tra khảo sát điều tra thực tế, thu thập thông tin.
-Phương pháp phân tích.
-Phương pháp so sánh, tổng hợp.
– Phương pháp thống kê.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Mục tiêu môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1,2,3 là:
* Có một số kiến thức cơ bản ban đầu về:
– Con người và sức khỏe: Các giác quan, cấu tạo, chức năng của các hệ cơ quan chính trong cơ thể người, cách giữ vệ sinh cơ thể và phòng tránh bệnh tật, tai nạn thường gặp.
– Một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội:
* Bước đầu hình thành và phát triển những kĩ năng:
– Quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, biết cách diễn đạt những hiểu biết của mình về các sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội.
* Hình thành và phát triển những thái độ và hành vi:
– Ham hiểu biết khoa học. Có ý thức thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
– Yêu thiên nhiên, gia đình, trường học, quê hương.[1]
Mức độ chuẩn kiến thức kĩ năng môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 nhằm giúp học sinh:
– Biết tên, chức năng và giữ vệ sinh các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh. Biết tên và cách phòng tránh một số bệnh thường gặp ở cơ quan hô hấp , tuần hoàn và bài tiết nước tiểu.
– Biết mối quan hệ họ hàng, nội, ngoại. Biết phòng tránh cháy khi ở nhà. Biết những hoạt động chủ yếu của nhà trường và giữ an toàn khi ở trường. Biết tên một số cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế và một số hoạt động thông tin liên lạc, nông nghiệp, công nghiệp, thương mại ở tỉnh nơi học sinh ở. Biết một số quy tắc đối với người đi xe đạp, biết về cuộc sống trước kia và hiện nay ở địa phương và giữ vệ sinh môi trường.
– Biết được sự đa dạng và phong phú của động vật và thực vật; chức năng của thân, rễ, lá, hoa, quả đối với đời sống của cây và ích lợi đối với con người. Ích lợi hoặc tác hại của một số động vật đối với đời sống con người, biết vai trò của Mặt trời đối với Trái đất và đời sống con người; Vị trí và sự chuyển động của trái đất trong hệ mặt trời. Sự chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất; Hình dạng, đặc điểm của bề mặt Trái đất. Biết ngày, đêm, năm, tháng, các mùa.
Theo tài liệu tập huấn dạy học theo Mô hình trường học mới Việt Nam có nêu rõ:
– Giảng dạy theo mô hình VNEN cần thực hiện theo 5 bước giảng dạy, đó là:
+ Tạo hứng thú
+ Trải nghiệm
+ Phân tích- khám phá- rút ra bài học
+ Thực hành, củng cố
+ Ứng dụng
– Các phương pháp dạy học môn Tự nhiên và Xã hội được sử dụng phổ biến như: quan sát, hỏi đáp, thảo luận, trò chơi học tập, đóng vai, thực hành,… Nhưng ở đây, giáo viên đóng vai trò “ ẩn” vì các hoạt động học tập chủ yếu diễn ra giữa học sinh với học sinh. Với các hoạt động hướng dẫn rất cụ thể trong Hướng dẫn học, từng học sinh đọc và có thể hiểu được mình cần phải làm gì, làm việc cá nhân, theo nhóm hay theo cặp. Công việc của giáo viên chủ yếu là theo dõi và trợ giúp khi các em học sinh có nhu cầu.
– Điều quan trọng nhất là giáo viên cũng cần bao quát lớp để xem các em có hiểu được những chỉ dẫn trong tài liệu không, có thực hiện theo đúng những yêu cầu trong tài liệu hướng dẫn không, cần trợ giúp gì (Làm rõ chỉ dẫn, hướng dẫn cách làm, giải thích thông tin hay cung cấp phương tiện/ đồ dùng học tập,…). Nếu cần phương tiện/ đồ dùng gì thì giáo viên phải kiểm tra xem phương tiện/ đồ dùng đó có được trang bị trong góc học tập của lớp học không. Nếu thiếu, giáo viên cần chuẩn bị trước khi giờ học bắt đầu.
– Các hoạt động học tập trong hướng dẫn học được biên soạn trên quan điểm học tập tương tác. Đó là sự tương tác giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với gia đình, cộng đồng, giữa học sinh với các phương tiện dạy học trong góc học tập của lớp học, hay môi trường xung quanh và giữa học sinh với chính hướng dẫn học…. [2]
Các bài học trong tài liệu hướng dẫn học môn Tự nhiên và Xã hội( Sách thử nghiệm) theo Dự án mô hình trường học mới Việt Nam được trình bày theo cấu trúc chung như sau :
Tên bài
Mục tiêu
- Hoạt động cơ bản (Học sinh được trải nghiệm, tìm tòi, phân tích, khám phá phát hiện kiến thức mới)
- Hoạt động thực hành (Học sinh thực hành các bài tập, trò chơi..)
- Hoạt động ứng dụng (Học sinh được chia sẻ với gia đình, cộng đồng)
Khung chữ nhắc nhở giáo viên và học sinh đánh giá kết quả học tập của học sinh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Là xã miền núi nằm ở phía Đông Nam huyện Thạch Thành, Thành Tiến cách trung tâm huyện 3km, gồm 2 dân tộc Kinh và Mường sinh sống trên 7 thôn. Trong đó người dân tộc Mường chiếm hơn một nửa dân số. Kinh tế chủ yếu của người dân địa phương là sản xuất nông nghiệp nên phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Số hộ nghèo nhiều, trình độ dân trí thấp nên sự phát triển giáo dục còn chậm.
Trường Tiểu học Thành Tiến là trường nằm ở vùng ven của huyện Thạch Thành được công nhận đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 lần đầu năm 2011 và công nhận lại năm 2016. Trường tham gia dự án VNEN từ năm học 2012-2013. Tới nay, toàn trường có 8 lớp đang thực hiện dạy học theo mô hình này.
Được sự quan tâm của nhà nước, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và lãnh đạo phòng giáo dục nên nhà trường có cơ sở vật chất đầy đủ, đảm bảo cho dạy học. Hiện nay, nhà trường có đủ các phòng học kiên cố, các phòng chức năng. Các phòng học có hệ thống cửa sổ, điện sáng đảm bảo cho việc học tập của học sinh; bàn ghế đủ chỗ ngồi và đúng quy cách, đạt chuẩn.
Năm học ……….., trường có 11 lớp với tổng 310 học sinh (3 học sinh khuyết tật). Trong đó, có tới 90,3% học sinh là con nhà nông nghiệp và có 54,8% học sinh dân tộc thiểu số. Có khoảng 48,4% học sinh có bố mẹ đi làm ăn xa phải ở với ông bà hoặc anh em.
Khối lớp 3 có 2 lớp, gồm 52 học sinh, tham gia học 2 buổi/ngày đạt tỉ lệ 100%. Học sinh khối 3 đều là con các gia đình nông nghiệp. Các em đa phần ngoan, chăm học.
Trong năm học ……….. khi tổ chức dạy học trên lớp, tôi thấy nhiều giáo viên còn phụ thuộc hoàn toàn vào kênh hình trong sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn học, chưa có sự sáng tạo, đổi mới trong việc khai thác kênh hình để phù hợp với học sinh ở địa phương nên chất lượng và hiệu quả giảng dạy chưa cao. Nguyên nhân làm cho hiệu quả của công tác này chưa được như mong muốn là do:
+ Giáo viên chưa hiểu hết về tác dụng của vật thật khi tổ chức quan sát.
+ Giáo viên còn lúng túng khi tổ chức cho học sinh làm việc trên đồ dùng nên dẫn đến tâm lý tránh né, ngại sử dụng.
+ Giáo viên chưa có sự đầu tư cho việc chuẩn bị đồ dùng dạy học trong các tiết dạy Tự nhiên và Xã hội. Vì để chuẩn bị đồ dùng cho học sinh quan sát cho phù hợp thực tế thì phải chuẩn bị rất công phu nhưng thời gian của giáo viên hạn hẹp do phải tham gia dạy 2 buổi/ngày.
+ Một số ít giáo viên có thay đổi kênh hình cho phù hợp với địa phương song chỉ sử dụng ở một số bài, chưa áp dụng thường xuyên.
Kết quả thống kê về chất lượng học tập môn Tự nhiên và Xã hội khối lớp 2 năm học ……….. ( Hiện nay là khối lớp 3 của năm học ………..) như sau:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 153
- 1
- [product_views]
- 8
- 182
- 2
- [product_views]
- 0
- 136
- 3
- [product_views]
- 3
- 111
- 4
- [product_views]
- 8
- 186
- 5
- [product_views]
- 5
- 156
- 6
- [product_views]
- 4
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 167
- 8
- [product_views]
- 4
- 199
- 9
- [product_views]
- 8
- 134
- 10
- [product_views]