SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ chính tả ở lớp 3
- Mã tài liệu: BM3050 Copy
Môn: | Tiếng việt |
Lớp: | 3 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 603 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Phúc |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Tố |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Phúc |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Tố |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ chính tả ở lớp 3” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Điều tra nắm bắt tình hình
2. Các biện pháp thực hiện
2.1. Rèn nề nếp tác phong cho học sinh khi ngồi viết chính tả
2.2. Luyện cách cầm bút
2.3. Luyện viết đúng phụ âm đầu
2.4. Luyện viết đúng tiếng chứa thanh hỏi, thanh ngã
2.5. Luyện viết đúng tiếng có vần khó
2.6. Chấm chữa bài chính tả
2.7. Luyện viết chữ đúng, đẹp
Mô tả sản phẩm
PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài:
Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với giáo dục. Bộ giáo dục – đào tạo đã chủ trương đổi mới chương trình tiểu học theo các mục tiêu: Tiếp tục tăng cường thực hiện giáo dục toàn diện (Đức trí thể mỹ và các kỹ năng cơ bản) đảm bảo sự cân đối hài hoà giữa các lĩnh vực học tập và giáo dục ở nhà trường tiểu học. Đứng trước thực trạng đó, yêu cầu đối với nhà giáo dục phải đào tạo con người toàn diện trong đó tiếng mẹ đẻ (tiếng phổ thông) là một trong những điều kiện tiên quyết giúp học sinh nắm bắt được tri thức một cách dễ dàng.
Để giúp học sinh nói, viết đúng tiếng phổ thông trước hết người giáo viên cần phải hiểu và nắm vững thuật ngữ “Chính tả” được hiểu theo nghĩa gốc là “Phép tính đúng” hoặc “Lối viết hợp chuẩn”.
Chính tả là những chuẩn mực của ngôn ngữ viết, được thừa nhận trong ngôn ngữ toàn dân. Mục đích của nó làm phương tiện thuận lợi cho việc giao tiếp bằng chữ viết bảo đảm cho người viết và người đọc đều hiểu thống nhất những điều đã viết. Chính tả trước hết là sự quy định có tính chất xã hội, một sự quy định có tính chất bắt buộc gần như tuyệt đối, nó không cho phép vận dụng quy tắc một cách linh hoạt có tính chất sáng tạo cá nhân.
Một ngôn ngữ văn hoá không thể không có chính tả thống nhất. Chính tả thống nhất là một trong những biểu hiện của trình độ văn hoá phát triển của một dân tộc.
Trong những năm gần đây, các nhà trường tiểu học luôn quan tâm đến chữ viết qua các phong trào thi “Viết chữ đẹp”. Đây là một hình thức để tuyên truyền sâu rộng cho toàn dân trong việc giáo dục con em viết chữ đẹp. Viết đẹp không phải chỉ đẹp về hình thức mà còn đúng cả về luật chính tả.
Hiện nay, tình hình viết sai lối chính tả của học sinh khá phổ biến. Vấn đề này có thể do nhiều nguyên nhân, nguyên nhân chủ yếu là do giáo viên và học sinh đôi khi còn phát âm theo tiếng địa phương (chưa nói chuẩn theo tiếng phổ thông). Hơn nữa trình độ tiếng việt của một số giáo viên còn hạn chế, năng lực nắm luật chính tả chưa sâu nên rất lúng túng trong việc giảng dạy chính tả. mặt khác do điều kiện gia đình các em làm nông nghiệp, lại có đông con đi học, bố mẹ suốt ngày bận rộn với công việc đồng áng, không có thời gian dạy dỗ con cái. Phần nữa là ý thức học tập của các em còn hạn chế, không đồng bộ … Do đó, một yêu cầu bức xúc là giáo viên phải thực sự quan tâm tới từng đối tượng. Gv tiếp thu một cách triệt để chuyên đề:
Viết chuẩn, nói chuẩn tiếng phổ thông trong các nhà trường trên địa bàn thành phố Thanh Hoá để có biện pháp ngay vào việc hướng dẫn nói chuẩn viết chuẩn cho học sinh ở lớp mình.
Phòng Giáo dục Thành phố Thanh Hoá đã xây dựng Kế hoạch số 650/KH-PGD&ĐT TP ngày 7/10/2015, Công văn số 778/CV-PGD&ĐT ngày 23/11/2015 về thực hiện chuyên đề viết chuẩn, nói chuẩn tiếng phổ thông trong các nhà trường.
Tiếng địa phương (từ ngữ và giọng điệu riêng của vùng, miền) thể hiện bản sắc riêng của mỗi vùng và góp phần làm nên sự phong phú của ngôn ngữ, văn hóa dân tộc. Nhưng bên cạnh tinh hoa cần phát huy, tiếng địa phương Thanh Hóa còn nhiều hạn chế về ngôn từ, nhất là trong cách phát âm.
Có biện pháp cụ thể, sát thực trong việc luyện cho học sinh viết đúng đẹp để “Nâng cao chất lượng giờ chính tả”.
Quá trình dạy học là một nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường bao gồm: thực hiện dạy học trên lớp, thực hiện phân phối chương trình của bộ, cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học và các hình thức dạy học ở toàn bộ các môn học.
Vì điều kiện không cho phép nên tôi chỉ đi sâu tìm tòi, giải quyết một số vấn đề thuộc phạm vi cải tiến phương pháp dạy học phân môn chính tả theo hướng tích cực vào người học. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ chính tả ở lớp 3A Trường Tiểu học Quảng Tâm”
- Mục đích nghiên cứu:
Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Chính tả ở Tiểu học theo phương hướng phát huy tính tích cực, cẩn thận, chăm chỉ và sáng tạo của học sinh. Hình thành và rèn luyện kỹ năng nghe – viết và phân biệt luật chính tả để vận dụng vào bài viết.
Góp phần giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả, nói rộng hơn là năng lực và thói quen viết đúng Tiếng Việt. Vì vậy, phân môn chính tả có vị trí đặc biệt quan trọng, nhằm thực hiện mục tiêu của môn Tiếng Việt là rèn và phát triển tiếng mẹ đẻ cho học sinh, trong đó có năng lực chữ viết.
Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dịnh tiếng Việt “ Nghe, nói, đọc, viết” giúp học sinh học tập và giao tiếp trong các hoạt động của lứa tuổi. Chữ viết là một hình thức của ngôn ngữ giao tiếp. Vì vậy phân môn Chính tả có vai trò quan trọng ở Tiểu học. Học sinh viết, viết nhanh mới có điều kiện học môn Tiếng Việt và các môn khác thuận lợi.
- Đối tượng nghiên cứu:
Tìm hiểu nội dung, phương pháp Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ chính tả ở lớp 3A Trường Tiểu học Quảng Tâm”
Nghiên cứu các hình thức, các phương pháp dạy phân môn cính tả để vận dụng vào từng bài cụ thể.
- Phương pháp nghiên cứu:
* Nhóm phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu của một số tác giả nhằm thu thập những thông tin làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu.
* Nhóm phương pháp điều tra.
– Điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
– Thống kê, sử lý số liệu.
– Phỏng vấn trao đổi, trò chuyện với giáo viên và học sinh.
PHẦN THỨ HAI : NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Cơ sở lý luận:
1.1. Những vấn đề về cơ sở lý luận:
Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học – một yếu tố quan trọng nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động dạy học. Để tiết dạy đạt hiệu quả cần phải tìm ra những đổi mới phương pháp dạy phân môn Chính tả ở bậc Tiểu học.
Chính tả rèn cho học sinh biết qui tắt và có thói quen viết chữ ghi tiếng Việt đúng với chuẩn.
Chính ảt cùng với tập viết, tập đọc, tập nói giúp cho người học chiếm lĩnh được tiếng Việt văn hoá, công cụ để giao tiếp, tư duy và học tập.
Trên thực tế, viết đúng, viết đẹp giúp người đọc hiểu được nội dung văn bản, nội dung cần thông báo và gây thêm ấn tượng về bài viết của mình. Qua đó phân môn Chính tả rất quan trọng đối với bậc Tiểu học.
Quá trình viết đúng, viết đẹp là cả một khó khăn đối với những học sinh chưa phân biệt được luật chính tả. Viết dúng, viết đẹp cần cả một quá trình rèn luyện, cần được sự giúp đỡ của giáo viên.
Quá trình tập viết có quan hệ đến nhiều bộ phận của cơ thể học sinh. Tư thế cầm bút, khoảng cách của tầm nhìn và tư thế ngồi… Việc viết chính tả không đảm bảo đúng qui định được xây dựng trên cơ sở khoa học sẽ để lại nhiều dị hại suốt đời cho học sinh như: cận mắt, vẹo cột sống, lưng gù,… Vì vậy khi hướng dẫn học sinh viết cần hướng dẫn học sinh đúng tư thế.
Trong việc dạy phân môn Chính tả cần phải nghĩ đến các yếu tố cảm xúc – tâm lý chi phối việc viết đúng, viết đẹp. Quá trình nghe viết và thể hiện viết đúng, viết đẹp nếu trẻ có tâm lý vui vẻ, phấn chấn. Các em rất vui khi bài viết của mình đúng và đẹp.
1.1.1. Phương pháp dạy học phân môn chính tả:
Hướng dẫn Học sinh chuẩn bị viết chính tả:
– Cho học sinh đọc bài chính tả sẽ viết, nắm được nội dung bài viết.
– Hướng dẫn học sinh nhận xét những hiện tượng chính tả trong bài.
– Luyện viết những từ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn.
Đọc bài chính tả cho học sinh viết:
– Đọc toàn bài một lượt cho học sinh nghe trước khi viết.
– Đọc cho học sinh nghe – viết từng câu ngắn hay từng cụm từ.
– Đọc toàn bài lần cuối cho học sinh soát.
Chấm và chữa bài chính tả:
– Giáo viên chọn chấm một số bài của học sinh.
– Sau khi học sinh viết xong, giáo viên giúp học sinh tự kiểm tra và chữa lỗi trong bài.
Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả âm, vần:
– Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập
– Giúp học sinh chữa một phần của bài tập làm mẫu.
– Cho học sinh làm bài tập vào bảng con hoặc vở.
– Chữa toàn bộ bài tập
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 153
- 1
- [product_views]
- 8
- 182
- 2
- [product_views]
- 0
- 136
- 3
- [product_views]
- 3
- 111
- 4
- [product_views]
- 8
- 186
- 5
- [product_views]
- 5
- 156
- 6
- [product_views]
- 4
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 167
- 8
- [product_views]
- 4
- 199
- 9
- [product_views]
- 8
- 134
- 10
- [product_views]