SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Đạo đức ở lớp 1
- Mã tài liệu: BM1006 Copy
Môn: | Đạo đức |
Lớp: | 1 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 472 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Phúc |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Khắc Nhu |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Phúc |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Khắc Nhu |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Đạo đức ở lớp 1” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Chuẩn bị tốt các tư liệu, phương tiện hỗ trợ cho bài học
2. Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy – học môn Đạo đức ở lớp
3. Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy – học
Mô tả sản phẩm
- PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:Đất nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Công cuộc đổi mới kinh tế xã hội đang diễn ra từng ngày, từng giờ trên khắp đất nước. Nó đòi hỏi phải có những lớp người lao động mới, có bản lĩnh, có năng lực, chủ động sáng tạo. Dám nghĩ, dám làm thích ứng được với thực tiễn xã hội luôn thay đổi và phát triển. Nhu cầu này đòi hỏi phải có ngành giáo dục phải có sự thay đổi cho phù hợp với tình hình đất nước. Và thực sự ngành giáo dục đã từng bước thay đổi, thể hiện qua sự xác định mục đích giáo dục đào tạo, hay nói đúng hơn là phát triển toàn diện về nhân cách con người thể hiện qua hai mặt là: “Tài và Đức”. Muốn làm được điều này, ngành giáo dục phải tạo điều kiện để học sinh phát huy năng lực về văn hóa cũng như về phẩm chất đạo đức ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Nhân cách trẻ được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động có ý thức. Chính trong quá trình sống, học tập, lao động, giao lưu, vui chơi giải trí…các em đã hình thành và phát triển nhân cách của mình. Bác Hồ đã từng nói:“Ngày nay chúng ta là Nhi đồng, ít năm sau chúng ta sẽ là công nhân, cán bộ. Vì vậy chính phủ, các đoàn thể và tất cả các đồng bào có trách nhiệm giúp sức vào việc giáo dục nhi đồng…” Để mai sau xã hội có những người chủ xứng đáng, có những người công dân tốt thì hôm nay thế hệ đi trước phải có trách nhiệm dạy dỗ, định hướng cho các em con đường đúng đắn. Không nơi nào khác trường học chính là nơi kết tinh trình độ văn minh của xã hội trong công tác giáo dục trẻ em. Trong giáo dục đào tạo con người mới con người phát triển toàn diện, chúng ta không chỉ dạy cho các em giỏi về văn hóa mà còn phải làm tốt công tác giáo dục hành vi, phẩm chất đạo đức cho các em ở lứa tuổi tiểu học. Đặc biệt là giáo dục các em học sinh trong giai đoạn đầu cấp (học sinh lớp 1). Người xưa đã dạy: “Dạy con từ thuở còn thơ”. Qua nhiều năm giảng dạy ở trường Tiểu học, tôi nhận thấy việc giáo dục hành vi, phẩm chất đạo đức cho các em là vô cùng cần thiết. Thông qua môn học Đạo đức các em có những hiểu biết ban đầu về một số những chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng, từng bước hình thành cho học sinh những kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi ứng xử phù hợp của bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mực trong các mối quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống. Từng bước hình thành cho các em thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân, có trách nhiệm với hành động của mình, biết yêu thương tôn trọng mọi người; luôn mong muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người, yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt; không đồng tình với hành vi, việc làm sai.Thực tiễn cho thấy kết quả giáo dục đạo đức đang có sự giảm sút nghiêm trọng. Hiện nay, trong điều kiện của kinh tế thị trường và cạnh tranh. Do bị xoáy vào vòng xoáy của cơ chế thị trường mà nhiều phụ huynh ít còn thời gian, sức lực dành cho việc kiểm tra, giáo dục con cái. Hoặc không ít phụ huynh chiều chuộng con quá mức, muốn gì được đó… Ngoài ra, sự bùng nổ của công nghệ thông tin (cả tích cực lẫn tiêu cực), các trò chơi bạo lực trên mạng Internet … đã ảnh hưởng rất lớn đến học sinh. Mà tâm lí học sinh tiểu học thích “bắt chước” nên hành vi đạo đức của các em có thể thu nhận qua việc giao tiếp, tranh ảnh, sách báo, phim, truyện … nhưng các em chưa biết phân biệt để tự lựa chọn hành vi đạo đức phù hợp cho mình. Chính vì vậy, những chuẩn mực hành vi đạo đức giáo dục trẻ phải được gia đình, nhà trường, xã hội cung cấp và uốn nắn ngay từ nhỏ. Từ lớp 1 các em đã được thầy cô xây dựng những hành vi, chuẩn mực đạo đức phù hợp với lứa tuổi của các em thông qua môn Đạo đức. Đây cũng là điểm tựa định hướng cho việc hình thành thái độ và kỹ năng, hành vi đạo đức cho các em.Xuất phát từ những lý do nêu trên, trong quá trình giảng dạy, đặc biệt là giảng dạy môn Đạo đức ở lớp 1. Vậy làm thế nào để học sinh tiếp thu kiến thức đã học một cách nhẹ nhàng, sinh động, không nhàm chán, không bị áp đặt, gò bó hay gượng ép? Chuyển tải đến các em cảm giác “Học mà chơi, chơi mà học” Tôi đã áp dụng một số biện pháp trong quá trình giảng dạy và đạt được một số hiệu quả nhất định với sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Đạo đức ở lớp 1” để cùng chia sẻ với đồng nghiệp nhằm nâng cao chất lượng môn đạo đức.
Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài này nhằm góp phần nâng cao hơn nữa về chất lượng môn Đạo đức cho học sinh lớp1- Trường Tiểu học Đông vệ 2- Thành phố Thanh Hóa.
Đối tượng nghiên cứu:
– Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Đạo đức.
– Học sinh lớp 1B – Trường Tiểu học Đông Vệ 2.
Phương pháp nghiên cứu:
4.1. Phương pháp quan sát trực quan :
Quan sát cách tiến hành, tổ chức lên lớp của giáo viên khối 1. Quan sát mức độ tiếp thu của học sinh, khả năng hiểu bài và kiến thức, kỹ năng học sinh đạt được qua tiết học. Quan sát kỹ năng từng thao tác của giáo viên, từng hành vi của học sinh khi học môn Đạo đức. Phạm vi quan sát chủ yếu là học sinh khối 1.
4.2. Phương pháp đọc sách, tài liệu:
– Sử dụng giáo trình “ Phương pháp dạy học môn Đạo đức”.
– Đọc tài liệu tập huấn đối với phương pháp dạy lớp 1.
– Xem sách giáo viên Đạo đức1, Vở bài tập Đạo đức1, xem lại một số giáo án dạy môn Đạo đức.
– Xem băng đĩa, các bài giảng điện tử có liên quan đến môn Đạo đức.
4.3. Phương pháp thống kê, so sánh:
Thống kê lại tất cả những gì quan sát, đã tìm hiểu khi thực hiện đề tài rồi sắp xếp một cách có hệ thống. So sánh kết quả sau khi đã thống kê trước đây với kết quả đã áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Cơ sở lí luận:1.1 Mục tiêu môn đạo đức lớp 1
– Có hiểu biết ban đầu về một số hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong mối quan hệ của các em đối với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng và ý nghĩa của việc thực hiện theo chuẩn mực đó.
– Từng bước hình thành kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mực đã học, kĩ năng lưa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống, biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
– Từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin, yêu thương, tôn trọng con người, yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái sai và cái xấu.
1.2. Cấu trúc chương trình môn Đạo đức lớp 1.
– Chương trình Đạo đức lớp 1 được thiết kế theo hướng xác định quyền trách nhiệm, bổn phận đối với học sinh. Bao gồm 14 chuẩn mực hành vi đạo đức phù hợp với lứa tuổi học sinh theo năm mối quan hệ trong cuộc sống như:
+ Quan hệ của các em với bản thân ở các bài: Em là học sinh lớp Một; Gọn gàng, sạch sẽ.
+ Quan hệ của các em với gia đình ở các bài: Gia đình em; Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.
+ Quan hệ của các em với nhà trường ở các bài: Nghiêm trang khi chào cờ; Đi học đều và đúng giờ; Trật tự trong giờ học; Lễ phép vâng lời thầy giáo, cô giáo; Em và các bạn.
+ Quan hệ của các em với cộng đồng xã hội ở các bài: Đi bộ đúng quy định; Cảm ơn và xin lỗi; Chào hỏi và tạm biệt.
+ Quan hệ của các em với môi trường tự nhiên ở các bài: Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng.
– Chương trình gồm 35 tuần, mỗi tuần 1 tiết. Mỗi bài của chương trình được dạy trong 2 tiết:
+ 14 bài x 2 tiết = 28 tiết
+ Dành cho địa phương: 3 tiết
+ Ôn tập học kì I: 1 tiết
+ Kiểm tra học kì I: 1 tiết
+ Ôn tập cuối năm: 1 tiết
+ Kiểm tra cuối năm: 1 tiết
Tổng cộng: 35 tiết
+ Thời gian 1 tiết: 40 phút.
– Dạy – học môn Đạo đức là dạy học sinh những hành vi ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội và quyền của trẻ em trong các tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống hằng ngày. Nội dung môn Đạo đức kết hợp giữa giáo dục quyền với giáo dục trách nhiệm, bổn phận của học sinh. Hơn nữa, môn Đạo đức không chỉ giáo dục bổn phận, trách nhiệm của học sinh đối với gia đình, nhà trường, xã hội và môi trường tự nhiên, mà còn giáo dục trách nhiệm của các em đối với chính bản thân mình.
1.3. Giới thiệu vở bài tập Đạo đức 1.
Về cấu trúc nội dung: Môn Đạo đức lớp Một không có sách giáo khoa mà chỉ có vở bài tập đạo đức. Vở bài tập đạo đức 1 có các dạng bài tập chính sau:
– Quan sát tranh và kể chuyện theo tranh.
– Nhận xét về các hành vi của các nhân vật trong tranh.
– Xử lí tình huống.
– Đóng vai.
– Liên hệ tự liên hệ.
– Múa hát, đọc thơ, kể chuyện, diễn kịch, tô màu tranh, vẽ tranh, … về chủ đề bài học.
Về cách trình bày.
– Vở bài tập đạo đức 1 chủ yếu được trình bày rất nhiều tranh ảnh nhưng tất cả đều là tranh vẽ, màu sắc còn đơn điệu, chủ yếu sử dụng màu xanh, màu đen.
1.4. Một số phương pháp dạy – học môn Đạo đức ở lớp Một
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 102
- 1
- [product_views]
- 5
- 172
- 2
- [product_views]
- 2
- 184
- 3
- [product_views]
- 8
- 129
- 4
- [product_views]
- 0
- 151
- 5
- [product_views]
- 7
- 100
- 6
- [product_views]
- 6
- 160
- 7
- [product_views]
- 7
- 151
- 8
- [product_views]
300.000 ₫
- 4
- 178
- 9
- [product_views]
300.000 ₫
- 5
- 193
- 10
- [product_views]