SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác giảng dạy môn Mỹ thuật lớp 4 (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) (W+PPT)
- Mã tài liệu: HT4014 Copy
Môn: | Mỹ thuật |
Lớp: | Lớp 4 |
Bộ sách: | Kết nối tri thức với cuộc sống |
Lượt xem: | 242 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 19 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi |
Năm viết: | 2023-2024 |
Số trang: | 19 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi |
Năm viết: | 2023-2024 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác giảng dạy môn Mỹ thuật lớp 4 (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) (W+PPT)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Biện pháp 1: Sử dụng hiệu quả các thiết bị, đồ dùng dạy học mang tính trực quan trong công tác giảng dạy môn Mĩ thuật
Biện pháp 2: Vận dụng hiệu quả phương pháp dạy học “Vẽ theo nhạc” để cải thiện không khí, nâng cao hiệu quả học Mĩ thuật
Biện pháp 3: Vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong tiết dạy Mĩ thuật cho học sinh
Biện pháp 4: Tăng cường tổ chức các trò chơi học tập để nâng cao hiệu quả học tập môn Mĩ thuật cho học sinh
Mô tả sản phẩm
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, với giáo dục ngoài ưu tiên đào tạo các môn về chuyên về tự nhiên như toán, lý, hóa hay những môn thiên về khối xã hội như văn, sử địa, thì cả nhà trường và phụ huynh cũng quan tâm đến những môn thiên về phát triển năng khiếu, hay tăng khả năng cảm nhận sáng tạo gọi chung là những môn thiên về nghệ thuật như hát, đàn hay vẽ tranh. Vậy nên giáo dục cho các em về cảm nhận và sáng tạo với môn mĩ thuật cũng là một việc làm hết sức cần thiết. Từ đó nhà trường, phụ huynh và thầy cô có thể giúp bé phát huy hết khả năng sáng tạo, tài năng về nghệ thuật của mình, đồng thời bồi dưỡng cho những em thật sự có đam mê và tài năng.
Chính vì lý do đó, môn mĩ thuật đã được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông và được xem là một môn học bắt buộc trong chương trình học của cấp tiểu học. Các em còn ở độ tuổi khá nhỏ nên việc tiếp thu môn học này sẽ nhanh chóng hơn so với các bạn lớp lớn.
* Mục tiêu của môn học này đó là:
– Giáo dục về thẩm mỹ cũng như tạo các điều kiện để học sinh có thể làm quen cũng như cảm nhận được các nét đẹp của thiên nhiên, của đời sống và các tác phẩm nghệ thuật.
– Cung cấp cho các em học sinh các kiến thức cơ bản về môn nghệ thuật, từ đó hình thành cho các em các kiến thức cần thiết để hoàn thành các bài tập trong chương trình học của mình.
– Thông qua môn học mĩ thuật cũng sẽ bồi dưỡng cho các em năng lực quan sát, phân tích cũng như phát triển hết trí tưởng tượng, sáng tạo và góp phần hình thành nên một con người lao động mới có nhiều sự sáng tạo hơn.
– Ngoài ra thông qua môn học này cũng sẽ phát hiện cũng như bồi dưỡng phát triển khả năng mĩ thuật, hội họa trong học sinh.
Chính vì tầm quan trọng của môn học này trong việc đình hình nhân cách cũng như cách nhìn nhận xã hội của con người mà trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 cũng đã xếp môn Mĩ thuật trở thành một môn học bắt buộc kể cả đối với giai đoạn cơ bản từ lớp 1 đến lớp 9 cũng như trong giai đoạn giáo dục thường xuyên. Thông qua đó, các em sẽ được trải nghiệm và vận dụng môn học vào trong các khía cạnh của đời sống hàng ngày. Bên cạnh đó, các em cũng sẽ được dần dần mở rộng kiến thức ở những cấp học cao hơn.
Thời điểm thích hợp cho các em bắt đầu tiếp cận và làm quen với bộ môn này là ngay từ khi các em đang theo học ở bậc tiểu học. Lúc này các em đã có thể phân biệt và biết được một số kiến thức cần thiết để làm nền và học lên những cấp bậc cao hơn. Do đó nếu có thể trang bị cho các em những hành trang cần thiết đặc biệt là những kiến thức cốt lõi về bộ môn này sớm, thì sẽ giúp cho các em có thể nhanh chóng cảm thụ và thỏa sức sáng tạo bằng chính tài năng và sự hiểu biết của mình. Nó cũng là một bộ môn giúp các em có thể nêu lên suy nghĩ, cách nhìn cũng như quan điểm của mình thông qua các tác phẩm do chính các em tạo nên.
Nghệ thuật nói chung và mĩ thuật nói riêng là những môn mà trẻ em dường như rất yêu thích. Việc giúp các em có thể tự do vẽ vời trong khuôn khổ đề tài đưa ra, hay các em có thể thỏa thích sáng tạo bằng cách phối, trộn, pha và tô những gam màu tuyệt đẹp lên tác phẩm của mình là vấn đề mà nhiều giáo viên quan tâm. Tuy nhiên bởi vì thời lượng số tiết lên lớp có hạn nên đôi khi sẽ không thể giúp các em phát huy hết sở trường của mình. Với môn mĩ thuật 4 được chia làm 35 tiết/ năm với 12 chủ đề. Thầy cô sẽ phân chia mỗi chủ đề có thể học từ 2 đến 4 tiết. Và có sự kết hợp với những quy trình vẽ khác nhau. Việc truyền đạt cho các em hiểu và thực hành vẽ theo những kiến thức mà thầy cô giảng dạy sẽ giúp các em phát huy được những khả năng và sự sáng tạo. Tuy nhiên có đôi lúc việc dạy theo khung thời gian và các chủ đề cố định sẽ gò bó trí tưởng tượng của một vài học sinh. Đôi lúc vì thành tích mà các em sẽ phải sao chép ý tưởng hoặc có những tác phẩm quá đơn điệu không có bố cục hoặc nội dung câu chuyện khiến người xem khó hiểu.
Vì mong muốn nâng cao chất lượng dạy cũng như cải thiện tình trạng học đối phó của các em học sinh mà tôi quyết tâm thực hiện đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác giảng dạy môn Mĩ thuật lớp 4”.
2. Mục đích nghiên cứu
Mong muốn có thể tìm ra được biện pháp tốt có thể cải thiện chất lượng học môn mĩ thuật của các em đặc biệt là các em khối lớp 4 nói riêng và các em học sinh tiểu học nói chung. Hy vọng các em có thể trau dồi được nhiều kiến thức và rèn luyện, phát huy được hết khả năng về mĩ thuật của mình thông qua các tiết học.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi mà tôi chọn nghiên cứu đề tài này là toàn thể 32 em học sinh lớp 4A, nội dung và chương trình dạy môn mĩ thuật 4.
4. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác giảng dạy môn Mĩ thuật lớp 4” nhằm giúp các em có được những tiếp cận được phương pháp mới đồng thời giúp thầy cô bộ môn mĩ thuật có thể cải thiện được chất lượng giảng dạy trên lớp.
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Ngày nay, ngoài chú tâm cho các em học các môn văn hóa như toán, tiếng việt thì phụ huynh cũng quan tâm đến việc cho các em rèn thêm những môn năng khiếu như âm nhạc, mĩ thuật để các em phát huy được toàn diện hơn về cả kiến thức và cách nhìn nhận cuộc sống.
Nghệ thuật nói chung và mĩ thuật nói riêng là những môn học giúp học sinh cảm nhận, được cái đẹp, cái hay và nâng cao giá trị về tinh thần cho các em. Đặc biệt là mĩ thuật, tại các trường tiểu học, mĩ thuật được dạy tại trường không cố gắng đào tạo các em thành những họa sĩ trong tương lai. Nhà trường chỉ mong các em có cơ hội tiếp cận được với những kiến thức cơ bản về cái đẹp của nghệ thuật, tranh ảnh và từ đó áp dụng những kiến thức này vào thực tiễn đời sống hàng ngày.
Việc học tập môn mĩ thuật ngay từ các cấp học nhỏ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhận thức cũng như nâng cao về mặt kinh nghiệm của bản thân các em trong việc cảm nhận những cái đẹp trong cuộc sống. Chính điều này cũng là nhân tố để tạo nên những con người có tư duy thẩm mỹ cao cũng như xây dựng một môi trường thẩm mỹ cho xã hội hiện đại. Các em cũng được khuyến khích để phát triển các mặt như sự sáng tạo phân tích và đánh giá các khía cạnh của cuộc sống.
Các tiết học này cũng được thiết kế cùng với các môn học khác để giúp cho các em có những giây phút thư giãn hơn vì các em đang ở trong độ tuổi yêu thích sự sáng tạo, những màu sắc và hình khối. Do đó, môn học này sẽ là một tiền đề quan trọng giúp các em được học tập theo đúng lứa tuổi của mình và dần dần tiếp nhận và phát huy các thế mạnh tiềm ẩn của bản thân mình.
Môn mĩ thuật hiện nay đã có sách riêng để dạy và có cả một chương trình, giáo viên để sẵn sàng truyền đạt các kiến thức cho các em. Giáo viên sẽ dựa trên chương trình, sách giáo khoa để hướng dẫn, theo dõi và đánh giá khả năng của các em.
Đồng thời, lứa tuổi tiểu học của các em lần đầu được tiếp xúc với những kiến thức mĩ thuật theo một tiêu chuẩn nhất định các em sẽ vô cùng thích thú vì có được môi trường thực thụ để thỏa sức sáng tạo với những ý tưởng của mình.
2. Cơ sở thực tiễn
Thực tế hiện nay, tuy đã có sự cải thiện về cách nhìn của phụ huynh tới môn mĩ thuật. Nhưng vẫn còn tồn tại một số phụ huynh vẫn không coi trọng tới bộ môn này, hướng con tập trung học các môn như toán, tiếng việt. Vì vậy, việc đầu tư cho các em có đầy đủ dụng cụ để phục vụ tốt hơn cho bộ môn này còn nhiều hạn chế.
Hơn nữa, có vài thầy cô giáo vẫn chưa cảm nhận được cái hay cái đẹp của bộ môn này để có thể truyền tải hết ý cho các em, nên chưa tạo được không khí hào hứng cho các em, đôi lúc làm cho các em bị hạn chế khả năng sáng tạo của mình.
Mặt khác, cơ sở vật chất tại trường chưa đầy đủ vật dụng thiết bị hỗ trợ cho các em học tốt bộ môn này. Vì vậy trong quá trình dạy và học thì còn nhiều hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng học tập, tiếp thu và thực hành của các em. Sử dụng hiệu quả các thiết bị, đồ dùng dạy học mang tính trực quan trong công tác giảng dạy môn Mĩ thuật
Vì sự yêu thích của các em đối với bộ môn mĩ thuật, giúp các em có thể vẽ được những gì mình mơ ước và yêu thích cảm thụ được cái đẹp tính thẩm mỹ không chỉ trong học tập mà cả trong đời sống. Đó chính là sự nỗ lực để cải thiện phương pháp dạy và truyền đạt của tôi và các giáo viên bộ môn mĩ thuật nói chung.
3. Giải pháp thực hiện
Biện pháp 1: Sử dụng hiệu quả các thiết bị, đồ dùng dạy học mang tính trực quan trong công tác giảng dạy môn Mĩ thuật
Nội dung:
Đồ dùng trực quan trong giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp học sinh dễ nhìn quan sát và học tập tốt hơn. Và môn mĩ thuật cùng giống như những bộ môn khá, nếu áp dụng đồ dùng trực quan vào buổi học sẽ giúp các em dễ dàng tiếp cận hơn. Để mang lại kết quả tối ưu khi sử dụng phương pháp này trong giờ học, buộc nhà trường và giáo viên phải có sự chuẩn bị các thiết bị, đồ dùng thật đa dạng và phong phú.
Khi sử dụng phương pháp này vào quá trình giảng dạy sẽ giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian giảng dạy chi tiết, các em sẽ được hướng dẫn và nhìn hình ảnh đồ vật để cảm nhận trực tiếp, không bị gò bó theo một khuôn mẫu cố định nào đó.
Minh chứng:
Tương tự nhiều phương pháp dạy khác, thì giáo viên muốn sử dụng phương pháp trực quan vào giảng dạy thầy cô vẫn phải nghiên cứu và chuẩn bị bài giảng trước khi đến lớp. Thông qua các vật dụng trực quan lựa chọn cách truyền đạt sao cho học sinh dễ hiểu và các vật dụng trực quan mà giáo viên chuẩn bị phải phù hợp với từng tiết học. Vật dụng này có thể là các đồ vật, các hình khối, vật dụng hay là tranh ảnh được sưu tập đúng với trọng tâm bài giảng của từng tiết.
Khi học chủ đề 3 về cảnh đẹp quê hương, trang 19, sách mĩ thuật lớp 4, bộ sách kết nối tri thức, tôi cho các em sưu tầm các bức ảnh thực tế về chủ đề này để các em có thể hình dung nội dung mình cần vẽ. Các bức tranh về chủ đề này khá đa dạng và có nhiều ở các phương tiện mạng xã hội nên các em dễ dàng tiếp cận cũng như lựa chọn cho mình những bức hình ưng ý. Từ đây, các em sẽ có thêm nhiều ý tưởng về chủ đề bài học sắp tới và thực hiện bài vẽ của mình tốt hơn, chỉnh chu hơn.
Điều này giúp giáo viên rút ngắn thời gian giảng dạy, có nhiều thời gian cho học sinh thực hành và học sinh có thể dễ nắm bắt được vấn đề hơn.
Mặt khác giáo viên cần cung cấp cho học sinh các kiến thức cơ bản về màu sắc, hình khối, sắp xếp bố cục để học sinh dễ thực hành với đồ dùng trực quan hơn.
Khi học sinh hiểu và khai thác đồ dùng trực quan, các em sẽ học được cách tạo nên vẻ đẹp trong môn Mĩ thuật, phát huy trí tưởng tượng cũng như tư duy sáng tạo.
Nhiều thầy cô theo lối dạy truyền thống ít sử dụng vật dụng trực quan nên đôi khi thay đổi phương pháp, các em sẽ bị động thiếu kinh nghiệm vận dụng vào bài thực hành của mình.
Sử dụng đồ dùng trực quan vào quá trình dạy cho là một phương pháp hiệu quả cần được thầy cô nghiên cứu và áp dụng nhiều hơn trong quá trình dạy.
Biện pháp 2: Vận dụng hiệu quả phương pháp dạy học “Vẽ theo nhạc” để cải thiện không khí, nâng cao hiệu quả học Mĩ thuật
Nội dung:
Hiện nay, trong hệ thống giáo dục ở Tiểu học nói chung và bộ môn Mĩ thuật nói riêng đang cố gắng giúp các em học sinh nắm được đường nét, hình mảng, hình khối, màu sắc, bố cục, bằng việc cho các em trải nghiệm các hoạt động về biểu đạt thái độ, cảm xúc, sự tưởng tượng của các em đối với thế giới xung quanh.
Quy trình Vẽ theo âm nhạc phương pháp mới của Vương quốc Đan Mạch hiện nay đang được nhiều giáo viên nghiên cứu tìm hiểu và áp dụng vào trong quá trình dạy.
Vẽ theo âm nhạc là một phương pháp khá mới với sự kết hợp giữa Âm nhạc và Mĩ thuật nhằm tạo ra những bức tranh có nhiều cảm xúc hơn, phát triển được trí tưởng tượng, sáng tạo có mục đích của học sinh, giúp cho những bài thực hành của các em có hồn và tính nghệ thuật cao hơn. Việc các em vẽ tranh thông qua giai điệu, cảm nhận và vẽ tác phẩm theo mạch cảm xúc dẫn truyền qua nhạc khiến các em thấy thích thú và làm mới được suy nghĩ của mình.
Tuy nhiên để các em thích nghi và nghiêm túc với phương pháp này thì đôi lúc thầy cô cũng gặp khó khăn về khâu quản lý. Vì nếu mở âm nhạc lớp học sẽ ồn đặc biệt những buổi học đầu các em chưa làm quen được vẽ theo nhạc nên kết quả chưa cao.
Vậy nên giáo viên khi chọn phương pháp này áp dụng vào giờ dạy, cần nghiên cứu, tìm hiểu kỹ, đồng thời cần có thời gian thực hành, dạy thử nhiều lần. Việc này sẽ giúp giáo viên rút ra kinh nghiệm về truyền đạt cũng như cách cho các em hoạt động như thế nào mang đến hiệu quả cao trong một tiết học.
Minh chứng:
Để áp dụng được phương pháp vẽ theo nhạc giáo viên cần làm theo các bước như:
Bước 1: Để có thể vẽ tranh giáo viên hoặc học sinh cần chuẩn bị nền giấy. Nền giấy để thực hành có thể là nền trắng hoặc nền đen tùy theo yêu cầu hoặc sở thích của mỗi người, mỗi tiết học.
Bước 2: Vẽ hình âm nhạc lên giấy. Bạn có thể vẽ những hình ảnh liên quan đến âm nhạc như: cây đàn, họa tiết, cánh hoa, nốt nhạc, hoặc những dấu hiệu của sự rung động, đập nhịp như những đường cong, chấm bi. Giáo viên cho các em nghe âm nhạc để khởi động và cảm nhận trước nhịp điệu, tiết tấu. Đồng thời khoảng thời gian này các em có thể hình dung được một vài ý tưởng khi được thầy cô cho nghe nhạc. Những bài nhạc mà giáo viên cho nghe đã được lựa chọn và chuẩn bị trước. Tùy theo điều kiện của nhà trường mà âm nhạc này sẽ được chuẩn bị sao cho phù hợp.
Bước 3: Sau khi đã hoàn thành bức tranh, giáo viên sẽ cho học sinh tiến hành tô màu. Giáo viên hướng dẫn học sinh vừa cảm thụ âm nhạc vừa lựa chọn màu sắc để làm nên một bức tranh thật đẹp.
Bước 4: Giáo viên cũng có thể hướng dẫn học sinh vẽ thêm vài chi tiết phụ để bức tranh thêm phong phú hơn.
Với phương pháp này giáo viên vừa giúp các em cải thiện khả năng hội họa cứng nhắc theo khuôn mẫu, vừa giúp các em cải thiện về cảm xúc, cảm nhận của mình thông qua việc nghe âm nhạc. Thông qua các giai điệu mà các em có thể liên tưởng được suy nghĩ và phác họa suy nghĩ của mình tạo ra những hình ảnh bức tranh tuyệt đẹp. Hơn nữa, đây cũng là một phương pháp giúp bé tận dụng được tối đa các giác quan của mình như thính giác, thị giác.
Xem thêm:
- SKKN Tổ chức trò chơi học tập nâng cao hiệu quả môn âm nhạc cho học sinh lớp 2 (Bộ sách Kết nối tri thức)
- SKKN Một số giải pháp rèn luyện kĩ năng học môn âm nhạc lớp 3 hiệu quả đối với các em dân tộc thiểu số (Bộ sách Kết nối tri thức)
- SKKN Kinh nghiệm dạy giờ luyện tập toán nhằm nâng cao chất lượng cho học sinh lớp 6 sách Kết nối tri thức
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]