SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phân môn học vần cho học sinh lớp 1 (Bộ sách kết nối tri thức)
- Mã tài liệu: MT1007 Copy
Môn: | Tiếng Việt |
Lớp: | Lớp 1 |
Bộ sách: | Kết nối tri thức |
Lượt xem: | 1022 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Lan |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Lan |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phân môn học vần cho học sinh lớp 1 (Bộ sách kết nối tri thức)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Phối hợp với cha mẹ học sinh để giúp học sinh học tốt phân môn Học vần
2. Lựa chọn các phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học tích cực trong dạy học Học vần
3. Sử dụng bộ đồ dùng thực hành Tiếng Việt và bảng con trong dạy học Học vần
4. Giáo viên nhiệt tình, luôn quan tâm giúp đỡ học sinh
Mô tả sản phẩm
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong hệ thống giáo dục Quốc dân, Tiểu học là bậc học có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự vận động và phát triển toàn hệ thống, là bậc học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của con người, là nền móng vững chắc cho toàn bộ hệ thống giáo dục Quốc dân.
Giáo dục Tiểu học luôn luôn có xu thế đổi mới phát triển chung với xu thế của thời đại. Bởi vì trẻ em là tương lai của đất nước. Trường học trong đó có trường Tiểu học là nơi kết tinh trình độ văn minh của xã hội trong công tác giáo dục trẻ em. Trường Tiểu học trang bị cho các em rất nhiều vốn kiến thức về tự nhiên, xã hội, kĩ năng sống thực tế. Các em hôm nay và mai sau trở thành người như thế nào là một phần lớn tuỳ thuộc vào cấp Tiểu học các em được học những gì.
Trong chương trình Tiểu học, Tiếng Việt là một môn học vô cùng quan trọng. Ở lớp 1, môn Tiếng Việt có nhiều phân môn trong đó có Học vần. Học vần là một hoạt động tổng hợp đọc và viết. Dạy học Học vần là quá trình tổ chức cho học sinh thực hành kĩ năng nhận diện từ thông qua việc rèn luyện kĩ năng đọc, viết một cách liên hoàn tích hợp. Chương trình Học vần tập trung vào yêu cầu dạy đọc đúng, đọc trơn vần, tiếng, từ, câu gắn kết chặt chẽ với việc dạy viết đúng mẫu chữ ghi các âm, vần, tiếng, từ, câu đã đọc. Học sinh được tập viết các âm, vần, tiếng, từ, câu ứng dụng, tập ghi các dấu câu như dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi,…
Trong chương trình Học vần lớp 1, nội dung Học vần được tập trung biên soạn có hệ thống từ đầu năm học và được bắt đầu từ tuần 1 đến tuần 24. Trong nhiều năm liên tục tìm hiểu kĩ về phương pháp, hình thức tổ chức và hiệu quả đạt được của việc dạy học phân môn Học vần, tôi nhận thấy đa số giáo viên dạy lớp 1 rất tận tâm với nghề dạy học, đã cơ bản thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Nhưng tôi thấy còn có nhiều băn khoăn bởỉ hiệu quả đạt chưa được như ý muốn mong đợi của các thầy cô. Khi mới học xong một bài hoặc một số bài, với các học sinh học tập tích cực, tiếp thu tốt thì các em dễ dàng đọc và viết đúng vần, từ, câu , còn đối với các học sinh tiếp thu chậm thì các em vẫn còn bị nhầm lẫn giữa các vần, các từ, đọc còn sai, viết còn chưa chính xác. Đặc biệt là sau khi học được một thời gian, học sinh thường bắt đầu có sự nhầm lẫn giữa các vần, các từ. Kể cả học sinh tiếp thu nhanh, tích cực học tập cũng đôi lúc đọc và viết còn thiếu chính xác. Học sinh tiếp thu chậm thì không theo kịp được bạn. Trăn trở về vấn đề này, tôi đã thực hiện một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn Học vần. Tôi thấy biện pháp này đã mang lại kết quả đáng mừng. Dưới đây là những biện pháp tôi đã áp dụng trong sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn Học vần”. Tôi xin được trình bày để các quý thầy cô đóng góp ý kiến xây dựng để biện pháp đem lại hiệu quả thiết thực hơn, có thể ứng dụng được rộng rãi trong các trường Tiểu học.
1.2.Mục đích nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu này giúp giáo viên lựa chọn phương pháp dạy học tốt phân môn Học vần và giúp học sinh học tốt phân môn Học vần.
1.3.Đối tượng nghiên cứu.
Năm học ……. nghiên cứu chất lượng phân môn Học vần.
1.4.Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
-Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
-Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
-Phương pháp thực hành.
2.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Nhiệm vụ quan trọng của dạy học tiếng trong nhà trường là để học sinh có thể sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện sắc bén để giao tiếp. Phải thường xuyên luyện tập cho học sinh khả năng diễn đạt tư tưởng của mình bằng nhiều hình thức ngôn ngữ khác nhau. Dạy tiếng phải dựa vào kinh nghiệm sống và kinh nghiệm lời nói. Học sinh sẽ đi từ việc quan sát tiếng nói trong đời sống của các em thông qua việc phân tích tổng hợp đến khái quát hóa.
Dạy Tiếng Việt là làm cho học sinh nắm được những giá trị của từng yếu tố ngôn ngữ. Tính hệ thống của ngôn ngữ là cơ sở để xây dựng các bài tập, yêu cầu học sinh tìm các yếu tố khi biết một yếu tố khác và tìm quan hệ khi biết các yếu tố, là cơ sở để cung cấp từ theo chủ đề khoa học. Những hiểu biết về từ vựng học cần thiết đối với việc tổ chức dạy từ trong nhà trường, là cơ sở để xây dựng những bài tập phong phú. Cụ thể là người ta dựa vào sự phân định ranh giới của ngôn ngữ hội thoại và ngôn ngữ viết để dạy tiếng cho học sinh.
Phương pháp dạy học Tiếng Việt là một bộ phận của khoa học giáo dục. Mục đích là tổ chức sự phát triển tâm hồn và thể chất của học sinh, chuẩn bị cho các em đi vào cuộc sống lao động trong xã hội. Phương pháp dạy học Tiếng Việt hoàn toàn sử dụng các khái niệm thuật ngữ của giáo dục. Nó thực hiện hóa mục tiêu nhiệm vụ giáo dục do giáo dục đề ra là phát triển trí tuệ, hình thành thế giới quan khoa học, phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh, giáo dục tư tưởng đạo đức, phát triển óc thẩm mĩ, giáo dục tổng hợp và giáo dục lao động. Nguyên tắc dạy học Tiếng Việt là vừa sức, khoa học, hệ thống, lí thuyết gắn với thực hành, nguyên tắc trực quan, nguyên tắc tiếp cận cá thể và phân hóa trong dạy học.
Trong dạy học Tiếng Việt vận dụng nhiều kết quả của tâm lí học đó là các quy luật tiếp thu tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo. Giáo viên cần biết vai trò của ngôn ngữ trong sự phát triển tư duy, kĩ năng nghe, nói, đọc, viết được hình thành như thế nào. Mục đích của dạy học Tiếng Việt là tìm kiếm những tri thức mới, làm rõ quy luật khách quan thông qua những phương pháp dạy học, những hình thức tổ chức dạy học có hiệu quả nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển về nhận thức và sự phát triển ngôn ngữ của học sinh, trang bị cho các em những kiến thức, kĩ năng bền vững. Sự phát triển của xã hội dẫn đến nhu cầu về học càng cao. Vì vậy đòi hỏi phải đổi mới trong dạy học nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh. Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học nhằm hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt để học tập và giao tiếp. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt góp phần rèn luyện thao tác tư duy, cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết về xã hội, tự nhiên, văn hóa của Việt Nam, của nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt, có thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt.
Mục tiêu cụ thể của phân môn Học vần hiện nay là dạy chữ, dạy các em biết nhận mặt con chữ rồi ghép vần, ghép tiếng để biết đọc, biết viết. Dạy âm, dạy cấu tạo ngữ âm Tiếng Việt để từ đó trẻ biết đọc, biết viết một cách khoa học.
Học vần là một phân môn khởi đầu giúp học sinh chiếm lĩnh một công cụ mới để sử dụng trong học tập và giao tiếp. Công cụ đó chính là chữ viết. Nếu chữ viết được coi là phương tiện ưu thế nhất trong giao tiếp thì Học vần có một vị trí quan trọng không thể thiếu được trong chương trình môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học. Học vần có nhiệm vụ là trao cho các em cái chìa khóa để vận dụng chữ viết khi học tập. Khi biết đọc, biết viết, các em có điều kiện học tập, đọc các loại sách báo, giao tiếp tốt hơn. Từ đó giúp các em học tốt các môn học khác.
Mục tiêu của dạy học Tiếng Việt lớp 1 là đem lại cho các em kĩ năng đọc đúng, viết đúng, Quá trình đọc và viết được thông qua chữ. Chữ viết của tiếng Việt là chữ ghi âm (về cơ bản đọc thế nào thì viết thế ấy). Muốn nắm được kĩ năng đọc, viết thì các em đồng thời phải nắm được cả hai. Bởi vậy, về nguyên tắc không thể nói ở lớp 1 dạy âm hay dạy chữ mà phải kết hợp cả dạy âm và dạy chữ. Ngoài ra, thông qua việc dạy âm, dạy chữ, dạy Học vần còn phải phát triển vốn từ ở các em đó là làm giàu vốn từ, biết nói đúng các mẫu câu ngắn và tạo cho các em niềm say mê học tập, tìm hiểu.
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
a. Thuận lợi
Tiến Nông là một xã chủ yếu làm nghề nông nghiệp của huyện Triệu Sơn tỉnh Thanh Hóa, địa bàn xã khá rộng, bao gồm 9 xóm. Trường học được xây dựng trên địa bàn trung tâm của xã. Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học hành của con em. Cán bộ nhà trường luôn quan tâm, khuyến khích việc dạy và học đạt kết quả tốt, mang lại uy tín trong nhân dân. Trường Tiểu học Tiến Nông có đội ngũ giáo viên trẻ, tâm huyết với nghề. Bản thân tôi là một giáo viên luôn có tinh thần tận tâm với nghề nghiệp. Học sinh khối lớp 1 đều đã được học ở trường Mầm non. Cơ sở vật chất nhà trường đảm bảo, thuận lợi cho việc dạy học. Thiết bị đồ dùng dạy học tương đối đầy đủ. Bàn ghế đúng tiêu chuẩn cho học sinh khối lớp 1. Phòng học thoáng mát, khuôn viên trường lớp xanh, sạch, đẹp thu hút học sinh đến trường.
b. Khó khăn.
Học sinh lớp 1, các em vừa được học ở Mầm non. Các em đang từ hoạt
động vui chơi là chủ yếu chuyển sang hoạt động học là chủ yếu nên các em rất
bỡ ngỡ, chưa quen với nền nếp học tập.
Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc học của các em.
Một số học sinh ở xa trung tâm, đi lại khó khăn. Nếu gặp thời tiết mưa to, các em thỉnh thoảng hay nghỉ học.
Năm học ….., trường Tiểu học …..có hai lớp 1. Tôi được phân công chủ nhiệm lớp 1B
Tổng số học sinh: 39 em. Nữ: 9. Nam: 20.
Con gia đình thương binh, liệt sĩ: 0
Con gia đình hộ nghèo: 12
Con gia đình có hoàn cảnh đặc biệt: 3 (cả 3 em bố mẹ li hôn)
Đa số các em lớp tôi chăm ngoan, kính thầy mến bạn. Từ đầu năm học, tôi đã tích cực tìm hiểu cụ thể hoàn cảnh điều kiện của từng em. Qua tìm hiểu kết quả từ Mầm non có 12/29 em được khen ở Mầm non (lớp 5 – 6 tuổi). Tôi nhận thấy một số em có tinh thần học tập tích cực, nhanh nhẹn trong các hoạt động học và các hoạt động khác của lớp. Các em phát âm chưa chính xác, có em còn nói ngọng. Có nhiều em cầm bút chưa quen. Việc đọc và viết trong phân môn Học vần ở những tuần đầu tiên của các em gặp nhiều khó khăn.
Xuất phát từ thực trạng trên, ngay từ đầu năm học, tôi đã đề ra những biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn Học vần. Với mong muốn kết quả học Học vần nâng cao, các em đọc tốt, viết tốt, luyện nói tốt, vận dụng vào học tập các môn học khác và vận dụng tốt vào hoạt động giao tiếp trong xã hội.
2.3.Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Phối hợp với cha mẹ học sinh để giúp học sinh học tốt phân môn Học vần.
Trong giáo dục, muốn đạt hiệu quả thì cần có sự phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Trong đó cha mẹ học sinh đóng góp một phần rất quan trọng. Nếu giáo viên phụ trách lớp cùng cha mẹ các em chăm lo cho việc học tập của học sinh thì sẽ tạo điều kiện cho các em phát huy sự tích cực, sáng tạo trong học tập. Bởi các em luôn có được niềm tin vững chắc, từ đó các em sẽ phát triển niềm say mê, sáng tạo trong học tâp.
Từ đầu năm học, ở kì họp cha mẹ học sinh lần đầu tiên. Tôi trình bày những thuận lợi, khó khăn của lớp để cha mẹ học sinh nắm được. Những đề nghị, mong muốn về kết quả học tập của các em trong đó đặc biệt là đối với phân môn Học vần. Tôi mong muốn cha mẹ học sinh hãy quan tâm, đôn đốc, nhắc nhở học sinh hơn nữa. Những đề nghị của giáo viên về việc chuẩn bị sách, vở, đồ dùng học tập phục vụ cho dạy học Học vần như:
+ Sách giáo khoa Tiếng Việt, vở Tập viết, vở ô li.
+ Bộ đồ dùng thực hành môn Tiếng Việt.
+ Bút chì, bút mực, bảng con, phấn viết, giẻ lau bảng.
Hội cha mẹ học sinh lớp tôi đã bầu ra ban đại diện hội cha mẹ của lớp.
Đây là những phụ huynh nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao với tập thể lớp.Tôi đã trao đổi với ban đại diện cha mẹ học sinh, nhờ ban đại diện động viên khuyến khích các phụ huynh khác hãy quan tâm đến việc học của con em mình, chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập, thường xuyên quan tâm theo dõi sát việc chuẩn bị sách vở, đồ dùng học của học sinh trước khi đến lớp và nhắc nhở con em mình chăm chỉ đọc bài, viết bài.
Tôi thường xuyên liên lạc với phụ huynh bằng cách gặp gỡ trao đổi hoặc điện thoại về việc học Học vần của con em họ. Với những học sinh tích cực, tôi trao đổi về những kết quả mà em đã đạt được để cha mẹ em phấn khởi, tôi cũng trao đổi với cha mẹ em những điều các em còn chưa thực hiện tốt để cha mẹ các em tiếp tục quan tâm, động viên các em. Với học sinh đọc còn chậm trên lớp, tôi đã khéo léo đưa ra những phương pháp :
– Giúp các em nhận biết nhanh về các chữ cái ghép vần từ đó học sinh có thể đọc nhanh thành tiếng.
-Trước khi học bài mới tôi thường nhắc nhở các em đọc trước nhiều lần để khi học bài trên lớp các em đọc trôi chảy hơn.
– Những giờ ra chơi tôi thường cho các em xuống phòng thư viện kèm cặp, giúp đỡ thêm bằng cách cho các em đọc những mẩu chuyện hay, lúc đầu các em đọc chưa trôi chảy nên thường không nắm được cốt truyện do đó tôi đã gợi mở đặt các câu hỏi để các em vừa đọc vừa chú ý để nắm được cốt truyện, từ đó các em sẽ ham muốn đọc truyện hơn chính vì vậy dần dần các em sẽ đọc trôi chảy và tốc độ sẽ nhanh hơn.
– Động viên khuyến khích phụ huynh tham khảo và cần kiên trì quan tâm giúp đỡ để các em tiến bộ. Chẳng hạn ở nhà, bố mẹ có thể động viên con mình đọc lại bài đã đọc trên lớp hoặc xem bài viết của con trong vở và khuyến khích để con tiếp tục học tập tốt hơn.
– Tạo niềm tin với cha mẹ các em bằng lòng nhiệt tình trong giảng dạy các em đọc, viết hằng ngày trên lớp. Như vậy, biện pháp phối hợp tốt với cha mẹ học sinh đã góp phần cho học sinh học tốt phân môn Học vần.
2.3.2. Lựa chọn các phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học tích cực trong dạy học Học vần.
Theo các nhà lí luận giáo dục, theo kinh nghiệm thực tế của quá trình giảng dạy thì trong tất cả các phương pháp dạy học kể cả phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học hiện đại đều không có một phương pháp riêng nào là đạt hiệu quả tối ưu. Người giáo viên cần linh hoạt vận dụng phương pháp dạy học sao cho phù hợp với từng hoạt động dạy học, phù hợp với tâm lý lứa tuổi và tình hình thực tế của địa phương. Muốn học sinh có những ham muốn, sáng tạo, người giáo viên phải lao động say mê, tìm tòi, sáng tạo. Trong dạy học Học vần, để mang lại hiệu quả cao, giáo viên cần phải lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học sao cho lôi cuốn sự chú ý, khơi gợi cho các em niềm ham mê học tập, tránh tiết dạy khô khan, nhàm chán.
- Lựa chọn các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học Học vần.
Sau mỗi tiết học Học vần, tôi luôn luôn trăn trở các em đã thu được kết gì, cần lưu ý điều gì để tiết học sau có hiệu quả hơn. Từ đó trước khi lên lớp, tôi đã nghiên cứu kĩ bài dạy. Tôi lựa chọn các phương pháp dạy học và các hình thức dạy học sao cho thu hút sự chú ý, khuyến khích học sinh hăng hái, tích cực học tập.
Ví dụ: Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học Học vần.
Tâm lý lứa tuổi học sinh Tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp đầu cấp, kiến thức được hình thành từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Nếu các em được quan sát qua tranh ảnh, vật thật thì các em dễ dàng phát hiện và cũng dễ dàng khắc sâu được kiến thức. Chẳng hạn, khi dạy bài 36 vần ôm, ơm (trang 84 tiếng Việt 1 bộ sách Kết nối tri thức tập 1). Để có được từ khóa đống rơm, tôi dùng tranh vẽ đống rơm để cho học sinh quan sát. Học sinh nêu được từ đống rơm. Trong mỗi gia đình các em nhà làm ruộng thường hay có đống rơm, các em tham khảo thêm. Học sinh quan sát tranh đống rơm, tìm hiểu qua thực tế đống rơm ở nhà mình, từ đó các em sẽ hiểu và đánh vần, đọc tốt hơn.
Giáo viên sưu tầm mẫu vật để sử dụng trong tiết dạy học vần. Tôi cũng thường xuyên động viên khuyến khích học sinh sưu tầm mẫu vật mà xung quanh cuộc sống của các em có. Chẳng hạn khi dạy bài 23 vần ia (trang 58 tiếng Việt 1 bộ sách Kết nối tri thức tập 1), tôi đã dặn các em chuẩn bị đồ dùng cho tiết học vần là sưu tầm lá tía tô để mang đến lớp. Các em rất thích thú công việc này. Đã có nhiều em mang lá tía tô đi học. Trong giờ học, cô cho học sinh quan sát lá tía tô trên bảng và quan sát lá tía tô các em mang đi. Từ đó các em có từ khóa “lá tía tô”. Việc ghép vần trên thanh cài, đánh vần “ia”, đánh vần tiếng “tía” và đọc trơn “lá tía tô” rất thuận lợi, kể cả đối với học sinh chậm.
Ví dụ: Sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học Học vần.
Xem thêm:
- SKKN Một số giải pháp rèn kỹ năng nói trong môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 theo bộ sách Kết nối tri thức (W+PPT)
- SKKN Tổ chức trò chơi học tập nâng cao hiệu quả phân môn học vần cho học sinh lớp 1 (KNTT) (W+PPT)
- SKKN Nâng cao hiệu quả học tập môn toán 1 thông qua việc áp dụng đồ dùng dạy học trực quan môn toán (KNTT)
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 102
- 1
- [product_views]
- 5
- 172
- 2
- [product_views]
- 2
- 184
- 3
- [product_views]
- 8
- 129
- 4
- [product_views]
- 0
- 151
- 5
- [product_views]
- 7
- 100
- 6
- [product_views]
- 6
- 160
- 7
- [product_views]
- 7
- 151
- 8
- [product_views]
300.000 ₫
- 4
- 178
- 9
- [product_views]
300.000 ₫
- 5
- 193
- 10
- [product_views]