SKKN Một số biện pháp nâng cao hứng thú học tập tiếng Anh cho học sinh lớp 6 ( Sách Global/Smart start/Family&friend)

Giá:
100.000 đ
Môn: TIẾNG ANH
Lớp: 6
Bộ sách: Global/Smart start/Family&friend
Lượt xem: 496
Lượt tải: 7
Số trang: 27
Tác giả: Phạm Thị Hồng Nhung
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: Trường THCS Lý Tự Trọng
Năm viết: 2021-2022
Số trang: 27
Tác giả: Phạm Thị Hồng Nhung
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: Trường THCS Lý Tự Trọng
Năm viết: 2021-2022

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nâng cao hứng thú học tập tiếng Anh cho học sinh lớp 6 ( Sách Global/Smart start/Family&friend) “triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

1. Thúc đẩy động cơ học tập của học sinh

2. Áp dụng những tình huống, hành động thực tế vào bài giảng

3. Lồng ghép âm nhạc trong dạy học Tiếng Anh

4. Sân khấu hóa trong dạy học Tiếng Anh

4. Lồng ghép Video Clip tạo hứng thú trong tiết dạy Tiếng anh

Mô tả sản phẩm

PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU

 

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Tiếng Anh ngày càng trở nên phổ biến, nó được xem là cầu nối con người từ những nước khác nhau trên thế giới xích lại gần nhau hơn. Hơn thế nữa nhờ có Tiếng Anh mà con người đã có được những bước tiến đáng kể trong nhiều lĩnh vực. Việc học Tiếng Anh là quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, Tiếng Anh là một môn học khá khó đối với học sinh, đặc biệt là học sinh ở vùng khó khăn. Vì vậy, chúng tôi luôn trăn trở với câu hỏi làm thế nào để có được một giờ dạy hiệu quả và sinh động, gây được hứng thú với học sinh, khiến các em phát huy được vai trò chủ động sáng tạo trong việc lĩnh hội kiến thức cùng một lượng từ vựng khô khan.

Thực tế cho thấy ở một số tiết học, nếu người thầy áp dụng phương pháp dạy học truyền thống thì chỉ có ít học sinh suy nghĩ và làm việc tích cực, số học sinh còn lại cũng chỉ ghi bài và lắng nghe một cách thụ động, máy móc mà không hiểu được nội dung bài học, dẫn đến hiệu quả học tập thấp. Hơn nữa, lớp học rất ồn vì học sinh không chú ý vào bài học. Để khắc phục tình trạng trên, mỗi giáo viên phải tự chọn ra cho mình phương pháp dạy phù hợp thông qua một quá trình tìm tòi, thử nghiệm và rút kinh nghiệm giảng dạy thực tế của bản thân trên cơ sở hiểu biết về lý luận dạy học. Chính vì vậy, trong khi giảng dạy Tiếng anh tại trường, tôi đã chú ý nghiên cứu, vận dụng phương pháp mới để tạo sự hứng thú học tập, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong các giờ dạy của mình. Đó cũng là lí do tôi chọn đề tài: “SKKN Một số biện pháp nâng cao hứng thú học tập tiếng Anh cho học sinh lớp 6 (Bộ sách Global success)”.

Những kinh nghiệm của tôi có thể vận dụng với hầu hết các tiết học, các kiểu bài, trong chương trình Tiếng anh THCS khối 6. Như vậy, việc lựa chọn đề tài này có ý nghĩa rất cụ thể và thiết thực đối với giáo viên dạy bộ môn Tiếng Anh nhằm nâng cao chất lượng dạy – học môn Tiếng Anh trong trường.

Tạo hứng thú trong dạy học Tiếng Anh là một trong những giải pháp quan trọng để đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh ở trường THCS hiện nay. Nó thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà lý luận dạy học cũng như các giáo viên dạy học trực tiếp ở các trường phổ thông. Vấn đề này cũng đã được đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu của các nhà giáo dục, của một số thầy cô giáo. Các công trình nói trên đã tạo cơ sở, nền móng cả về mặt lý luận và thực tiễn để tôi hoàn thành đề tài này.

Tuy nhiên, các tác giả mới đề cập một cách khái quát, mang tính chất định hướng, giới thiệu chủ yếu mà chưa đề cập đến việc áp dụng cụ thể vào bài học như thế nào để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Vì thế, tôi đã mạnh dạn tiếp tục đi sâu tìm tòi nghiên cứu đề tài này theo hướng vận dụng lý luận vào thực tế giảng dạy, với mong muốn đóng góp những kinh nghiệm của mình vào việc tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em yêu thích, say mê môn học để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh.

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Việc tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Tiếng Anh mà tôi đưa ra trước hết nhằm khơi được hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh THCS, giảm được sự ức chế tối đa trong một giờ học, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, giúp cho học có điều kiện sử dụng Tiếng Anh một cách tự nhiên, hình thành và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực hiện quá trình giao tiếp thực tế và cũng là để củng cố, ôn tập lại những kiến thức, khắc sâu lại những kiến thức đã học một cách thường xuyên, có hiệu quả. Sau nữa là để nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân, và để trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp của mình.

PHẦN THỨ 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ

Trong đề án 1400 về “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 –2020 với nội dung mục tiêu là đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước”.

Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ- BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học…”.

Như vậy, để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Tiếng Anh, thì phải làm cho học sinh yêu thích môn học đó. Muốn học sinh yêu thích môn học đó thì giáo viên phải tạo được hứng thú học tập cho học sinh. Có nhiều phương pháp để phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tạo hứng thú học tập cho học sinh đã được nhiều giáo viên áp dụng. Làm cho học sinh cảm thấy bài học ở đây nhẹ nhàng“như một trò chơi, mọi người tham dự vô tư, thoải mái” với không khí “hòa nhã, vui vẻ..”. Nếu Tiếng Anh trở nên sống động hơn, hấp dẫn hơn, thực tế hơn, vậy thì không còn lý do gì mà học sinh lại không cảm thấy hứng thú để học tập, không tích cực, chủ động tham gia vào bài học. Mà có hứng thú học tập ắt sẽ có kết quả học tập tốt. Đây là nền tảng cho việc áp dụng phương pháp mới vào dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh.

II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ

Tiếng Anh đã trở thành một môn học trọng tâm như các môn văn hóa khác nhưng vẫn là môn học khó, không phải bất cứ học sinh nào cũng có năng khiếu để tiếp thu nó một cách dễ dàng, đặc biệt là những học sinh ở vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Trường nằm trên địa bàn khó khăn, đa số gia đình các em học sinh đều làm nông, ngoài giờ học các em phải giúp đỡ bố mẹ làm thêm công việc như nhặt điều, nhặt cà phê, tưới nước, làm cỏ, có em đến mùa thu hoạch phải nghỉ học ở nhà giúp đỡ gia đình. Do đó đa số các em không nhận được cơ hội học tập tốt ở nhà, không có điều kiện làm bài tập và ôn bài ở nhà. Hơn nữa, tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số trong trường chiếm tới một nửa số học sinh nên một số em còn hạn chế về cách tiếp thu bài học, chất lượng học sinh học tập môn Tiếng Anh hàng năm chưa cao, tỉ lệ học sinh khá giỏi thấp, tỉ lệ học sinh yếu kém còn cao.

Để nâng cao chất lượng bộ môn Tiếng Anh trong nhà trường, một vài năm gần đây giáo viên đã và đang áp dụng những phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy. Tuy nhiên giáo viên còn đang lúng túng trong cách thức thực hiện, chưa đa dạng hóa các hình thức. Qua thực tế cho thấy, nhiều năm học trước bộ môn Tiếng Anh ở trong trường chưa thu hút được học sinh yêu thích môn học. Đa số các em chưa nắm chắc kiến thức, chưa có phương pháp học tập phù hợp, học tập một cách thụ động, chủ yếu các em chỉ ghi chép bài, nhiều em rất ngại thực hành nói trên lớp, sợ nói ra sẽ bị sai, sợ các bạn chê cười, nhiều em chưa biết vận dụng vào tình huống thực tế, thậm chí có em còn không ghi chép bài ở trên lớp, nhiều em cảm thấy chán nản, mệt mỏi, và còn ngủ trong giờ học, đây là một thực trạng phổ biến ở trong tiết dạy Tiếng Anh.

III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Để nâng cao chất lượng dạy và học và và quan trọng hơn thu hút được sự tập trung chú ý của học sinh, tạo cho các em một tâm lý thoải mái, không áp lực khi học bộ môn để các em say mê, yêu thích môn học hơn nữa, tôi đã áp dụng một số giải pháp sau:

1. Thúc đẩy động cơ học tập của học sinh

1.1 Động viên học sinh bằng những lời khen

Chúng ta có thể thấy một lời khen bao giờ cũng tốt hơn một lời chê bai. Vì thế để giúp các em mạnh dạn hăng hái phát biểu tôi luôn không bao giờ tiếc những lời khen ngợi động viên các em. Thực tế cho thấy, có những học sinh biết nhưng không dám nói vì sợ bị mắc lỗi. Một số em khác không dám giơ tay phát biểu vì sợ nói sai bị các bạn cười, cô giáo chê. Theo tôi, đây chính là yếu tố tâm lí mà giáo viên dạy Tiếng Anh cần phải xem xét để giúp các em có được hứng thú học tập hay ít ra là tích cực hơn trong các giờ học. Trong quá trình dạy, giáo viên không nên quá khắt khe với những lỗi mà học sinh mắc phải (Ví dụ: lỗi phát âm, lỗi chính tả, thậm chí là lỗi ngữ pháp) để tránh cho các em tâm lí sợ mắc lỗi khi thực hành.Vì vậy bất cứ một câu trả lời tốt nào đều được khen đôi khi chỉ là một cái gật đầu, một nụ cười…Thậm chí nếu học sinh làm chưa đúng chúng ta cũng có thể khen.

Ví dụ : Trong Tiếng Anh 6 khi dạy Unit 1: My New School trang 6, Tiếng Anh lớp 6 bộ sách Global Succes, tập 1, phần grammar có câu như sau:

We ___________ new subjects for this school year.

A.have

B.has

C.having

Có học sinh đáp án B

Trong câu này rõ ràng học sinh đã sai về mặt ngữ pháp. Tuy nhiên, trong giao tiếp, tôi không quá chú trọng vào ngữ pháp. Thay vì ngắt lời khi các em đang nói để sửa lỗi, tôi để cho học sinh trả lời xong. Mặc dù câu trả lời chưa đúng nhưng tôi vẫn khích lệ hay khen em bằng câu như: “Not bad”. Sau đó tôi hỏi em học sinh đó chúng ta dùng: “We have 2 new subjects for this school year or We has new subjects for this school year” bằng cách này học sinh có thể tự sửa được câu đúng cho mình và chắc chắn em sẽ khắc sâu bài học hơn.

1.2 Đơn giản hóa các bài học

– Khi giảng dạy tôi luôn phải chú ý đến tính vừa sức trong dạy học do đối tượng học sinh trong trường tôi một nửa là người dân tộc thiểu số, nhận thức còn nhiều hạn chế nên tôi đã mạnh dạn thay đổi một số bài tập trong chương trìn

– Để phù hợp với đối tượng học sinh của mình, tôi đưa ra những yêu cầu khá đơn giản, rõ ràng. Ví dụ ngoài việc sử dụng các kỹ năng cụ thể trong từng tiết dạy, tôi luôn căn cứ vào khả năng ghi nhớ và thể hiện của từng học sinh để yêu cầu thực hành và giao bài tập về nhà tránh áp lực và quá tải với khả năng của học sinh yếu kém, tránh nhàm chán vì quá dễ đối với học sinh khá, giỏi.

1.3 Hãy tạo cho những học sinh yếu hơn có cơ hội để được “tỏa sáng”

Giáo viên không nên chỉ mời những học sinh có kiến thức tốt phát biểu trong giờ mà cần khuyến khích mọi thành viên khác phát biểu xây dựng bài, mặc dù các ý kiến phát biểu có thể không thật chính xác vì chính điều này kích thích các em cần cố gắng hơn để học.

 

Ví dụ: Trong bài unit 4: My neighbourhood, trang 38, Tiếng Anh lớp 6 bộ sách Global Succes,tập 1, khi thực hành bài tập 2: Work with classsmate. Ask her/him about his/ her best friend? Tôi gọi 1 hoặc 2 em học sinh trong lớp học tốt trả lời mẫu, sau đó gọi tiếp 1 hoặc 2 em học yếu trả lời. Như thế tất cả các em sẽ tích cực hơn vì được tham gia vào quá trình học tập.

2. Áp dụng những tình huống, hành động thực tế vào bài giảng

Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy rằng nếu mình có thể áp dụng những ví dụ, tình huống hành động cụ thể, thực tế vào bài giảng sẽ khiến cho bài học trở nên sinh động, hấp dẫn và khiến các em nhớ từ, cấu trúc, mẩu hội thoại lâu hơn và có thể sử dụng chúng trong thực tiễn hàng ngày.

– Ví dụ: Khi dạy về cấu trúc thì hiện tại tiếp diễn ở lớp 6, giáo viên có thể dùng hành động thực tế của mình để đưa ra cấu trúc câu. Ví dụ giáo viên cầm quyển sách lên đọc và hỏi học sinh: Look at me! What am I doing? Hoặc chỉ vào 1 học sinh đang chạy ở ngoài sân và nói: He is running

– Ví dụ: Khi học về các từ về ngày tết trong Unit 6: Our Tet holiday, trang 58 sách Tiếng Anh lớp 6 bộ sách Global Success, tập 1 và các hoạt động liên quan trong ngày Tết. Nếu giáo viên sử dụng hành động của mình và hướng dẫn học sinh diễn tả những tính từ trên trong phần thực hành thì giờ học thêm sinh động và học sinh sẽ rất hứng thú, đồng thời sẽ nắm vững từ mới và cách dùng chúng hiệu quả trong những tình huống thực tế.

 

+ Khi dạy từ “special foods”, giáo viên nói: I eat a lot of delicious foods during Tet holiday và làm động tác đang ăn. Trong tình huống này học sinh sẽ hiểu tình huống và đoán được nghĩa của từ

+ Sau khi dạy hết từ mới giáo viên cho học sinh chơi trò chơi theo nhóm thể hiện bằng hành động. Nhóm 1 học sinh lần lượt lên thể hiện hành động nhóm 2 nhìn, đoán và hỏi bằng những câu hỏi Yes/No Ví dụ: Do you like getting lucky money?

3. Lồng ghép âm nhạc trong dạy học Tiếng Anh

Như chúng ta đều biết, nếu được học tập trong một môi trường vui vẻ và sáng tạo, học sinh sẽ rất hào hứng mỗi khi tới lớp. Việc sử dụng âm nhạc trong lớp học là một cách để chúng ta có thể tạo được bầu không khí học tập tuyệt vời, mang niềm vui và sự say mê học tập đến cho học sinh.

Bài hát có thể được được sử dụng cho nhiều mục đích và có rất nhiều lý do tại sao bài hát có thể được coi là một công cụ sư phạm có giá trị. Bài hát có thể giúp học sinh cải thiện kỹ năng nghe và phát âm, vì thế cũng giúp nâng cao cả kỹ năng nói. Bài hát cũng có thể là công cụ hữu ích trong việc học từ vựng, cấu trúc câu, và mẫu câu. Và có lẽ lợi ích lớn nhất của việc sử dụng các bài hát để dạy học là đem lại niềm vui cho học sinh. Niềm vui thích là một phần quan trọng của việc học một ngôn ngữ mới, các bài hát có thể giúp việc học trở nên thú vị hơn và có khả năng nâng cao động lực cho học sinh giúp học sinh tiếp thu bài học tốt hơn.

Một số cách lồng ghép âm nhạc trong giờ học Tiếng Anh như sau:

3.1 Lồng ghép âm nhạc để giới thiệu chủ đề của bài học.

Phần giới thiệu chủ đề của bài mục đích để giúp các em định hình mình sắp học cái gì vì thế tôi cho học sinh nghe một vài câu trong bài hát liên quan đến chủ đề của bài nhằm mục đích khêu gợi trí tò mò của học sinh về chủ đề bài học như: “Color, Feeling, Christmas,…”

 

3.2 Lồng ghép âm nhạc trong tiết ngữ pháp

Một tiết học ngữ pháp vốn rất khô khan vì thế tôi đưa âm nhạc vào tiết học này nhằm tạo bầu không khí vui vẻ thoải mái trong tiết học, giúp các em củng cố cấu trúc ngữ pháp và khắc sâu bài học hơn.

Ví dụ sau khi học thì quá khứ đơn ở chương trình Tiếng Anh 6, unit 8, trang 16-17, sách tiếng anh lớp 6, bộ sách Global Success tập 2, chúng ta có thể cho học sinh nghe bài hát “Yesterday once more” để thay đổi không khí nhàm chán của tiết học ngữ pháp. Các em vừa hát vừa làm động tác tạo ra những âm thanh rất vui nhộn.

Lời bài hát: “Yesterday once more”

When I was young

I’d listened to the radio

Waiting for my favorite songs

When they played I’d sing along

It made me smile

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Tiếng Anh tại trường THCS
8
Tiếng Anh
4.5/5

Tiếng Anh
4.5/5

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)