Một số biện pháp nâng cao trong công tác dạy đọc Tiếng Anh lớp 7 ( Sách Global/Smart start/Friend plus)
- Mã tài liệu: MT7029 Copy
Môn: | Tiếng Anh |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | Global/Smart start/Friend plus |
Lượt xem: | 789 |
Lượt tải: | 10 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Trang |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Cẩm Tú |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Trang |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Cẩm Tú |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm ” Một số biện pháp nâng cao trong công tác dạy đọc Tiếng Anh lớp 7 ( Sách Global/Smart start/Friend plus)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
a. Giai đoạn chuẩn bị <Pre/ Reading>
b. Giai đoạn đọc < While – Reading >
c. Các bài tập củng cố <Post- reading>
Mô tả sản phẩm
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lời Mở Đầu
Ngày nay khi Tiếng Anh đã khẳng định vai trò và tầm quan trọng của nó trong trường học, thì việc nâng cao chất lượng dạy và học là vấn đề quan trọng hàng đầu. Chương trình thay sách được áp dụng hàng loạt vấn đề về phương pháp dạy học Tiếng Anh lại nảy sinh. Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để học sinh có thể lĩnh hội được toàn bộ kiến thức và sử dụng nó một cách thành thạo?
Chúng ta đều biết rằng học Tiếng Anh đơn thuần chỉ là học một ngôn ngữ, muốn sử dụng thành thạo ngôn ngữ đó thì người học phải rèn luyện bốn kỹ năng cơ bản: – Nghe, – Nói, – Đọc, – Viết. Trong đó, kỹ năng đọc giữ vai trò quyết định xem người học có hiểu nội dung của bài hay không. Ngay từ năm lớp 6 học sinh đã được làm quen với bài học ngắn dễ hiểu. Khi chương trình được nâng cao kỹ năng đọc càng được yêu cầu khắt khe hơn. Nếu giáo viên không có phương pháp giảng dạy tốt, sẽ không truyền đạt hết nội dung của bài dạy hơn nữa những bài đọc ở chương trình lớp 8,9 thường dài hơn và nhiều từ mới, nên rất khó cho học sinh khi học và giáo viên khi chuẩn bị bài trước khi dạy.
Để đáp ứng được yêu cầu thực tế, mỗi giáo viên cần phải tìm cho mình một phương pháp dạy học tối ưu, phù hợp với từng đối tượng thực tế của từng học sinh để đạt kết quả cao đó mới là vấn đề, là mục đích mà mỗi giáo viên đang đứng lớp phải trăn trở, phải suy nghĩ. Vì vậy cải tiến phương pháp và nội dung dạy học luôn được ngành giáo dục quan tâm đúng mức. Ngành luôn động viên khuyến khích những giáo viên có những cải tiến mới về phương pháp dạy học và có những đề tài sáng kiến kinh nghiệm hay, thiết thực áp dụng thực tế ngay cho việc dạy hoặc là cải tiến về đồ dùng dạy học .v.v….
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng của việc dạy kỹ năng đọc Tiếng Anh ở trường THCS
– Mặc dù tiếng Anh đã trở thành môn học chính thức ở trong trường học. Nhưng việc phát huy lợi ích của nó vẫn chưa được quan tâm nhiều. Một phần do hạn chế về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở trường phổ thông nhưng mặt quan trọng nữa là do chất lượng dạy học chưa cao, chưa thu hút được sự đam mê học tập của học sinh điều này càng được thể hiện rõ trong các giờ dạy đọc Tiếng Anh học sinh luôn tìm cách lẩn tránh việc phải đọc các bài văn dài với những dòng chữ dày đặc từ mới. Mặt khác học sinh chỉ quan tâm đến nghĩa của từ mà không đi sâu tìm hiểu nội dung của bài đọc , đặc biệt là các trọng âm lên xuống của bài đọc kết quả các em không thể trả lời hoàn chỉnh các câu hỏi về bài đọc. Chất lượng dạy học vì thế giảm xuống, không đáp ứng được yêu cầu mà mình đã đặt ra. Trong trường hợp này giáo viên cần phải dạy cho các em học sinh kỹ năng đọc phân tích lấy thông tin từ đó học sinh mới có thể áp dụng làm bài tập nhanh được.
Bên cạnh đó, vai trò của giáo viên không thể không kể đến chất lượng dạy học được nâng cao, phương pháp dạy học có đổi mới phù hợp với từng bài học, từng đối tượng học sinh. Trong chương trình sách giáo khoa cũ, kỹ năng đọc được rèn luyện đồng thời với kỹ năng Nghe – Nói và Viết. Từ mới trong mỗi bài đọc thường ít hoặc là những chủ đề quen thuộc học sinh đã biết qua, giáo viên chỉ cần đặt câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời ép buộc, và gượng gạo và như vậy chất lượng học tập của các em sẽ không bao giờ cao.
Sau khi chương trình Tiếng Anh được biên soạn lại kỹ năng đọc được rèn luyện riêng rẽ, đổi mới phương pháp trong dạy học càng cao, càng bắt buộc phải thực hiện theo. Nhiều đề tài mới lạ được đề cập đến, số lượng từ vựng cũng nhiều lên. Học sinh cảm thấy quá tải, phương pháp cũ không còn phù hợp. Chính vì vậy trong việc này giáo viên đóng vai trò chủ đạo dạy như thế nào để vừa đáp ứng được yêu cầu thực tế, vừa nâng cao chất lượng học tập của các em.
2. Lí do để chọn đề tài
Nhận thấy kết quả, hiệu quả của việc dạy kỹ năng đọc Tiếng Anh ở trường THCS là một vấn đề, là một thực trạng cần thiết để bổ sung thêm vào các phương pháp dạy học Tiếng Anh ở trường THCS nên tôi đã mạnh dạn cải tiến nội dung phương pháp cho đề tài của mình đó là: “Một số biện pháp nâng cao công tác dạy đọc Tiếng Anh lớp 7″.
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là nhằm tìm hiểu tầm quan trọng của kỹ năng đọc Tiếng Anh. Từ thực trạng của việc dạy kỹ năng đọc Tiếng Anh ở trường THCS, cải tiến phương phương pháp giảng dạy tích cực phù hợp với từng bài, từng đối tượng học sinh.
3. Nhiệm vụ của việc nghiên cứu của đề tài
– Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc dạy kỹ năng đọc Tiếng Anh.
– Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của việc dạy kỹ năng đọc Tiếng Anh ở trường THCS. Từ đó có thể so sánh với kết quả đạt được sau khi áp dụng phương pháp mới.
– Rút ra một số bài học bổ ích sau khi nghiên cứu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Vì thời gian có hạn nên trong đề tài này tôi chỉ áp dụng phương pháp dạy kỹ năng đọc ở các đối tượng học sinh của Trường THCS ….
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã phải nung nấu trong một thời gian khá dài và đã lựa chọn ra một số phương pháp sau:
– Đọc tài liệu những vấn đề nghiên cứu liên quan.
– Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp vấn đề .
– Sử dụng phương pháp điều tra lấy ý kiến.
– Phương pháp quan sát sư phạm.
6. Thời gian và kế hoạch nghiên cứu
– Tháng 9 -2021 đăng ký đề tài
– Tháng 11-2021 tìm tư liệu cho đề tài, khảo sát đối tượng học sinh qua bài giảng, phiếu điều tra bài kiểm tra. .
-Tháng 3 – 2022 hoàn thành đề tài
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Dạy kỹ năng đọc phải áp dụng vào thực tế
Đọc là một kỹ năng quan trọng nhất, cần thiết trong việc dạy và học ngôn ngữ ở trường THCS. Trong lớp học học sinh đọc để lấy thông tin, để kiểm tra lại các dữ kiện để tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi hoặc làm sáng tỏ một số ván đề nào đó …., nếu không đọc được thì học sinh sẽ khó tiếp thu và ghi nhớ những dữ kiện thông tin lâu dài.
Trong cuộc sống hàng ngày học sinh lưu trữ những quan trọng qua việc dạy chữ viết, từ việc học theo sách vở trong trường đến việc đọc những thông tin nhắn qua quảng cáo, tiếp thị hướng dẫn sử dụng thông tin máy móc ….. Dạy đọc có nghĩa là người dạy phải làm thế nào để đưa người học nhận ra ý nghĩa và nội dung của thông tin.
Điều đáng mừng là người Việt Nam học Tiếng Anh thuận lợi hơn một số dân tộc khác như người Hoa, người Thái, người Ả Rập ….. Bởi lẽ hệ thống chữ viết của Tiếng Việt và Tiếng Anh gần giống nhau, chỉ một số rất ít chữ cái khác nhau như W, J, Z…. Tuỳ theo mục đích của bài học giáo viên có thể dạy đọc theo một vài cách khác nhau.
– Người đọc thay phiên nhau đọc lớn (thường áp dụng cho những lớp mới bắt đầu học hoặc cho những người nhỏ tuổi )
– Giáo viên đọc cho học sinh đọc giò theo trong sách.
– Học sinh đọc thầm.
– Ở các lớp mới vừa học Tiếng Anh giáo viên cần cho học sinh làm quen với sự kết hợp các chữ cái cho hệ thống chữ viết dựa vào thông tin cho sẵn để hiểu được ngữ nghĩa của từ, cụm từ, mệnh đề và câu Tiếng Anh.
– Việc dạy đọc thành thạo một câu hoặc một bài văn Tiếng Anh là một việc khó đối với nhiều giáo viên khi mà đối tượng học sinh của chúng ta không đồng đều vì từ Tiếng Anh không thể đánh vần như Tiếng Việt.
– Ngoài ra giáo viên nên đưa ra những hoạt động đọc thường được tổ chức nhằm củng cố những hoạt động rèn luyện trước đó như các hoạt động nghe nói chẳng hạn.
– Việc dạy đọc ở trong lớp theo phương pháp cũ thường mang tính ép buộc vì giáo viên thường ra bài tập để học sinh thực hiện để việc dạy đọc có hiệu quả và mang tính giao tiếp hơn giáo viên cần phải chuẩn bị tốt bài dạy áp dụng ngay vào việc thực hành các bài học cần phải chuẩn xác về ngôn ngữ, phong phú và đa dạng về thể loại có nội dung liên quan và làm phong phú thêm về kinh nghiệm sống của học sinh, gây hứng thú để việc đọc không bị nhàm chán. Lời hướng dẫn thực hiện các bài tập đọc cần chú ý nhấn mạnh hướng dạy các kỹ thuật đọc và thảo luận mở rộng đề tài của bài đọc.
2. Kỹ năng dạy đọc cần kết hợp nhiều mặt
– Theo một số chuyên gia như Colvin & Root (1981), Haverson & Haynes (1982), MeGee (1977), Thonis (1970) ……Giáo viên cần phải chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của việc dạy đọc cho những người mới bắt đầu học như :
– Khả năng tập trung của học sinh trong thời gian tối thiểu.
– Khả năng đọc hiểu lời hướng dẫn.
– Khả năng đọc một mình và với người khác.
– Khả năng quan hệ với những người cùng học.
– Khả năng nêu tên từng mục trong hình.
– Khả năng đọc từ trái sang phải và đọc từ trên xuống dưới.
– Khả năng sắp xếp phân loại (giống nhau, khác nhau.)
– Khả năng thể hiện các kỹ năng vận động như sự khéo léo, vụng về.
– Khả năng theo dõi một dòng chữ in dài.
– Khả năng hiểu và hình thành các ký hiệu.
– Khả năng theo dõi những biểu hiện qua cử chỉ, nét mặt, thân mình.
– Khả năng nhận ra ý tưởng do tranh thể hiện một vật thực nào đó.
– Khả năng nhận ra các ký hiệu âm thanh và hình ảnh.vv…..
Các khả năng này có thể đạt được trong quá trình rèn luyện trong các hoạt động đọc và viết mà giáo viên cần truyền đạt cho học sinh.
Ngoài ra còn có 8 yếu tố khác tác động đến việc dạy đọc Tiếng Anh như:
- Học sinh có một trình độ học vấn phổ thông nhất định thường gặp khó khăn trong việc chuyển đi và khái quát hóa kiến thức do đó họ cần phải được hướng dẫn kỹ trong việc đọc các trang in để từ đó có thể tăng thêm sự quan tâm đến các trang in.
- Học sinh thường có phản ứng không tích cực đối với nhiều trang, chữ in dày đặc.
- Học sinh có khuynh hướng tập trung các nỗ lực giải mã từng ngôn ngữ mới trong khi lại hạn chế đến việc giải mã một bài văn.
- Giáo viên có thể đoán trước rằng học sinh sẽ gặp khó khăn trong việc đọc hiểu bài văn nếu nội dung bài văn không quen thuộc với họ.
- Kinh nghiệm nói của học sinh được sử dụng vào việc giải mã một bài văn thay đổi tuỳ theo lứa tuổi và kinh nghiệm sống của học sinh đối với thứ tiếng đang học
- Khả năng suy luận,,nói và sự hiểu biết về các khái niệm như cụm từ,câu, âm và các khái niệm khác có tác động tích cực đến sự thành công của việc đọc ban đầu.
- Mức độ hiểu các loại văn bản tuỳ theo lứa tuổi và kinh nghiệm của học sinh đối với văn hoá và của dân tộc nói thứ tiếng đang được học.
- Học sinh học ngoại ngữ có nhu cầu về các giải thích liên quan đến phép ẩn dụ trong văn viết,, các thành ngữ và những thông tin về văn hoá có thứ tiếng được học nhiều hơn so với học sinh học tiếng mẹ đẻ của mình.
II. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Trong việc thực hành giảng dạy có thể chia làm các giai đoạn sau:
a. Giai đoạn chuẩn bị <Pre/ Reading>
Trong giai đoạn này giáo viên cần giới thiệu tổng quát về đề tài sắp đọc, dùng các dữ kiện có liên quan đến kinh nghiệm sống của học sinh đoán trước nội dung của bài đọc. Nếu bài đọc là một đoạn hội thoại giáo viên có thể nói đến địa điểm diễn ra hội thoại, số người tham gia, và nếu có thể về mối quan hệ giữa những người thân …. Nếu là một trích đoạn trong một truyện ngắn giáo viên có thể cho một hoặc vài em học sinh điểm lại những sự kiện chính trước đó.
Trong một số sách giáo khoa thường có ít tranh ảnh kèm với bài đọc. Giáo viên nên sử dụng những tranh ảnh này để hướng sự chú ý của học sinh vào một nội dung bài đọc bằng cách giúp các em đoán trước những ý tưởng và ngôn ngữ sẽ được thể hiện trong bài.
+ Theo tôi giáo viên chỉ cần nêu vài câu hỏi gợi mở trong giai đoạn này các câu hỏi cần theo sát trình tự lí luận trong bài đọc. Các câu hỏi này thể hiện cấu trúc cơ bản của bài đọc và là phương tiện để giúp học sinh quan tâm đến chủ đề sắp được đọc, từ đó chuyển sang một bài văn một cách tự nhiên hơn.
+ Đôi khi giáo viên có thể yêu cầu học sinh đọc lướt qua bài để có một số ý niệm tổng quát về thông tin trong bài đọc. Bằng một số hoạt động như thế giáo viên mới có thể gây hứng thú cho học sinh trong khi đọc và làm cho học sinh quan tâm về chủ đề sắp được học.
+ Các hoạt động trong giai đoạn này có thể thay đổi tuỳ theo tình hình thực tế của lớp học và trình độ học sinh. Giáo viên có thể thực hiện một hay hai hoạt động trong giai đoạn này.
Ví dụ 1: Unit 10 : Energy Source, trang 104, sách Tiếng Anh lớp 7, bộ sách Global Success.
+ Giáo viên: You are going to read a text about energy sources. Look at the pictures
(Hang the illustrative pictures on the board )
– Can you guess what happened to the objects in each picture?
– What do you call these cases in English?
– Can you give first aid instructions for each case? If not, ask your teacher to explain it to you then have a class discussion about it.
Ví dụ: Unit 9: Festivals around the world, trang 92, sách Tiếng Anh lớp 7, bộ sách Global Success
– Giáo viên: You are going to read a conversation about festivals. Imagine that you will join in one of the popular festivals on the world. What is the festival you want?
– What type of festival do you want?
– What are the activities of the festival?
*The following words may help you:
Decorate pine trees, throw potatoes, eat moon cakes, candy apples, Cannes Film festival. Use a dictionary or ask your teacher about new words.
Ví dụ 3: Unit 11: Travelling around the world, trang 114, sách Tiếng Anh lớp 7, bộ sách Global Success
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 7
- 198
- 2
- [product_views]
- 8
- 138
- 3
- [product_views]
- 7
- 172
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 4
- 173
- 6
- [product_views]
200.000 ₫
- 0
- 494
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 7
- 529
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 7
- 423
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 551
- 10
- [product_views]