SKKN Một số biện pháp rèn cho học sinh lớp 3 kĩ năng Tính giá trị biểu thức
- Mã tài liệu: BM3139 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 3 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 742 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Sinh Sắc |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Sinh Sắc |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp rèn cho học sinh lớp 3 kĩ năng Tính giá trị biểu thức” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Giải pháp 1: Tự học và tự bồi dưỡng
Giải pháp 2: Phân loại đối tượng HS để nâng cao chất lượng dạy học
Giải pháp 3: Ôn tập, củng cố kiến thức về các biểu thức đơn
Giải pháp 4: Ôn tập các dạng bài tính giá trị biểu thức trong chương trình SGK toán lớp 3 ( Biểu thức có 2 dấu phép tính)
Giải pháp 5: Tìm hiểu các dạng bài tính giá trị biểu thức mở rộng
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Môn Toán ở lớp 3 là một bộ phận trong chương trình môn Toán ở Tiểu học. Trên cơ sở kế thừa và phát huy những mạch kiến thức trong chương trình môn Toán ở lớp 1, 2 song chương trình môn Toán ở lớp 3 mở rộng và nâng cao dần theo từng mạch kiến thức về số học, đại lượng, hình học và giải toán,…
“Tính giá trị biểu thức ” ở Tiểu học là phần kiến thức về các yếu tố đại số. Biểu thức không được định nghĩa bằng khái niệm cụ thể mà chỉ giới thiệu “hình thức thể hiện” là các số, các chữ liên kết bởi dấu các phép tính. Vấn đề biểu thức được giới thiệu ngay từ lớp 1 thông qua phép cộng, trừ. Ở cuối lớp 2 dạy học về phép nhân, phép chia. Tuy nhiên, đến lớp 3 mới hình thành biểu tượng về biểu thức. Chương trình SGK ở lớp 3 xây dựng ba dạng bài tính giá trị biểu thức cơ bản, rõ ràng và có cách tính cho từng dạng bài: Biểu thức chỉ có dấu cộng trừ hoặc nhân chia; biểu thức có dấu cộng trừ nhân chia; biểu thức có dấu ngoặc. Tuy nhiên, thực tế còn nhiều dạng bài mới về tính giá trị biểu thức đòi hỏi học sinh phải tư duy cao hơn, phải có kĩ năng vận dụng thành thạo các dạng cơ bản đã học để thực hiện yêu cầu như: Biểu thức chỉ có một dấu phép tính nhưng nhiều số, viết thành biểu thức rồi tính, tìm số, ….đều là những dạng bài có nhiều số hoặc nhiều phép tính.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 3, tôi thấy tính giá trị biểu thức là cơ sở để học các mạch kiến thức khác như: hình học, giải toán và vận dụng tính toán trong đời sống thực tế. Tuy nhiên, do kĩ năng tính toán của HS hạn chế nên nhiều em đã sai ngay từ những biểu thức đơn với 1 phép tính. Đến các biểu thức 2 phép tính trở lên, đa số HS lúng túng, nhầm lẫn khi thực hiện thứ tự các phép tính trong biểu thức, nhầm lẫn cách làm các dạng bài dẫn đến sai kết quả tính. Một mặt do giáo viên chưa hệ thống các kiểu bài tập đa dạng, khác nhau về 1 dạng bài để các em được luyện tập và nâng cao kĩ năng Tính giá trị biểu thức. Vì vậy, làm cách nào để HS lớp 3 nói chung, HS Tiểu học nói riêng học tốt các dạng bài tính giá trị biểu thức là một vấn đề trăn trở đối với mỗi giáo viên Tiểu học. Do đó, trong quá trình giảng dạy tôi đã tìm tòi, nghiên cứu, đúc kết kinh nghiệm muốn chia sẽ cùng các bạn đồng nghiệp: “Một số biện pháp rèn cho học sinh lớp 3 kĩ năng Tính giá trị biểu thức”.
Mong rằng với kinh nghiệm dạy học của mình, tôi sẽ nhận được sự góp ý chân thành của các cấp quản lí và các bạn đồng nghiệp để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nước nhà.
- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Mục đích nghiên cứu là tìm ra những biện pháp rèn cho HS lớp 3 kĩ năng tính giá trị biểu thức góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong năm học ……….
- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Đối tượng nghiên cứu là kĩ năng tính giá trị biểu thức cho HS lớp 3B do tôi chủ nhiệm và HS khối 3 trường Tiểu học Xuân Phú trong năm học ………..
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Để thực hiện đề tài này tôi đã vận dụng những phương pháp để nghiên cứu
như sau:
+ Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
+ Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
+ Phương pháp thống kê sử lý số liệu.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Trong chương trình toán Tiểu học, học sinh từ lớp 1 đến lớp 3 được học các kiến thức liên quan đến biểu thức và được phát triển dần theo vòng số như sau:
+ Lớp 1: Học về các số đến 10, phép cộng, trừ các số trong phạm vi 10. Đọc, đếm, viết các số đến 10. Nhận biết quan hệ số lượng (nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau). Bảng cộng, trừ trọng phạm vi 10. Đọc, viết, đếm các số đến phạm vi 100. Phép cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100. Tính giá trị biểu thức số có đến hai dấu phép tính cộng, trừ (trường hợp đơn giản). Giải toán có lời văn…
+ Lớp 2: Học về phép cộng, trừ các số trong phạm vi 100; Các só đến 1000, phép cộng, trừ các số trong phạm vi 1000. Các bảng nhân, chia từ 2- 5. Tính giá trị biểu thức có đến 2 dấu phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia xong chưa đưa ra quy tắc tính. Tìm thành phần chưa biết. Giới thiệu các phần bằng nhau của đơn vị. Giải toán có lời văn…
+ Lớp 3: Củng cố bảng nhân, chia từ 2 đến 5. Bổ sung cộng, trừ các số có ba chữ số (có nhớ 1 lần). Lập bảng nhân, chia 6, 7, 8, 9. Nhân, chia ngoài bảng trong phạm vi 1000. Tìm thành phần chưa biết của phép tính. Tính chu vi một số hình. Đặc biệt, ở lớp 3. HS được làm quen với biểu thức số và giá trị biểu thức, giới thiệu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức số có đến hai dấu phép tính, có dấu ngoặc. Tiếp theo, HS được làm quen với vòng số lớn hơn: phép cộng, trừ có nhớ (không nhớ liên tiếp và không quá 2 lần trong phạm vi 10 000). Phép nhân, chia các số trong phạm vi 10 000. Tính diện tích một số hình. Phép chia hết, phép chia có dư. Nhận biết các số trong phạm vi 100 000, phép cộng, trừ có nhớ các số có 5 chữ số. Nhân, chia các số có 5 chữ số với (cho) các số có 1 chữ số. Tiếp tục tính giá trị của biểu thức có đến 2 dấu phép tính. Giới thiệu các phần bằng nhau của đơn vị và làm quen với chữ số La Mã, giải toán,…
Đối với dạng bài tính giá trị biểu thức ở lớp 3, ngoài 3 dạng cơ bản trong SGK đã cung cấp, tôi mở rộng và cung cấp thêm cho HS một số dạng bài về tính giá trị biểu thức có nhiều hơn 2 dấu phép tính nhưng vừa sức với HS, giúp các em vận dụng tốt các dạng bài đã học và nâng cao kĩ năng tính giá trị biểu thức. Cụ thể có các dạng như sau:
* Biểu thức yêu cầu tính thông thường, có nhiều hơn 2 phép tính vận dụng mô hình Grap
* Biểu thức dạng yêu cầu tính nhanh, tính thuận tiện, hợp lý:
+ Dạng biểu thức là một tổng các số hạng cách đều.
+ Dạng biểu thức có dấu cộng, trừ đan xen có quy luật.
+ Dạng biểu thức tính nhanh bằng việc nhóm thành các cặp số tròn trăm, tròn nghìn.
+ Dạng biểu thức (vận dụng tính chất, ý nghĩa phép nhân).
+ Dạng biểu thức là tích của các biểu thức trong ngoặc, mà một trong các biểu thức trong ngoặc có giá trị bằng 0, bằng 1.
Đa số HS làm sai hoặc lúng túng khi gặp các dạng bài chưa có quy tắc này.
- THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:
Thưc tế, tính giá trị biểu thức là mạch kiến thức quan trọng, vận dụng thường xuyên trong quá trình học tập môn Toán và trong đời sống như mua, bán,…
Tâm lý các em đều thích học môn Toán hơn các môn học khác. Tuy nhiên, lên đến lớp 3, với vòng số lớn hơn, yêu cầu tính biểu thức từ 2 đến 3 phép tính và các dạng bài tập đa dạng, HS hay làm sai thậm trí bỏ qua những bài khó không giống các dạng cơ bản SGK khi được giao trong đề ôn tập hoặc kiểm tra. Vậy, nguyên nhân vì đâu? Để tìm hiểu nguyên nhân tôi đã căn cứ vào thực tế việc dạy học trên lớp khi dạy xong 3 dạng bài tính giá trị biểu thức trong chương trình SGK Toán 3, đồng thời tiến hành khảo sát với số lượng HS của lớp 3B là 27em trong tháng 12 năm học ……….như sau:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 153
- 1
- [product_views]
- 8
- 182
- 2
- [product_views]
- 0
- 136
- 3
- [product_views]
- 3
- 111
- 4
- [product_views]
- 8
- 186
- 5
- [product_views]
- 5
- 156
- 6
- [product_views]
- 4
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 167
- 8
- [product_views]
- 4
- 199
- 9
- [product_views]
- 8
- 134
- 10
- [product_views]