SKKN Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng phân môn học Tập đọc ở lớp Ba
- Mã tài liệu: BM3063 Copy
Môn: | Tiếng việt |
Lớp: | 3 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 833 |
Lượt tải: | 11 |
Số trang: | 34 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Hiền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Võ Trường Toản |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 34 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Hiền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Võ Trường Toản |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng phân môn học Tập đọc ở lớp Ba” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1.Giáo viên cần nắm và nghiên cứu kỹ nội dung chương trình SGK Tiếng Việt Lớp 3 đặc biệt là phân môn Tập đọc.
2. Rèn luyện giọng đọc mẫu của giáo viên
3. Rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh
4. Hướng dẫn tốc độ đọc cho học sinh
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Tập là một phân môn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong chương trình giảng dạy môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học .Học tốt tập đọc không những giúp cho học sinh rèn luyện kỹ năng đọc –nghe – nói –viết mà còn tạo điều kiện cho học sinh học tốt các môn học khác trong bộ môn Tiếng Việt.Tập đọc là một phân môn không thể thiếu đối với học sinh tiểu học,nó là một công cụ,là chìa khóa, là phương tiện để học sinh tiếp nhận tri thức của loài người .Nó là môn mang tính chất tổng hợp vì ngoài nhiệm vụ dạy học phân môn Tập đọc còn có nhiệm vụ trau dồi kiến thức về Tiếng Việt cho học sinh (Về phát âm ,từ ngữ, câu văn),kiến thức ban đầu về văn học đời sống giáo dục thẩm mỹ. Phân môn tập đọc đặt ra một nhiệm vụ quan trọng.Trong các giờ tập đọc học sinh biết đọc diễn cảm bài văn ,bài thơ ,đã tạo cho các em hứng thú say mê và để lại một vốn văn học cho các em .Mặt khác nó còn có tác dụng mạnh mẽ trong giáo dục mỹ cảm,giúp các em hiểu được cái đúng ,cái đẹp ,cái tinh tế của nghệ thuật ngôn từ. Học đọc đồng thời các em học cách nói, cách viết một cách trong sáng, có nghệ thuật góp phần không nhỏ vào việc rèn luyện cách suy nghĩ diễn đạt . Đọc một cách có ý thức sẽ tác động tích cực tới trình độ ngôn ngữ cũng như tư duy của người đọc. Việc dạy đọc sẽ giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng cho các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lôgíc, cũng như tư duy trìu tượng.
Những điều trên khẳng định sự cần thiết của việc hình thành và phát triển một cách có hệ thống và có kế hoạch năng lực đọc cho học sinh. Là người giáo viên nếu chỉ bằng lòng với những kiến thức mình đã có được ở trong trường học và lượng kiến thức đã được tiếp thu chuyên đề thì đó sẽ là một điều đáng tiếc. Theo tôi, một mặt phải nắm chắc được yêu cầu của cả cấp học, lớp học. Mặt khác, phải tiếp tục tìm tòi phương pháp, hình thức tổ chức cụ thể cho từng tiết học của mỗi phân môn. Sau một tiết dạy, phải tự đúc rút được kinh nghiệm để rồi tìm ra những cái hay hơn và mạnh dạn tổ chức các hoạt động dạy- học theo quy trình hợp lý, linh hoạt có sáng tạo nhằm đổi mới phương pháp dạy- học đạt hiệu quả cao trong giảng dạy.
Quá trình dự giờ và công tác và rút kinh nghiệm qua các đợt thực hiện chuyên đề tôi thấy chất lượng đọc của học sinh còn yếu. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu đòi hỏi tri thức con người ngày càng cao. Trong đó, ngôn ngữ nói và viết là rất cần thiết cho mỗi người , mỗi thành công không phải tự nhiên có được, mà phải trải qua một quá trình rèn luyện kiên trì ngay từ đầu.Việc dạy tập đọc cho học sinh bên cạnh những thành công còn có nhiều hạn chế như : Học sinh chúng ta chưa đọc được như mong muốn , kết quả học đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kỹ năng đọc .Các em chưa nắm chắc được công cụ hữu hiệu để lĩnh hội tri thức ,tư tưởng tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản được đọc .Trong khi dạy nhiều giáo viên chưa thực sự phát huy hết khả năng của mình để làm thế nào để chữa lỗi phát âm cho học sinh,làm thế nào đề các em đọc nhanh hơn, hay hơn diễn cảm hơn, làm thế nào để các em hiểu văn bản được đọc, làm thế nào để phối hợp đọc thành tiếng và đọc hiểu . Xuất phát từ những thiếu sót và vướng măc trong quá trình giảng dạy tôi đã đi sâu nghiên cứu
“Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc ở lớp Ba”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Giúp cho các em ở bậc tiểu học nói chung, lớp Ba nói riêng, rèn được kỹ năng đọc và cảm thụ tốt bài văn, bài thơ, góp phần hình thành nhân cách con người một cách toàn diện
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Các kỹ năng đọc đối với yêu cầu cần đạt của học sinh lớp 3 theo chuẩn kiến thức- kỹ năng.
Nghiên cứu kỹ các giải pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3 ở trường Tiểu học Hưng Lộc 2, huyện Hậu Lộc.
1.4. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng kết hợp các phương pháp:
– Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
– Phương pháp phân tích tổng hợp
– Phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê.
– Phương pháp thực nghiệm.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận:
Hoạt động trong giờ Tập đọc đó là một hoạt động trí tuệ phức tạp mà cơ sở là việc tiếp nhận thông tin, dựa vào hoạt động của cơ quan thị giác. Đọc được xem là hoạt động có hai mặt quan hệ mật thiết với nhau, là cơ chế sử dụng mật mã gồm hai phương diện. Một là quá trình vận động của mắt, sử dụng bộ mã chữ âm để phát ra một cách trung thành những dòng văn tự ghi lại lời nói âm thanh. Thứ hai là sự vận dụng tư tưởng, tình cảm sử dụng bộ mã chữ – nghĩa (tức là mối quan hệ giữa các con chữ và lý tưởng). Khái niệm chứa đựng bên trong để nhớ và hiểu được nội dung những gì đã đọc được.Mục tiêu cuối cùng của phát triển kỹ năng đọc là đạt đến sự tổng hợp giữa những mặt riêng lẻ của quá trình đọc
Dạy tập đọc là dạy đọc đúng, từ đọc đúng sẽ đi đến đọc đúng, đọc hiểu, chính đọc hiểu là mục tiêu cuối cùng của dạy tập đọc.Phương pháp dạy tập đọc phải dựa trên những cơ sở của ngôn ngữ học. Nó liên quan mật thiết đến vấn đề ngôn ngữ học như vấn đề chính âm, chính tả, chữ viết, ngữ điệu (thuộc ngữ âm học) vấn đề dấu câu, các kiểu câu (thuộc ngữ pháp học), vấn đề nghĩa của câu, đoạn, bài. Việc hình thành kỹ năng đọc đúng, đọc diễn cảm và đọc hiểu phải dựa trên những tiêu chuẩn đánh giá một văn bản, tính chính xác, tính đúng đắn, tính thẩm mỹ, dựa trên những đặc điểm kiểu ngôn ngữ, của phong cách chức năng, các thể loại văn bản được dùng làm ngữ liệu ởTiểu học.Hướng đẫn học sinh đọc diễn cảm phải dựa trên những hiểu biết văn học, tính hình tượng, tính tổ chức cao và tính hà súc đa nghĩa của nó.Với học sinh lớp Ba, đặc điểm tâm lý ở lứa tuổi này đã bắt đầu chuyển giai đoạn từ nhận thức cảm tính sang màu sắc lý tính nhiều hơn. Vì vậy trong mục tiêu, yêu cầu của dạy tập đọc cũng được nâng cao lên, đó là học sinh ngoài đọc đúng, đọc hay, các em còn phải rèn kĩ năng đọc thầm, đọc hiểu đọc cảm thụ tốt nội dung văn bản. Ở giai đoạn này ngôn ngữ của các em rất phát triển, cùng vốn ngôn ngữ thì tư duy của các em cũng rất phong phú, đa dạng, có tính sáng tạo, tưởng tượng cao. Chính vì vậy rèn cho các em kĩ năng đọc, đặc biệt là kĩ năng cảm thụ văn bản tốt để các em có thể đọc diễn cảm văn bản, để phát huy tối đa hiệu quả một giờ dạy tập đọc đó chính là mục tiêu của mỗi chúng ta. đó là công cụ của học sinh tiếp cận thế giới, tiếp cận với tri thức nhân loại.
Tất cả những vấn đề trên là cơ sở vững chắc và có ý nghĩa to lớn đối với học sinh Tiểu học. Nắm vững được điều này giáo viên sẽ tạo điều kiện để học sinh tiếp thu kiến thức một cách thoải mái, chủ động và nắm chắc các kĩ năng dạy phân môn Tập đọc, từ đó phát huy tính tích cực của các em, nâng cao hiệu quả giờ học. Hơn nữa, tuổi của các em ở Tiểu học là tuổi chơi mà học, học mà chơi. Các cơ quan trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện nên mức độ tập trung chú ý lâu chưa bền vững, ngồi lâu trong một tiết học nếu không thay đổi hình thức tổ chức dạy học chắc các em sẽ không thấy thoải mái. Bởi vậy, cần có những biện pháp tổ chức hoạt động dạy và học linh hoạt để các em có cơ hội vừa học, vừa vận động cơ thể. Thông qua trò chơi để học và trong một giờ học, mỗi em được gọi ít nhất hai lần đứng dậy phát biểu ý kiến để có cơ hội thay đổi tư thế. Học phân môn Tập đọc, việc đọc đúng,đọc hiểu và cảm thụ là hai khâu có quan hệ mật thiết với nhau, gắn bó hỗ trợ đắc lực cho nhau. Cảm thụ tốt giúp cho việc đọc diễn cảm được tốt. Ngược lại việc đọc diễn cảm giúp cho cảm thụ bài văn về những cái hay,cái tinh tế ,những tình cảm tốt đẹp về văn bản mình đã đọc
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 153
- 1
- [product_views]
- 8
- 182
- 2
- [product_views]
- 0
- 136
- 3
- [product_views]
- 3
- 111
- 4
- [product_views]
- 8
- 186
- 5
- [product_views]
- 5
- 156
- 6
- [product_views]
- 4
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 167
- 8
- [product_views]
- 4
- 199
- 9
- [product_views]
- 8
- 134
- 10
- [product_views]