SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng nghe và tập Kể chuyện cho học sinh lớp 1 nhằm nâng cao chất lượng dạy học
- Mã tài liệu: BM1036 Copy
Môn: | Tiếng việt |
Lớp: | 1 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 958 |
Lượt tải: | 12 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Phạm Thị Thu Hà |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Kim Đồng |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Phạm Thị Thu Hà |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Kim Đồng |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng nghe và tập Kể chuyện cho học sinh lớp 1 nhằm nâng cao chất lượng dạy học” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Biện pháp 1. Tìm hiểu đặc điểm của học sinh
Biện pháp 2. Cơ sở lý thuyết cần chuẩn bị cho tiết kể chuyện
Biện pháp 3. Rèn kỹ năng nghe và tập kể lại chuyện cho học sinh lớp 1 trong giờ kể chuyện.
Biện pháp 4: Tự rèn luyện để nâng cao nghệ thuật kể chuyện của Giáo viên.
Biện pháp 5. Tạo môi trường học tập thân thiện, tích cực.
Biện pháp 6. Phối hợp với phụ huynh học sinh:
Biện pháp 7. Đánh giá, nêu gương và khen thưởng.
Mô tả sản phẩm
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Tiếng Việt trong trườngTiểu học là môn học rất quan trọng, được coi là công cụ để học tốt các môn học khác. Tiếng Việt gồm nhiều phân môn, trong đó có phân môn kể chuyện, đặc biệt là phân môn kể chuyện lớp 1 có vị trí hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách của học sinh. Kể chuyện ngoài mục đích giải trí, kích thích hứng thú học tập, bồi dưỡng tâm hồn những cảm xúc và thẩm mĩ lành mạnh cho học sinh mà còn đem lại niềm vui, sự yêu đời, hồn nhiên, trau dồi vốn Tiếng Việt giúp các em phát triển tư duy và ngôn ngữ, mở rộng vốn từ ngữ Tiếng Việt. Từ đó các em thêm yêu tiếng Việt hơn, biết giữ gìn Tiếng Việt ngày càng trong sáng hơn.
Với Kể chuyện, nói đến vị trí và vai trò của nó trước hết ta phải nói nó là một món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống, đặc biệt là với trẻ em. Các em rất thích nghe kể chuyện, từ lúc 3 – 4 tuổi các em đã được nghe kể những mẫu chuyện qua lời kể của bà, của mẹ, của cô giáo. Niềm say mê ngày càng lớn dần cùng độ tuổi của các em. Khi đã biết đọc, biết viết, các em vẫn thích nghe cô kể chuyện. Mỗi câu chuyện là một tình huống hấp dẫn, đều có sức thu hút mạnh mẽ sự chú ý của các em. Do đó, môn Kể chuyện có trong chương trình Tiểu học nói chung, trong chương trình lớp 1 nói riêng trước tiên là để thoả mãn nhu cầu nghe kể chuyện và bước đầu tập kể chuyện của các em. Bên cạnh đó, kể chuyện còn là phương tiện giáo dục rất cơ bản, quan trọng và có hiệu quả. Qua mỗi bài kể chuyện đều là sự tích hợp kiến thức của các phân môn trong Tiếng Việt và vốn hiểu biết đó đều được vận dụng một cách hợp lý, sáng tạo, đặc biệt rèn kỹ năng nghe – nói rất nhiều. Kể chuyện giúp các em diễn đạt vấn đề một cách trôi chảy, lưu loát, biết biến câu chuyện mà mình được nghe thành văn bản của mình để kể lại. Hơn thế nữa còn giáo dục các em biết phân biệt rõ ràng giữa yêu và ghét, thích hay không thích, biết sống có lý tưởng và vươn tới cái đẹp, hành động vì cái đẹp.
Nhiệm vụ của môn Kể chuyện ở trường Tiểu học là: Bồi dưỡng tâm hồn trẻ, góp phần hình thành cảm xúc và thẩm mỹ lành mạnh, làm giàu thêm vốn sống và vốn hiểu biết của trẻ, phát triển tư duy và nâng cao trình độ Tiếng Việt cho các em.
Mặt khác, môn kể chuyện còn có nhiệm vụ hình thành và rèn luyện cho học sinh những kĩ năng cơ bản nghe và nói.
Nghe trong hội thoại. Nghe kết hợp đọc và hình thành đoạn của câu chuyện.
Nói trong giao tiếp. Biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi,… Đây là nền tảng rèn kỹ năng nghe, kỹ năng kể, kỹ năng giao tiếp cho học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện.
Vậy với mục tiêu giáo dục, vị trí, vai trò và nhiệm vụ của môn kể chuyện như vậy. Làm thế nào để nâng cao chất lượng giờ dạy? Đặc biệt là làm thế nào để học sinh được nghe (để nắm bắt văn bản) và tập kể lại (một cách hấp dẫn câu chuyện thật hồn nhiên). Liệu có một giải pháp hữu hiệu nào để các giờ kể chuyện luôn hấp dẫn và gây hứng thú lôi cuốn các em không? Đó là điều mà tôi và đồng nghiệp rất trăn trở trong nhiều năm qua. Ngoài ra còn tạo tiền đề cho các em lớp 1 bước vào lớp 2 học tiếp chương trình trường học mới VNEN đạt kết quả tốt. Chính vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kỹ năng nghe và tập Kể chuyện cho học sinh lớp 1 nhằm nâng cao chất lượng dạy học”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Tìm hiểu những khó khăn của giáo viên khi dạy học sinh tập kể chuyện và tình hình thực tế của học sinh lớp 1D khi học kể chuyện, từ đó chỉ ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh còn rụt rè, nhút nhát, không tự tin, nói ngập ngừng, … trong luyện nói, cũng như kể chuyện.
Tìm ra những phương pháp khả thi để học sinh có được kỹ năng nghe chuyện, ghi nhớ nội dung chuyện và kể lại được nội dung câu chuyện.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
– Học sinh Trường Tiểu học ……………….
– Học sinh lớp 1D Trường Tiểu học…. … năm học ……….
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp điều tra.
– Phương pháp trắc nghiệm.
– Phương pháp đàm thoại, trao đổi.
– Phương pháp thực hiện.
– Phương pháp phối kết hợp với phụ huynh học sinh.
– Phương pháp thi đua khen thưởng.
5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
– Nghiên cứu về “Một số biện pháp rèn kỹ năng nghe và tập kể chuyện cho học sinh lớp 1 nhằm nâng cao chất lượng dạy và học”.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận.
Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ về mọi mặt. Việc rèn cho học sinh kỹ năng nghe, nói, biết kể lại nội dung một câu chuyện hay một nội dung văn bản nào đấy để các em có kỹ năng trong giao tiếp là một vấn đề đang được mọi nhà, mọi người quan tâm. Việc rèn kỹ năng nghe, nói và tập kể chuyện cho học sinh Tiểu học nói chung, học sinh lớp 1 nói riêng đã được rất nhiều thế hệ thầy cô giáo quan tâm, trăn trở, góp nhiều công sức cải tiến vấn đề này.
Dạy cho học sinh kỹ năng nghe và tập kể lại chuyện là giúp cho học sinh tính mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. Ngoài ra còn giúp các em mở rộng vốn từ ngữ với những chuẩn mực về nhân cách con người như lòng trung thực, tính thật thà, dũng cảm, khiêm tốn, biết bảo vệ lẽ phải, những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, cái đẹp của thiên nhiên và con người Việt Nam. Tất cả được xây dựng và lưu truyền qua các câu chuyện dành cho từng lứa tuổi học sinh, đặc biệt là lứa tuổi học sinh lớp Một nói riêng và cấp tiểu học nói chung.
2.2. Thực trạng
1.Thuận lợi:
Trường chúng tôi nằm ngay giữa trung tâm Thị trấn, số lượng giáo viên đủ, trình độ đạt chuẩn trở lên. Mỗi giáo viên đều có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc được giao. Trường có bề dày thành tích trong tất cả các hoạt động giáo dục. Hằng năm trường chúng tôi rất vinh dự được đón nhiều đoàn khách trong Tỉnh, trong Huyện, các tổ chức nước ngoài về thăm trường xứng đáng là địa chỉ đỏ khối Tiểu học trong Huyện nhà.
Về lãnh đạo địa phương: Trường chúng tôi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cấp lãnh đạo địa phương. Ngôi trường có 3 dãy nhà tầng khang trang sạch đẹp, an toàn, lành mạnh cho học sinh học tập. Có đầy đủ các phòng chức năng cho Giáo viên và học sinh học tập và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Về học sinh: Qua tìm hiểu tôi được biết, các em rất thích học môn kể chuyện. Hình như hàng tuần, hàng giờ lúc nào các em cũng mong ngóng làm sao cho nhanh đến giờ kể chuyện, mặc dù chưa biết đó là câu chuyện gì. Đặc biệt là trong giờ kể chuyện, các em thích nghe cô kể hơn là cô đọc văn bản truyện vì cô kể sẽ hấp dẫn hơn. Thích nghe và kể cho người khác nghe. Nếu được gọi kể thì các em chỉ kể theo gợi ý của truyện sau mỗi tranh, chưa liên kết được các bức tranh (để có một đoạn truyện hoặc cả truyện) lý do là các em chưa nắm được nội dung truyện khi nghe kể và kỹ năng nói còn kém, mặc dù sau mỗi bài Tập đọc các em được rèn kỹ năng nói. Song vẫn có một số ít học sinh biết kể lại cả chuyện một cách trôi chảy và hấp dẫn, biết nhập vai nhân vật trong chuyện để kể lại. Qua đó ta thấy rằng, cái hay của chương trình thay sách là nó bổ trợ một phần lớn cho phân môn kể chuyện. Nhưng thực ra giúp các em nắm văn bản và mạnh dạn diễn đạt lại nội dung văn bản. Nếu như có sự đầu tư hơn về việc rèn kỹ năng kể chuyện của giáo viên và tập luyện cho học sinh, chắc chắn rằng các em sẽ có kỹ năng nghe – kể tốt hơn.
Về Phụ huynh học sinh: Phụ huynh quan tâm đặc biệt đến việc học hành của con em, chăm sóc sức khỏe cho HS tốt các em tham gia học tập chuyên cần.
2. Khó khăn:
Do đặc điểm tâm sinh lí của các em mới rời trường Mầm non và bước chân vào lớp 1. Tất cả mọi nề nếp, giờ giấc học tập đều xa lạ chưa đi vào nề nếp, kỉ luật nhất định. Các em khá rụt rè chưa quen với cách học cũng như chưa mạnh dạn bày tỏ ý kiến, khi phát biểu các em nói không rõ ràng, nói trống không. Nhiều em nói chuyện theo thói quen và sở thích, nói tự do, rất dễ nhớ nhưng lại mau quên nên việc ghi nhớ nội dung bài học còn máy móc, ngay cả khả năng lắng nghe của các em cũng hạn chế nhiều.
Mặt khác, vốn từ ngữ Tiếng Việt của các em còn hạn chế, trình độ nhận thức không đồng đều nên các em chưa phân biệt được sự khác nhau trong cách phát âm mà chỉ tiếp nhận một cách chung chung, khả năng chú ý của các em không ổn định. Kinh nghiệm sống của trẻ còn nghèo nàn, dẫn đến tình trạng trẻ dùng từ không chính xác, câu lủng củng, phát âm do ảnh hưởng ngôn ngữ của người lớn xung quanh, nói tiếng địa phương, nói ngọng.
Như chúng ta đã biết, hiện nay cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển mạnh mẽ như vũ bảo, mạng lưới Internet phủ sóng khắp mọi miền đất nước nên các em cần gì thì ngay lập tức sẽ được đáp ứng ngay nhu cầu của các em. Ngoài giờ học trên lớp, về nhà bố mẹ cho con sử dụng điện thoại chơi trò chơi để con không nghịch cho bố mẹ làm việc. Ví dụ, khi các em cần một tìm một trò chơi gì đấy các em chỉ cần gõ Google là được đáp ứng ngay mà không cần dùng lời nói để yêu cầu hoặc xin phép, đây cũng là một trong những nguyên nhân của việc chậm phát triển ngôn ngữ cho các em.
Bên cạnh đó, bản thân đã dạy lớp 1 lâu năm, riêng phần kể chuyện thì bộ tranh kể chưa có, chúng rôi chỉ dùng tranh pôtô cho nên tính khoa học và thẫm mĩ chưa cao, hoặc dùng tranh trong sách giáo khoa vì tranh nhỏ chỉ học theo nhóm không treo lên bảng được. Nếu treo tranh lên bảng thì tranh bé, học sinh khó khăn trong việc quan sát tranh, khai thác nội dung tranh, hạn chế sự hứng thú kể chuyện của các em. Ngoài ra, mỗi lần dạy kể truyện mà đi poto còn làm mất thời gian, gây tốn kém.
* NGUYÊN NH N CỦA THỰC TRẠNG:
Đi sâu tìm hiểu thực tế qua các tiết dạy kể chuyện tôi thấy nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của học sinh lớp Một do các nguyên nhân chủ yếu sau đây.
a. Về học sinh:
Ở trường Mầm non hoạt động vui chơi là chủ yếu, khi bước vào lớp 1 thì hoạt động học tập là chủ yếu. Ngay từ đầu năm học các em gặp rất nhiều khó khăn, bỡ ngỡ trong cách học vì các em chưa đọc, viết thuộc bảng chữ cái, chữ ghép.
Vốn tiếng mẹ đẻ còn ít.
Các em nói tự do, nói bâng quơ, nói ngọng.
Do tâm lý lứa tuổi học sinh lớp Một, các em chóng nhớ nhưng lại mau quên, nhanh chán, luyện tập theo đúng yêu cầu của giáo viên còn gặp nhiều hạn chế.
b. Về giáo viên:
– Trong quá trình dạy trực tiếp trên lớp với tinh thần trách nhiệm cao, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh tận tình nhưng kết quả thu được vẫn không hài lòng.
c. Về phụ huynh:
Một số ít phụ huynh chưa thực sự chú tâm đến phân môn kể chuyện, chỉ coi trong đọc, viết, làm toán, Tiếng Anh, …. Phụ huynh nghĩ cứ học giỏi các môn đó thì đã đạt tốt rồi.
Một số gia đình do phải mưu sinh với cuộc sống để con ở với ông bà đi làm ăn xa nên sự giúp đỡ, chia sẻ việc học ở nhà với con còn gặp nhiều khó khăn, tất cả phó mặc cho Thầy cô giáo.
TIẾN HÀNH KHẢO SÁT
Tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng của học sinh từ đó lấy căn cứ để làm cơ sở kiểm chứng sau này. Ngay từ đầu năm học tôi cho học sinh lớp 1D lần lượt lên kể trước lớp theo câu hỏi gợi ý của cô như sau:
? Em tên là gì?
? Năm nay em mấy tuổi?
? Nhà em ở đâu?
? Bố mẹ em làm nghề gì?
? Em thích ăn nhất là món gì?
? Em có thích đi học không? Vì sao?
Sau khi kiểm tra tôi thu được kết quả sau:
Tổng HS
Tốt
(Kể chuyện hay, hấp dẫn – mức bình thường)
Đạt yêu cầu
(Biết kể đúng nội dung truyện)
Chưa đạt yêu cầu
(Chưa biết kể)
35 em
8 em ≈ 22,9%
11 em ≈ 31,4 %
16 em ≈ 45,7 %
Chính vì những lẽ đó mà tôi đã dành khá nhiều thời gian, tâm sức nghiên cứu về vấn đề này. Hôm nay tôi mạnh dạn trình bày đề tài “Một số biện pháp rèn kỹ năng nghe và tập kể chuyện cho học sinh lớp Một nhằm nâng cao chất lượng dạy học” đúc kết kinh nghiệm từ quá trình dạy học của bản thân tôi trong các năm học vừa qua, đặc biệt là năm học ………. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành của cấp trên cùng quý bạn đồng nghiệp để tôi ngày càng có thêm nhiều kinh nghiệm qúy báu trong công tác dạy học, giúp tôi hoàn thành tốt hơn và cũng là hoàn thiện bản thân mình hơn.
2.3. Các biện pháp tổ chức thực hiện.
Biện pháp 1. Tìm hiểu đặc điểm của học sinh:
a. Đặc điểm phát âm:
Để các em đã phát âm tốt hơn, rõ hơn, ít ê a, ậm ừ, nói ngọng, nói tiếng địa phương thì trong quá trình dạy học phần học vần giáo viên phải dạy tốt cách phát âm cho học sinh. Ví dụ, khi dạy bài 42: ưu- ươu, giáo viên phải giúp học sinh phân biệt rõ những âm thanh khó, những từ có 2-3 âm tiết như: lựu, hươu, mướp,…
Để các em đọc đúng với những tiếng từ có âm tiết tương tự khi phát âm như: lựu – lịu, hươu – hiu, iên – in, uôn – un, …..
b. Đặc điểm về vốn từ:
Vốn từ của các em tăng nhanh. Danh từ và động từ vẫn chiếm ưu thế, tính từ và các loại từ khác các em đã sử dụng nhiều hơn.
Các em đã sử dụng chính xác các từ chỉ tính chất không gian như: Cao thấp, dài ngắn, rộng hẹp, các từ chỉ tốc độ như: nhanh – chậm, các từ chỉ màu sắc: đỏ, vàng, trắng, đen. Ngoài ra các từ có khái niệm tương đối như: hôm qua, hôm nay, ngày mai, thì các em dùng chưa chính xác.
c. Đặc điểm ngữ pháp:
Câu dùng đã chính xác và dài hơn. Ví dụ: Câu phức đẳng lập: “Tích chu đi chơi, tích chu không lấy nước cho bà”. Câu ghép chính phụ: “Cháu thích chơi lắp ráp ở nhà thôi”, hoặc là “ Cháu xây được nhà đẹp thì bạn Huyền lại gỡ ra rồi”……..
Học sinh ít sử dụng câu cụt hơn, tuy nhiên trong một số trường hợp dùng từ trong câu vẫn chưa thật chính xác:Ví dụ: Mẹ ơi, con muốn cái dép kia ( Phụ huynh cháu Nguyễn Mai Đồng Tâm kể lại) phụ huynh đã sửa cho con nói là: “ Mẹ ơi, con muốn có đôi dép kia”.
Các em có khả năng kể lại chuyện và kể chuyện có trình tự lô gic. Thế nhưng qua tìm hiểu quá trình phát triển ngôn ngữ, tôi so sánh lớp tôi với lớp khác thì đa phần các em vẫn chưa có khả năng kể chuyện mạch lạc có trình tự lô gic.
Biện pháp 2. Cơ sở lý thuyết cần chuẩn bị cho tiết kể chuyện
Rèn kỹ năng nghe truyện (để rèn kỹ năng nghe và hiểu – trọng tâm là việc dạy của giáo viên). Nên giáo viên cần chuẩn bị tốt những việc sau:
a. Chuẩn bị cho tiết dạy:
Giáo viên cần nghiên cứu và nắm vững nội dung truyện (đọc kỹ văn bản cho thật hiểu và nhớ truyện).
Phải có tranh minh hoạ cho truyện (tranh sách giáo khoa – có thể phóng to).
Lựa chọn địa điểm dạy (ngoài trời hay trên lớp, tuỳ theo nội dung truyện).
Dặn học sinh xem tranh và đọc câu hỏi dưới tranh phỏng đoán nội dung truyện (xem ở bài).
Coi trọng phần luyện ở phân môn Tập đọc (đặc biệt là các tiết Tập đọc trong Tập đọc trong tuần).
b. Giáo viên kể chuyện:
Nên kể chuyện (không nên đọc lại văn bản) để tăng sức hấp dẫn khi nghe truyện. Kể lần 1, kể lần 2, 3 (vừa kể vừa kết hợp chỉ tranh).
Cần phải sử dụng giọng kể chuyện linh hoạt tuỳ theo nội dung câu chuyện, lời nói nhân vật.
Phải có kỹ năng kể chuyện:
+ Giọng kể: Vui hay buồn, hào hùng hay êm ả…., có giọng kể cho cả bài, có giọng kể cho từng đoạn.
+ Nhịp điệu: Nhanh hay chậm, dồn dập, gấp gáp hay hiền hoà khoan khoái.
+ Ngắt giọng tâm lý: Ngắt giọng với chú ý gây ấn tượng.
Khi kể giáo viên phải coi trọng các thủ pháp mở đầu câu chuyện, thêm tình tiết cho văn bản truyện, mở đầu hay sẽ tạo sự hứng thú, sự chờ mong và kích thích trí tò mò của các em.
Thông qua các môn học khác: Học tốt môn Tập đọc cũng là bước đầu vững chắc cho môn kể chuyện. Đặc biệt là phần luyện nói học sinh mạnh dạn nói đủ câu….
c. Hướng dẫn học sinh tập kể chuyện
Thực hành tốt phần luyện nói ở phân môn Học vần, từ bài 1 đến bài 103. Phần luyện tập tổng hợp từ tuần 25 đền tuần 35. Phần Tập đọc (100% học sinh phải được luyện nói theo chủ đề, chủ điểm của từng bài học).
Nói trong giao tiếp với bạn bè, thầy cô giáo tạo cho học sinh nói đủ ý để người khác hiểu.
Mạnh dạn, tự nhiên khi nói trước đông người.
Xem tranh phỏng đoán nội dung câu truyện trước khi nghe kể.
Lắng nghe lời cô kể, nắm chắc cốt truyện.
Giáo viên phải tạo mọi điều kiện cho học sinh ở trình độ khác nhau đều được kể chuyện, về nhà có thể kể lại cho người khác nghe.
Hướng dẫn học sinh cùng tham gia: Ở lớp 1, học sinh chưa thể tự tổ chức hoạt động theo nhóm nên giáo viên cần theo dõi chỉ đạo, học sinh tham gia kể chuyện qua trò chơi, đóng tiểu phẩm, dựng hoạt cảnh, kể chuyện tiếp sức.
Ví dụ: “Kể chuyện tiếp sức” theo đoạn, kể chuyện phân vai, dựng hoạt cảnh.
Ở mỗi tiết học cần thay đổi hình thức để tạo sự hấp dẫn.
Hướng dẫn học sinh tập kể từng đoạn truyện (truyện ngắn).
Khi tập kể chuyện, quan trọng nhất là phải dạy học sinh cốt truyện (không bỏ qua tình tiết, chi tiết cơ bản).
Vì vậy, ta phải bám sát tranh minh hoạ và những câu hỏi gợi ý, có thể giáo viên ghi vắn tắt cốt truyện với tình tiết cơ bản nhất vì lúc này học sinh đã biết đọc.
Khuyến khích để học sinh thích kể chuyện, kể tự nhiên, trong sáng.
Nắm từng nhân vật để nhập vai nhân vật về giọng kể, cử chỉ, điệu bộ (giọng kể một cách hồn nhiên, sáng tạo, không máy móc, dập khuôn từng chữ đã nghe).
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 102
- 1
- [product_views]
- 5
- 172
- 2
- [product_views]
- 2
- 184
- 3
- [product_views]
- 8
- 129
- 4
- [product_views]
- 0
- 151
- 5
- [product_views]
- 7
- 100
- 6
- [product_views]
- 6
- 160
- 7
- [product_views]
- 7
- 151
- 8
- [product_views]
300.000 ₫
- 4
- 178
- 9
- [product_views]
300.000 ₫
- 5
- 193
- 10
- [product_views]